“Lúc còn yêu thì còn được bạn trai nó chiều, còn đã cưới rồi thì mình phải biết giữ chồng”.
Gần như phụ nữ Việt Nam nào cũng học được “lời khuyên” đó không ở nơi này thì nơi khác, không lúc này thì lúc khác
trong cuộc đời của họ. Những quan điểm đó cứ lưu truyền mãi thế hệ này qua thế hệ khác, đã đem lại những gì cho các
chị?
“Bí kíp giữ chồng”Nếu google bằng tiếng Việt cụm từ “bí kíp giữ chồng”, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm ngàn bài hướng dẫn với đầy đủ
các lý do thuyết phục, các “bí kíp” độc đáo; những thông tin này thu hút người đọc tốt đến nỗi, các tờ báo có tính chuyên
đề cao như Đời sống & Pháp luật, Báo Đất việt, An ninh Thủ đô… cũng có bài viết về chủ đề này.
Ngoài những “bí kíp” tâm lý, khuyên can sự chịu đựng… đáng kể nhất là các quảng cáo, hướng dẫn phụ nữ sử dụng cao
trăn như một biện pháp kìm hãm nhu cầu tình dục của chồng, nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình và các “phóng sự” dè dặt
khuyên can phụ nữ cân nhắc các hậu quả khi sử dụng biện pháp này, v.v..
“Tại vì bây giờ nếu mình không cho nó dùng cái đấy (cao trăn), thì nó sẽ có con riêng là chắc chắn rồi. Thì mọi chuyện nó
sẽ đi xa hơn và sẽ phức tạp hơn. Nếu nó có con riêng rồi mà mình không chấp nhận được thì thôi, em dắc con đi ra khỏi
nhà anh. Con mình mai sau như thế nào? Một cuộc sống đã không có bố rồi lại còn không có gì. Còn đâu cái con trời ơi
đất hỡi ở đâu ý nó lại về, bao nhiêu công mình gây dựng mới được như thế này, tự nhiên nó từ đâu nó về nó lại hưởng hết
à. Như thế rất là không công bằng!”
Thu Thủy (Hải Phòng), một 9x xinh đẹp, lấy chồng khi còn đang học đại học và vừa mới lấy bằng tốt nghiệp chưa được 1
năm chia sẻ về kế hoạch “giữ chồng” bằng phương thuốc bí truyền “không màu, không mùi, không vị, tan được trong
rượu, café, nước uống…” vừa mới được các chị em trong hội “độc thân vui vẻ” chia sẻ. Chồng của Thủy là cán bộ giám
sát công trình, mới nhận được vị trí công tác ở một công trường quốc doanh lớn chưa tới nửa năm nhưng đã có bồ và
thường xuyên “tiếp khách” tại các quán Karaoke đèn mờ nổi tiếng trong thành phố khiến cô lo lắng không yên về tương lai
của 2 mẹ con. Cô cũng có kế hoạch tiết kiệm tài chính “chỉ có thể là phụ nữ Việt Nam” để đối phó với ông chồng lắm
chiêu, “khôn nhà – dại chợ”.
“Mỗi tháng đưa cho vợ hơn chục triệu thôi. Thế mà tuần nào về cũng xin vợ 1 triệu “cho anh tiền anh tiêu chứ anh không có
tiền tiêu”. Mà trong khi đó ví cả cộp tiền 500.000. Xong rồi tuần nào em cũng rút mấy tờ mà nó không biết.”
Ánh mắt sắt đá đầy quyết tâm quả thật không phù hợp với khuôn mặt non tơ mới ngoài 20 tuổi của Thủy. Tuy nhiên, những
con số “thống kê” tới 99% nam giới ngoại tình hàng ngày xuất hiện trên khắp các mặt báo cũng như các “tấm gương” xung
quanh đã khiến cô bất chấp cả những thiệt thòi của chính mình để lựa chọn giải pháp cực đoạn này:
“Nói chung là em cũng suy nghĩ nhiều và cũng cân nhắc kỹ rồi. Trên mạng mọi người cũng nói là phải can nhắc kỹ. Rất
nhiều người đều buộc phải làm như thế để giữ chồng cho mình và giữ bố cho con. Em sẽ nhớ về những cái gì mà ông ấy
mang lại cho mình, nhiều thứ ví dụ như là tình cảm. Như những lúc em ốm đau, đưa em đi bệnh viện, chờ khám xét, đi
mua các thứ…”
Cuộc sống địa ngục trần gianNgược lại với Thủy, chồng của Diệu mắc bệnh thị dâm và cuồng ghen. Anh ta giữ cô vợ xinh đẹp trong nhà như nuôi nhốt
một con chim quý, không cho ra ngoài, không cho liên lạc với bạn bè, tuyệt đối không cho phép cô quen biết bất kỳ một
người đàn ông nào. Ngược lại, anh không bao giờ động vào vợ mà chỉ thích thị dâm bằng cách chat sex với các cô gái
khác trước mặt cô như một sự hành hạ đầy độc ác:
“Nhiều lúc có cảm giác, lúc đang đi ở ngoài đường. Chỉ cần dừng xe lại hỏi đường một ông xe ôm nào thôi là nó có thể từ
sau xông đến giết hết cả 2 người. Tán mấy con kia nó cũng chẳng làm được gì nhưng ngày nào cũng làm như vậy. Ngày
nào nó cũng phải mở ra xem rồi chat chit với mấy con kia.”
