logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/09/2015 lúc 06:42:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chưa bao giờ như ngày nay, thiên hạ khắp năm châu bốn bể đều “thi đua” mà đề cao tuổi thọ, à quên, phải nói “đại... đại thọ,” nghĩa là bèn ra cũng phải già cả trăm tuổi trở lên - hoặc tìm kiếm đủ mọi cách, khám phá đủ mọi phương tiện để được sống lâu, sống dai. Chẳng thế mà hàng trăm phương pháp tập luyện, phần tinh thần, phần thể lý... được đề cao nhằm chống chọi mọi bệnh tật, xóa hết nếp nhăn, tăng cường dồi dào sinh lực, giúp trẻ măng; và hàng ngàn thứ thuốc - thứ nào cũng tự vỗ ngực là “thần dược” - được pha chế nhằm tạo ra khả năng chống hệ quả lão hóa khiến chỉ trong ít phút phù du là các bắp thịt bỗng chẳng những ngưng chảy xệ mà còn trở lại săn chắc để rồi trẻ mãi chẳng bao giờ già.
UserPostedImage
Cụ Thuận cùng người vợ và quý tử mới sinh được 1 năm. (Báo Bưu Điện Việt Nam)

Có thể nói tóm lại, cứ theo lời rao hàng, thứ bệnh nào, chúng nan y gì... các “thần thảo dược” cũng trị khỏi; mà nếu ai biết lo xa dùng trước, uống trước thì chẳng bao giờ “đau khổ vì bệnh trĩ” hay bị ung thư hoặc cao đường, cao mỡ... trái lại không những khỏe như voi, còn không già, cứ một ngày một đẹp như tiên. Nhờ thế, cả một tương lai dành cho loài người mở rộng, sáng chói hơn đèn ô tô: Các nhà quàn dần dần dẹp tiệm vì... khách một ngày một hiếm đi; tại các nghĩa địa mọc lên không còn mồ mả nhưng là những biệt thị “cao cấp,” các casino sang trọng và khách sạn cả chục sao.

Thế rồi giới hữu trách lại khởi sự phập phồng lo âu cho tương lai nhân loại. Nguyên nhân là bởi ở xã hội nào rồi đây cũng sẽ xảy ra những cảnh tượng lộn xộn, kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” hay “tréo cẳng ngỗng”... khi mai này các bà vợ nhờ chịu khó uống thuốc đại bổ mà “trẻ mãi không già,” lúc nào cũng như “gái thập tam” hay tối đa cũng chỉ như “gái mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu”... trong khi các đức ông chồng vốn “lười như hủi” không chịu tập... “chi chi chành cành” hoặc đi bộ, không kiêng khem, bạ gì đớp đó bất kể thịt đỏ và mỡ... lại chẳng chịu bú “sữa ong chúa,” chẳng thèm nuốt “đông trùng hạ thảo”... nên già đúng tuổi hoặc chết yểu.

Nói đi nói lại thì theo tâm lý nói chung, ai mà chẳng muốn sống thọ. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa hai giới: Về phần nữ giới vốn ở thời nào và không gian nào cũng có “lòng tham không đáy,” thành thử các bà, các cô chẳng những khao khát sống lâu mà phải trẻ, phải đẹp. Trong khi nam giới thì chỉ cần hai thứ là kể như đã lạc vào thiên thai: Thọ và vẫn làm được “chuyện ấy.”

Chuyện ấy là chuyện gì?

Mạn phép cho kẻ hèn này tạm ngưng một chút để giải thích chữ “chuyện ấy.” Nói thật chứ, dù “đơn sơ vô số tội” cách mấy hay “ngây thơ cụ” cỡ nào đi nữa, dường như ai cũng thừa sức đoán ra “chuyện ấy” là... chuyện gì rồi, thế nhưng dư luận thường nghiêng nhiều về nam giới làm như chỉ có đàn ông duy nhất biết làm “chuyện ấy,” mê say “chuyện ấy.” Ấy cũng bởi “cái miệng làm thiệt cái thân” của các đấng mày râu. Nói cách khác, đàn ông vốn mang “phổi bò” khiến thèm gì, muốn chi... thì để phọt ra bên ngoài hết, chứ không thể kềm hãm trong lòng khiến bá quan văn võ “chưa thấy mặt đã biết địa chỉ.” Vả lại, trong trận chiến, đàn ông thường “khai chiến” trước bằng cách gạ gẫm, “nịnh đầm” khả dĩ chưa “đánh” đã phô ra hết “khí giới” và “lực luợng” khiến bị “địch thủ” chưa cần ra quân đã nắm hết tẩy, cười khẩy: Lại cà khịa “chuyện ấy” phải không?

