logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 02/10/2015 lúc 07:10:47(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
“Học sinh cấp 2 ở Mỹ bị bắt vì giáo viên tưởng mang bom tới trường”

(NGUỒN VOA) – Một học sinh cấp hai, 14 tuổi yêu thích điện tử ở tiểu bang Texas đã bị bắt ngay tại trường, sau khi một

giáo viên tưởng chiếc đồng hồ mà em này chế tạo tại nhà là bom. Ahmed Mohamed không bị truy tố, nhưng bị cho nghỉ

học 3 ngày.


Sự việc xảy ra tại trường trung học MacArthur ở Irving, Texas, sau khi một giáo viên nghe thấy tiếng bíp của chiếc đồng hồ,

theo tường thuật của tờ Dallas Morning News.

Em Mohamed sau đó đã bị các nhân viên của trường cũng như cảnh sát tra hỏi. Cảnh sát cũng lục soát đồ đạc rồi sau đó

còng tay em này.

Cảnh sát sau đó nói rằng chiếc đồng hồ không gây nguy hiểm, nhưng có thể bị tưởng nhầm là một thiết bị nổ.

Còn trường học thì ra một thông cáo nói rằng họ luôn yêu cầu “các học sinh và nhân viên ngay lập tức thông báo nếu thấy

bất kỳ đồ vật khả nghi nào”.



Mohamed là con trai của một gia đình di dân Sudan.

Theo tờ Dallas Morning News, cha của cậu bé, Mohamed Elhassan Mohamed, nói rằng vụ việc xảy ra vì tên của con mình.

Các trang mạng xã hội tràn ngập các lời bình luận và cảm thông đối với Mohamed.

Tổng thống Obama đã mời Mohamed tới dự một sự kiện về khoa học cùng với các nhà khoa học trẻ tuổi khác tại Nhà

Trắng vào tháng tới.

Trong khi đó, người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg cũng mời cậu bé tới thăm trụ sở của công ty này. (Trẻ Dallas).



Tôi là dân Dallas. Với tôi, đó là một tin địa phương thì chẳng nghe người địa phương nào nói tới; Nhưng xem là một tin

quốc tế vì được cả thế giới quan tâm thì người địa phương nghĩ gì?!



Câu chuyện, sau khi tôi tìm hiểu thêm thì như thế này, gia đình của Ahmed Mohamed là di dân đến từ Sudan, Bắc Phi. Quê

hương điệp trùng máu lửa đó đã ở lại sau lưng họ hơn 30 năm. Cha của em là Mohamed El Hassan, 54 tuổi, có lần được

báo chí nhắc tới vì đã từng tranh luận với một mục sư ở Florida trong vụ đốt kinh Quran.

Riêng em Ahmed là một cậu bé đam mê kỹ thuật, thường nhốt mình trong phòng riêng để mày mò những con chip và

mạch điện tử. Ước mơ của cậu bé là sau này sẽ theo học trường đại học danh tiếng MIT của Mỹ.



Câu chuyện bắt đầu từ chiếc đồng hồ điện tử được Ahmed Mohamed tự chế ở nhà đã làm em bị đuổi học ba ngày bởi

quyết định của nhà trường. Tệ hơn là bị cảnh sát còng tay đưa về sở cảnh sát trong ngày thứ Hai 13/9, sau khi giới chức

của trường trung học mà em vừa nhập học được mấy tuần đã cáo buộc Ahmed làm ra một quả bom giả.

Qua ngày thứ Ba, một bản tin của ký giả Avi Selk viết về sự việc trên được đăng trên tờ Dallas Morning News, được truyền

đi khắp nơi và đã có cả triệu người đọc.

Sang ngày thứ Tư, không chỉ nước Mỹ mà hầu như ở khắp nơi trên thế giới, nhiều người đã biết đến Ahmed Mohamed và

câu chuyện chiếc đồng hồ qua các thông tin trên mạng. Được nhiều nhân vật nổi tiếng, từ Tổng thống Barack Obama, đến

cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, tới Mark Zuckerberg, chủ nhân của Facebook, đã đăng những lời nhắn với Ahmed trên

các trang mạng cá nhân của họ, và em được mời đến Tòa Bạch Ốc tham dự buổi gặp gỡ có tên là Astronomy Night (Đêm

Thiên văn) vào ngày 19/10 để gặp gỡ một số nhà khoa học, kỹ sư và phi hành gia của trung tâm không gian NASA.

