logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/04/2013 lúc 04:46:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Trần Tấn Quốc (phải).

Người ta có thể nói rằng trong giới cải lương và những người yêu thích bộ môn nghệ thuật sân khấu thời thập niên 1950 – 1960 nếu không thấy mặt ông Trần Tấn Quốc thì cũng nghe danh cái bút hiệu Thanh Tâm của ông. Do bởi chữ “Thanh Tâm” được đặt tên cho một giải thưởng hằng năm của bộ môn sân khấu cải lương.

Năm 1950 khi vừa làm chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dội thì ông Trần Tấn Quốc liền mở ngay “Trang Kịch Trường” nói về hoạt động cải lương, để rồi về sau rất nhiều tờ báo cũng theo chân mở trang kịch trường với đường lối gần giống như ông chủ trương.

Suốt cuộc đời dấn thân
Trước khi nói về hoạt động cùng thành tích đạt được của trang kịch trường trên báo Tiếng Dội, tôi sơ lược qua về tiểu sử ông Quốc, cũng như cơ duyên nào đưa đẩy ông vào nghiệp báo chí để rồi suốt cuộc đời dấn thân vào trong cái nhục vinh của “nghiệp báo” này.

Ông Trần Tấn Quốc sinh năm 1914 tại Cao Lãnh, học thi đậu bằng Sơ Học (Certificat d’Etudes Primaires). Theo lời ông kể thì ông yêu thích nghề làm báo từ lúc còn ngồi ghế nhà trường. Hai nhà báo mà ông ngưỡng mộ nhứt là: Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, và ông Diệp Văn Kỳ chủ bút tờ nhựt báo Thần Chung.

Ông Diệp Văn Kỳ là người Huế, thân mẫu là một bà công chúa em gái Vua Thành Thái. Từng du học bên Pháp đậu bằng Cử Nhân Luật, ông Kỳ về nước không chen chân vào đường quan lộ mà chọn nghề làm báo. Là người miền Trung nhưng ông lại lọt vào “hũ nếp” ở đồng bằng song Cửu Long, (vợ ông Kỳ là bà Lê Thị Hạnh, con của một đại điền chủ giàu có số một ở Cao Lãnh).
UserPostedImage
Những nữ nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm. Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn. Photo courtesy of conhacvietnam.com
Lúc ông Quốc đang học ở trường tiểu học Cao Lãnh thì ông Diệp Văn Kỳ nhân dịp về thăm quê vợ có đến thăm trường ông. Trước khi ra về, ông Diệp Văn Kỳ nói thẳng đám học sinh:

“Các em ráng học, để sau này giúp ích cho nước nhà. Chắc thầy các em đã nói cho các em biết tôi là ai hỉ? Có người lại bảo, tại sao tôi không ra làm quan? Nhưng làm quan để mà chi? Khi ta chỉ sung sướng một mình còn bao nhiêu đồng bào ta cực khổ, thì làm quan có ích gì? Tuy nhiên, về sau muốn làm nghề gì, thì lúc còn nhỏ cũng phải ráng học cái đã. Vậy tôi khuyên các em ráng học...”

Ông Quốc kể lại:

“Lời khuyên bảo của ông Kỳ thật là ngàn vàng, nhưng thay vì đây càng ráng học để sau này giúp ích cho nước nhà như lời ông khuyên bảo, thì bắt đầu từ đó, tôi muốn... làm báo! Để làm gì? Thật ra tôi chưa biết làm báo để làm gì, điều chắc chắn làm báo để... thành ông chủ bút, như... ông chủ bút Diệp Văn Kỳ.”

Năm 1930 ở Cao Lãnh có phong trào người dân biểu tình chống nhà cầm quyền thuộc địa Pháp. Ông Quốc mới 17 tuổi tham gia biểu tình bị bắt kêu án 5 năm đày đi Côn Đảo, vì tội “hoạt động phá hoại chống Nhà Nước”. Thọ án 4 năm thì được “phóng thích có điều kiện” về quê nhà ở Cao Lãnh, mỗi tuần phải đi trình diện chính quyền sở tại.

Về nhà được một thời gian thì ông Trần Tấn Quốc lại bị thêm một tai nạn nữa, do bài cảm tưởng dưới đây gởi đáng báo:

Lâu lắm rồi, từ ngày được trở về, tôi mới có dịp đi chợ quận chỉ cách nhà tôi một ngàn thước. Tôi đi xem lễ “14 Juillet” nghe nói năm nay được tô chức lớn lắm theo lịnh của quan chủ quận:
Trong lúc nhiều người vui vẻ nô đùa với các trò chơi của buổi lễ, riêng tôi cảm thấy buồn thấm thía. Buồn cho đồng bào mình chưa thức tỉnh và tủi cho một dân tộc bị trị đã quên mất cái quá khứ oanh liệt. Ngoài đua thuyền, chạy bộ, kéo dây là những trò biểu diễn thể thao cần ích, đến cạp chảo, đập tĩn, leo cột thoa mỡ bò... là những trò khỉ vô bỏ vô duyên không thể chấp nhận.