Ngược lại, “dò sông, dò biển dễ dò; nào ai lấy thước mà đo... đàn bà”! Bởi nữ giới kín đáo, tự chế giỏi, làm bộ hay, đóng kịch khéo, không để lộ ra những nhược điểm của mình, muốn “chuyện ấy” chết đi được mà vẫn tỉnh bơ, làm như vô cảm, thành thử đỡ bị “oan Thị Kính” về khía cạnh tâm sinh lý ấy.
Mà thôi, “oan không bằng... ưng.” Ừ thì đàn ông vốn... ưng “can không nổi” làm “chuyện ấy” đấy, chỉ tiếc leo đến mức “nhân sinh thất thập cổ lai hi” là cụ nào cụ nấy đã lâm vào thảm cảnh “trên bảo dưới không nghe.” Nhờ tâm trạng “tiếc” ấy của các cụ mà thị trường dược phẩm lợi dụng mà tha hồ “quảng cáo láo ăn tiền,” nào “ông uống bà khen hay,” nào “đêm bảy, ngày ba, ra vô không kể,” nào “ngày lệch chân trõng, đêm gẫy chân giường”...

Thế nhưng, vấn đề nan giải và nóng hổi đối với nam giới là sống sao, ăn gì... để có thể trường thọ - mà thọ mạnh, thọ khỏe chứ không “xìu xìu ển ển” hoặc nay liệt giường, mai liệt chiếu; được như vậy mới mong “thi hành tốt công tác,” tức là làm “chuyện ấy” một cách... ngon lành, xứng đáng tài danh “càng già, càng dèo, càng dai.”

Thời nay không thiếu những người đàn ông sống “trăm tuổi bạc đầu râu” mà vẫn hưởng thụ được cuộc đời. Phóng viên hay những kẻ hậu sinh hỏi bí quyết thì các “cây đại thụ” ấy khoa trương nhiều phương cách. Gần đây nhất là hai trường hợp. Mạn phép tường thuật nơi đây để quí ông độc giả nào thấy thích đâu, áp dụng đấy... Riêng kẻ hèn này, nay cũng ngấp nghé “tám bó” cứ phân vân tự hỏi: Biết theo ai bây giờ?

Cặp sinh đôi cao niên nhất thế giới: Uống ruợu là thượng sách, tránh xa... nữ!

Thứ Tư, ngày 8 tháng 7, 2015, cặp song sinh Pieter và Paulus Langerock, người nước Bỉ (Belgium) đã nghe thân nhân, bạn hữu hát mừng “Happy birthday to you” lần thứ 102 trong đời. Nhân dịp này, đại diện của Guinness Book of World Records cũng hiện diện để ghi vào Sách Kỷ Lục Thế Giới: Đây là cặp anh em sinh đôi cao tuổi nhất thế giới hiện còn sống!

Dĩ nhiên giới truyền thông không bỏ lỡ dịp may hiếm có này để phỏng vấn bí quyết sống khỏe, sống lâu. Trước câu hỏi của thông tấn xã Reuters, cả Pieter lẫn Paulus đều “nhất trí” vừa cười vừa trả lời, “Ăn vừa phải thôi và nhớ uống một hai ly rượu ngon mỗi ngày đồng thời tránh xa gần gũi phụ nữ.”

Cặp song sinh này chào đời ngày 8 tháng 7, 1913. Từ ngày bú tí mẹ, sang đến thuở “thò lò mũi xanh” cho tới ngày nay, hai anh em không rời xa nhau nửa bước, trái lại lúc nào cũng như sam. Họ cùng giữ chức vụ thẩm phán trong một thời gian dài vào giữa thập niên 1900. Cách nay ba năm hai anh em mới vĩnh biệt căn nhà mà họ cùng sở hữu chung để di chuyển vào hưởng nhàn trong một nhà dưỡng lão bên ngoài thành phố Gent, nước Bỉ. Và ngày ngày vẫn thưởng thức rượu, nhưng phải là thứ rượu ngon như lời cụ Paulus xác quyết, “Chẳng hạn Bordeaux-vin, nhưng nhớ, thượng hạng hảo hạng đấy nhé!”