Hình ảnh minh họa. Courtesy photo.
“Bỏ thì chẳng biết thế nào. Công việc ngày xưa mình làm thì nó bắt nghỉ rồi, còn ở đây nó đặt vào thì nó đã dọa là nếu có
cái gì thì nó làm cho xấu hổ, cũng phải nghỉ. Tiền thì nó không đưa ví dụ nó trích ra hàng tháng cố định thì đưa cho vợ.
Nhưng đây nó cứ thích vợ phải xin xỏ để còn bố thí, ban phát.
Mình nói cái gì thì mẹ nó lại bảo mình là vợ, mình phải lựa. Việc nó có con này con kia hay là nó phải tự sướng… đều là do
lỗi tại mình hết.”
Cuộc sống gia đình như địa ngục trần gian. Suốt 9 năm làm vợ, chị chưa một lần được biết đến khái niệm “hạnh phúc”. Số
điện thoại của chồng, chị lưu trong danh bạ là “cai ngục”. Và “Cai ngục” đó đã gọi liên tục hơn 100 cuộc điện thoại trong
quãng thời gian ngắn ngủi chị trốn khỏi văn phòng để gặp Hạ Vũ. Mặc dù vậy, chị vẫn lên kế hoạch sinh thêm con trai như
tìm kiếm một cứu cánh cuối cùng để gìn giữ gia đình như gìn giữ thành quả duy nhất của cuộc đời chị. Không biết, những
đứa con lớn lên trong hoàn cảnh gia đình đó sẽ như thế nào? Không biết những năm tháng tiếp theo trong cuộc đời chị sẽ
như thế nào?
Ngược lại với Thủy và Diệu, An đang có một gia đình tương đối hạnh phúc với 2 cô con gái xinh xắn, ông chồng chăm chỉ
làm việc, không đàng đúm bạn bè. Mặc dù vậy, cô đang có kế hoạch sinh con thứ 3 nhằm chắc chắn giữ vị trí dâu trưởng
và quyền thừa kế tài sản từ một gia đình lớn:
“Bây giờ thì cũng không muốn đẻ. Nhưng biết đâu tới lúc già lại muốn đẻ mà mình không đẻ được. Không đẻ được thì nó
lại đi. Đầy người như thế. Vấn đề là gia đình nhà nó không quý cháu gái cho nên nhiều lúc mình cũng tủi thân. Họ còn bảo
nếu chia của, thà cho con gái còn hơn cho cháu gái. Năm ngoái, cưới con út, con mình mới 6 tháng mà một mình mình thả
con để lo hết công việc. Mà chẳng ai hỏi gọi để cho con bú hay gì. Ức, tủi thân lắm. Tủi thân mà đẻ (con trai), tất nhiên biết
là đẻ thì vất vả.”
Minh (Hà Nội) lại có cuộc sống rất khó gọi tên. Cô với chồng từ lâu đã không còn quan hệ vợ chồng trên thực tế. Mỗi người
đều đã có “bồ” và mặc dù sống trong cùng một nhà, đã lâu họ chẳng gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Mặc dù vậy, họ vẫn phải
sống trong cùng một nhà vì những lý do khó diễn tả:
“Có rất nhiều lý do mà chúng tôi chưa ly hôn theo đúng pháp luật, trong đó có lý do là trước đây chúng tôi có cùng tham gia
trong một hoạt động kinh doanh và để thực hiện hoạt động kinh doanh đó, chúng tôi đã phải vay một khoản nợ. Và tôi
không muốn ra đi và để cái khoản nợ đấy lại cho chồng mình. Và lý do thứ 2 là điều đó cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối
với cuộc sống của con cái tôi sau này, tôi không muốn là nó có các tác động xấu với con khi mình ra đi.”
Sợ con cái giận, sợ bố mẹ shock, sợ thiên hạ dị nghị, sợ mình không nuôi nổi con, sợ những công sức mà mình đã bỏ ra
không được đền đáp, sợ bị thiệt thòi, v.v.. là những nỗi sợ vô căn cứ, ngày một lớn lên mỗi khi các chị có ý định bứt phá
khỏi mối ràng buộc trong gia đình, buộc họ phải duy trì “mái ấm” trong trạng thái căng thẳng, đau đớn, mệt mỏi.
Trong khi đó, tất cả các phương tiện truyền thông chính thống vẫn hàng ngày có những tác phẩm ca ngợi “gia đình là nền
tảng của xã hội”, “gia đình là hạt nhân của xã hội”… và thúc đẩy khái niệm “gia đình truyền thống”, mặc dù chính họ lại cũng
đưa ra những bài quảng cáo “bí kíp giữ chồng” chỉ có ở Việt Nam như đã trình bày ở phần đầu.
Đâu là lối thoát cho vấn đề “nữ quyền” ở đất nước chúng ta?
Theo RFA
Sửa bởi người viết 27/09/2015 lúc 09:20:58(UTC)
| Lý do: Chưa rõ