Người ta gắn dính một cắc bạc vào đít cái chảo đầy lọ đen rồi treo chảo lên một hàng năm cái. Ai muốn lấy cắc bạc ấy phải dùng răng mà cạp và không được làm rơi đồng tiền xuống đất. Dù lấy được hay không mặt mày người nào người nấy cũng dính đầy lọ chảo, trông không còn là mặt con người. Vậy mà cũng có nhiều người tranh nhau cạp để... giúp vui thiên hạ!

Một hàng tĩn sáu cái (thứ tĩn đựng nước mắm hồi trước) treo lên cao ngang đầu người, cách khoảng một thước một cái. Trong mỗi tĩn có một cắc bạc. Sáu người đều bịt mắt, mỗi người cầm một khúc cây, đứng xa hàng tĩn bốn thước. Quay tròn bốn vòng thật nhanh rồi tự mình nhắm tìm hàng tĩn mà đập. Tĩn bị đập bể, cắc bạc rớt ra thì lượm lấy. Nhưng không dễ gì! Những đòn đập gió, thiên hạ cười ồ. Người nầy ra sức đập vào... đầu người nọ, đôi khi đến phun máu, thiên hạ cũng... cười...!

“Bỏ xứ... đi làm báo”
Sau cuộc cách mạng 1789, mỗi năm đến 14 Juillet, nhân dân Pháp kỷ niệm ngày dân chúng nổi dậy phá ngục Bastille, đạp đổ đế quyền chuyên chế bằng tổ chức mít tinh, biểu tình nêu cao tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái: Còn ở nước ta, từ khi Pháp xâm chiếm và thống trị, đa số dân chúng không biết ý nghĩa ngày 14 Juillet ra sao? Bình dân gọi là “Lễ Chánh Chung”, người có học Pháp thì gọi “Lễ 14 Juillet”. Dịp này, mỗi địa phương đều tự động tổ chức những trò vui theo sáng kiến của nhà cầm quyền, trong đó có bày ra nhiều trò vô ý thức, hạ thấp phẩm cách con người, làm tổn thương truyền thống oai hùng của một dân tộc.

Những đoạn trên là nội dung bài “cảm nghĩ khi xem Lễ 14 Juillet tại Cao Lãnh” ký tên CT (trong giấy tờ hộ tịch ông Quốc tên là Trần Chí Thành) đăng trên một nhật báo ở Sài Gòn. Bài báo này làm cho quan chủ quận T. nổi trận lôi đình khi điều tra biết tôi là tác giả và lúc bị quận đòi hỏi tôi cũng xác nhận như vậy, quan liền áp dụng biện pháp trừng phạt thật nghiêm khắc.

Kể từ đây, tuyệt đối tôi không được đến chợ và cũng không được đi ra khỏi làng đang cư ngụ bất cứ vì lý do gì; ngoài ra, mỗi ngày phải đến công sở xã Hòa An ký tên vào sổ hiện diện. Cò bót và làng xã trong toàn quận đều được thông báo quyết định của quan đối với tôi để nghiêm chỉnh thi hành.

Trong cái cảnh bị giam lõng như thế với nguy biến không biết xảy ra lúc nào, nên một hôm thừa dịp con nước ròng, tối trời, mẹ và em ông Quốc âm thầm bơi xuồng xuôi dòng sông Cửu Long xuống Sa Đéc, đưa ông lên chiếc xe đò sớm nhứt đi Sài Gòn. Lần ra đi này ông Quốc gọi là “bỏ xứ... đi làm báo”.

Những bước chân đầu tiên đặt lên vùng đất lạ Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kỳ nên ông Quốc không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ trước cuộc đời mới. Mộng làm báo vẫn đeo đẳng bên mình. Đứng trước thực tế vô vàn khó khăn không giống như những điều mơ ước của cậu học trò năm xưa, khiến ông phải nhiều suy nghĩ để quyết tìm cho mình một chí hướng.

Nhắc lại những ngày dấn thân ấy, ông kể tiếp:
Lúc còn đi học, mình tha thiết nghề viết báo bao nhiêu, giờ đây đứng trước thực tế, thấy khó gia nhập làng báo bấy nhiêu. Viết báo chẳng những giỏi Việt văn mà còn phải có một số vốn liếng Pháp văn ở mức nào đó, dầu là một phóng viên đi lượm tin nơi các nhà thương và cò bót. Một anh phóng viên cầm cuốn sổ tay đến bót cảnh sát, thì từ anh Biện đến ông Cò, là những người có quyền cho tin nhà báo, đều là người Pháp; vào nhà thương thì gặp bác sĩ người Pháp, mà dầu bác sĩ người Việt, họ cũng nói tiếng Pháp. Lên Tòa án từ ông chánh án đến công tố viện và luật sư đều dùng tiếng Pháp trong việc hỏi cung, buộc tội và biện hộ.”