Thế nhưng, nếu muốn phá kỷ lục thọ nhất trần gian của cặp song sinh, hai anh em Pieter và Paulus phải cố gắng sống dai thêm một thời gian nữa để “qua mặt không cần bóp kèn” đôi anh em song sinh người Mỹ Glen và Dale Moyer vốn đã thọ 105 tuổi. Tiếc quá, Glen và Dale đã không để lại công thức sống thọ cho hậu thế noi theo.

Anh em sinh đôi người Bỉ này khi nghe chuyện trên, đã tỏ ra không mấy quan tâm về việc sống lâu hơn nữa. Paulus kể rằng, “Khi chúng tôi lên 85 tuổi, bác sĩ nhắn nhủ chúng tôi là: Các anh chớ tin là mình sẽ sống tới 100 tuổi. Xin thú thật, tôi thật sự chưa bao giờ có niềm mong ước là được sống cao niên như bây giờ.”

Sau hết, được biết cụ bà Misao Okawa người Nhật đã mừng sinh nhật thứ 117, ngày 5 tháng 3, 2015; cụ là người sống cao niên nhất thế giới; tuy nhiên 27 ngày sau thì cụ... qui tiên.

Theo Wikipedia, cụ bà Jeanne Calment đã sở hữu một cuộc đời dài nhất trần gian, từ năm 1875 đến 1997. Cụ đáp “chuyến tàu suốt” sau khi cụ đã sống 122 năm.

Một cụ Việt Nam trên 90 tuổi vẫn hàng tuần làm chuyện ấy... vài ba lần!

Thú thật khi đọc bản tin này, tôi đã giật bắn mình mà nếu không ngồi vững trên salon, tôi đã ngã ngửa kiểu đột quị vì nghẹt máu cơ tim hoặc ngã sấp như bị tai biến mạch máu não: Một ông cụ Việt Nam, nay đã vươn tới “chín bó có lẻ,” cưới vợ lần thứ hai và đã cho chào đời một nam tử khôi ngô tuấn tú. Với số tuổi ở hạng “cao cấp... vượt chỉ tiêu” ấy mà cụ vẫn oai hùng tuyên bố với nụ cười hóm hỉnh, “Giờ già rồi, tuần may ra gần gũi vợ chỉ được vài ba lần thôi”!
Xin quí độc giả cao niên đàn ông vui lòng ghi nhận lời “thành khẩn khai báo” này nhé, “Già rồi... mà gần gũi vợ chỉ được vài ba lần trong một tuần.” Chúa ơi, con nay mới chập chững bước khỏi ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy,” chỉ ước ao một tháng... nửa cú thôi mà vẫn “mộng không thành,” trong khi cụ ấy “vài ba lần/tuần,” vị chi cách ngày/lần. Ôi, ở cõi đời ô trọc này, sao vẫn lắm cảnh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra.”

Kể hèn nay xin trân trọng giới thiệu: Đó là cụ Trần Văn Ký (tên thường gọi là Thuận), sinh ngày 12 tháng Tư, 1921, cư ngụ ở thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Cụ “bước đi bước nữa” năm cụ vừa... lên 90 tuổi. “Ngoại thất” của cụ nhìn “bắt mắt” lắm nên người ta diễn tả nhìn cụ chẳng khác gì một chàng thanh niên... “sáu bó.” Đời cụ vốn “khố rách áo ôm” lại “ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh” theo thời cuộc. Khi vừa đến mức “tam thập nhi lập,” nghĩa là “ba bó” chẵn, cụ được cha mẹ cưới thôn nữ Hoàng Thị Sâm làm vợ. Năm 2004 thì cụ bà qui tiên, thọ 78 tuổi, để lại cho cụ ông cả thảy 9 người con trong tổng số 14 đứa. Nay cụ Thuận có thêm một bé trai để làm “em út” của người anh cả 62 tuồi và làm “ông họ” hay “ông trẻ” của 49 người cháu, chắt.

Trở lại thời sau khi vợ chết, cụ Thuận tâm sự rằng “nhiều đêm vẫn thấy nôn nao khi nằm một mình phòng không đơn chiếc.” Thế là sau mấy kỳ làm Giỗ cho cụ bà, cụ Thuận báo tin cho các con, cháu và chắt biết ý định của cụ, “Tục huyền”! Sợ các con không hiểu chữ Hán, cụ bèn dịch nôm, “Bước đi bước nữa”!
Cụ liền gặp ngay sự chống đối như vũ bão của con, cháu, chắt với ly do, “Ai đời một người ngót ngét 90 tuổi lại đi... lấy vợ nữa!.” Thế nhưng cụ Thuận vẫn cương quyết “đường ta, ta cứ đi; nhà ta, ta cứ xây; người yêu ta, ta cứ lấy.” Và cụ đã “rước nàng về dinh” với mỹ danh là Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1971, gái mới... một đời chồng, nhưng cũng chỉ mới gần 40 xuân xanh thôi. Chị Nhung ở xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ nhưng đã được cụ Thuận “để mắt” thời cụ đi bán ràng rong. Đám cưới diễn ra vào cuối năm 2008, lôi cuốn nhiều cặp mắt tò mò nhưng ai cũng khen “chú rể” còn quá nhiều “phong độ.” Năm 2010, cặp “chồng già, vợ trẻ là tiên” này cho ra chào đời một tí nhau, nặng 3,4kg và giống bố như đúc. Cụ đặt tên cho quí tử là Trần Nhật Quang...

Trước “sự cố” vĩ đại ấy, nhiều người đã đồn cụ Thuận có “thần dược” hay ít ra cũng có bí quyết gia truyền gì đó, nhưng cụ chỉ cuời mỉm, “Tôi chẳng có gì cả....” Trong khi chị Nhung tỏ ra bẽn lẽn bên cạnh chồng, mãi sau mới thỏ thẻ: “Lúc đầu tôi cũng thấy ngại khi ông ấy ngỏ lời hỏi, nhưng sau thấy ông thật lòng nên tôi mới quyết định bước thêm bước nữa... Về sống với ông, tôi càng thấy ông rất tình cảm và tâm lý. Chẳng những vậy nay lại được thêm thằng con trai, tôi cảm thấy hạnh phúc lắm và chẳng bao giờ ân hận về việc ở với ông ấy.”

Nay Trần Nhật Quang đã khởi sự lon ton cắp sách đến trường. Cụ Thuận dường như không có gì thay đổi, càng chứng tỏ “càng già, càng dẻo, càng dai - càng gẫy chân trõng, càng sai chân giường.” Da dẻ của cụ chưa chảy xệ nhưng vẫn “săn chắc quá đi à”; mái tóc vẫn đen; hàm răng vẫn khoẻ. Mỗi sáng, cụ “thanh toán” 2 gói phở (khô) và hai trứng gà; mỗi bữa, cụ xơi sơ sơ 5 bát cơm. Còn chị Nhung vẫn được hàng xóm láng giềng khen càng ngày càng trẻ ra với câu ví con, “Lúa tốt vì phân, người đẹp nhờ lụa là, vợ trẻ do chồng... sung mãn.”

Thông thường thì “tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa,” tuy nhiên danh tiếng của cụ Thuận được truyền tụng không chỉ trong nước mà còn bay ra tận hải ngoại. Bởi thế một vài phóng viên từ ngoại quốc đã về tận quê nhà và tìm đến cụ. Trong số các câu phỏng vấn, đặc biệt nhất là câu hỏi “làm cách nào, phương pháp nào mà một người... già như cụ vẫn khỏe?” Cụ Thuận đành thố lộ thế này, “Tôi không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng những chất kích thích khác. Sáng nào tôi cũng không bỏ tập thể dục và ăn uống đúng giờ.”

Thiết tưởng, hầu hết lão ông, lão bà ở trong, đặc biệt ở ngoại quốc vẫn “chấp hành nghiêm chỉnh” các “kim chỉ nam” như cụ nhưng sao sức khỏe vẫn “xuống dốc không phanh”!

Một ký giả trẻ tuổi nhất trong bọn hỏi cụ Thuận câu cuối cùng, “Con hỏi thật, thế cụ có còn làm... chuyện ấy không ạ?”'

Xin hãy banh tai nghe cho rõ câu “giải đáp thắc mắc” đầy tính “vô tư” của một ông lão 94 tuổi đầu, “Giờ thì tuổi cũng đã già rồi, nếu cố gắng, tuần may ra chỉ được vài ba lần thôi!”
Trỡi hỡi, nghe mà thèm nhỏ dãi!...
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.174 giây.