Vấn đề mộng và thực đã đặt ra trước mắt tôi. Lúc ở trường, mình viết bài gởi đến báo đăng chơi, hoặc tạo cho mình một cái bút hiệu để “làm tàng với chúng bạn”, bây giờ viết bài đem bán cho nhà báo để lấy tiền sống lại là việc khác.

Lúc bơ vơ giữa chợ đời với muôn nẻo sáng, tối thì may quá, tôi gặp một giáo sư tư thục, thương tình cám cảnh dẫn về ở với ông, vừa nuôi ăn, vừa cho theo ông vào lớp để học ké với nhóm học sinh có đóng học phí hẳn hòi. Đó là giáo sư sống độc thân chuyên dạy Pháp văn mà tên Đinh Nho Hàng của ông đã khắc sâu vào tâm khảm tôi từ đó.
UserPostedImage
Nghệ sĩ Ngọc Giàu. Photo courtesy of cailuongvietnam.com
Theo ăn ở và học với ông Đinh Nho Hàng hơn một năm, thầy trò rất tương đắc, một hôm có việc riêng ông đi tỉnh. Ở nhà buồn quá, tôi ra bồn binh Sài Gòn ngồi trên băng đá nghĩ chuyện đời và đếm từng chiếc sẽ hơi chạy qua cho đến khuya. Bỗng có hai người đàn ông tuy còn nhỏ tuổi mà nét phong trần lộ lên khuôn mặt có vẻ dạn dày, với bộ điệu nhanh nhẹn, xề xuống ngồi chung một băng đá với tôi và bắt đầu nói một “thứ tiếng” lạ tai khó hiểu.

Một người nói:

“Khứa tứ bị cội múm.”

Người thứ hai chắt lưỡi và mặt đượm ngay nét buồn. Đoạn người này ngó tôi nói với người nọ:

“Coi khứa ni là khứa ăn bay hay khứa 77? Người nọ liếc tôi, rồi nói với người kia:

Hừ, khứa nhủ.”

Sáng hôm sau, tôi đem chuyện này thuật lại với một ông cảnh sát truy tầm (Agent de recherche) ở gần nhà giáo sư Đinh Nho Hàng để nhờ ông giải thích.

Ông ta cười ha hả mà nói:

“Chú em gặp mấy thằng “ăn hồ” rồi!

Nữa, “ăn hồ” là gì?

Là bọn móc túi. Những tiếng “khứa tứ”, “cội múm”, “khứa nhủ” là tiếng lóng của đám móc túi. Như “khứa” có nghĩa là thằng, hay anh, “khứa tứ” là anh tư, “khứa nhủ” là thằng nhỏ, “cội” là lính, “khứa 77” là lính kín, “múm” là bắt, “ăn bay” là ăn cắp vặt, “ăn hồ” là móc túi v.v...

Thằng này nói với thằng kia “khứa tứ bị cội múm” có nghĩa là thằng này báo tin cho thằng kia hay “Anh Tư đã bị lính bắt”. Sau khi được ông cảnh sát truy tầm giải thích những tiếng lóng của bọn móc túi, một ý nghĩ nãy sanh trong đầu óc tôi: Viết một phóng sự về bọn móc túi ở Sài Gòn.

Qua một cuộc vận động và năn nỉ và cũng nhờ ông cảnh sát truy tầm sẵn lòng thương. Kế đó được thầy tôi cho phép, tôi bèn theo bén chân ông cảnh sát trong công tác bài trừ bọn móc túi. Như vậy, trong gần ba tháng, tôi được biết những ổ của bọn bất lương, biết rõ từ cách tổ chức đến hoạt động, từ những tiếng lóng đến mánh lớn “làm ăn” của bọn móc túi Sài Gòn.

Nghe tôi thuật chuyện, giáo sư Hàng bảo:

“Anh viết phóng sự đi: Đó là cách mở ngõ cho anh vào làng báo.”

Tôi cắm đầu viết thiên phóng sự “Những hoạt động và mánh lới của bọn móc túi Sài Gòn” rồi tự mang đến bán cho ông Nguyễn Phan Long, chủ nhiệm nhựt báo Việt Nam.

Với tác phẩm đầu tay nầy, tôi được trả bút phí 20 đồng, nhưng nỗi vui mừng lớn nhứt của tôi là sau khi đăng dứt thiên phóng sự vừa nói trên (đăng mỗi ngày và trên một tuần) tôi liền được ông chủ nhiệm nhựt báo Việt Nam cho tôi một chân phóng viên của báo nầy với số lương tháng 30 đồng và chánh thức gia nhập đội ngũ báo chí Sài Gòn từ tháng 6 năm 1936.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 01/04/2013 lúc 04:51:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.131 giây.