Câu chuyện của Ahmed đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội liên quan đến những vấn đề xã

hội tưởng như không bao giờ dứt về Hồi giáo, di dân và sắc tộc. Và nhiều người nêu câu hỏi, phải chăng Ahmed đã trở

thành nạn nhân từ một chuyện nhỏ không đáng gì chỉ vì cái tên của em và tôn giáo em đang theo.

Chiếc đồng hồ do em chế tạo cũng không phải là một tác phẩm quá công phu hay tinh vi gì. Theo lời kể, em chỉ mất 20

phút để ráp tất cả lại với nhau trước khi đi ngủ vào tối Chủ nhật: một tấm mạch điện và những dây điện được nối vào một

bảng số điện tử, tất cả được đặt trong một chiếc hộp.

Sáng thứ Hai đi học, em đã khoe thầy giáo dạy môn kỹ thuật. Thầy có khen qua, nhưng khuyên em không nên cho những

thầy cô khác biết vì có thể gây ra hiểu lầm!

Ahmed cất giấu chiếc đồng hồ trong cặp táp trước khi vào lớp học Anh văn, nhưng bị cô giáo than phiền khi chiếc đồng hồ

bất chợt kêu báo thức ngay giữa giờ học.

Ahmed phải mang nộp chiếc đồng hồ đó cho cô giáo. Nhưng cô giáo ngạc nhiên vì quá giống quả bom. Ahmed đã cố

gắng giải thích không phải là bom, mà chỉ là chiếc đồng hồ điện tử.

Vậy mà cô giáo đã giữ lại chiếc đồng hồ và thông báo cho văn phòng hiệu trưởng. Khi hiệu trưởng và cảnh sát đến đưa

Ahmed rời khỏi lớp học thì câu chuyện đã lớn hẳn lên khi những cảnh sát hỏi cung ngay trong trường thì đã có một cảnh

sát nói, “Đúng rồi. Đúng như là người mà tôi đã nghĩ.”

Ahmed đã bắt đầu ý thức được màu da và cái tên của mình. Cảnh sát tiếp tục lục xét các vật dụng trong túi xách của em và

chất vấn về mục đích làm ra chiếc đồng hồ đó.

Em kể rằng vị hiệu trưởng của trường, Dan Cummings, còn đe dọa sẽ đuổi em khỏi trường nếu em không chịu viết bản

tường trình.

Qua những câu hỏi chất vấn của cảnh sát ngay trong căn phòng ở trường học, họ tiếp tục cố gắng buộc em phải nhìn nhận

rằng em cố tình chế tạo bom, hay ít ra là chế tạo một quả bom giả. Nhưng Ahmed vẫn quả quyết rằng đó chỉ là một chiếc

đồng hồ điện tử.

Theo lời của phát ngôn nhân sở cảnh sát James McLellan thì Ahmed chỉ nhìn nhận thiết bị đó là một chiếc đồng hồ. Và vì

vậy cảnh sát không có lý do gì để nghĩ rằng nó gây nguy hiểm. Nhưng phía cảnh sát đến lúc đó vẫn chưa tin Ahmed đã

thật lòng kể cho họ hết câu chuyện.

McLellan giải thích: “Có thể có lý do để lầm lẫn nếu thiết bị đó được bỏ lại trong phòng vệ sinh công cộng hoặc dưới gầm

một chiếc xe. Điều quan tâm của cảnh sát là thiết bị này được làm ra để làm gì? Cảnh sát có cần bắt giữ em không?”

Và quyết định của cảnh sát sau khi cân nhắc là đưa Ahmed rời khỏi trường MacArthur vào lúc 3 giờ chiều, tay bị còng ra

sau lưng, có cảnh sát hộ tống hai bên. Một vài học sinh gặp trên hành lang trường học đã không khỏi ngạc nhiên. Ahmed

thì không quên nét sửng sốt hiện trên khuôn mặt của vị giáo viên hướng dẫn của em, là người biết rõ em là một học sinh

ngoan.

Ahmed được đưa về sở cảnh sát Irving và tạm giam trong một phòng nhỏ có chấn song. Cùng ngày thứ Hai đó, em được

gặp cha mẹ tại trung tâm giam giữ thường phạm nhỏ tuổi sau khi cảnh sát đã chụp hình và lấy dấu tay để lập hồ sơ điều

tra.

Sáng thứ Tư 16/9, sở cảnh sát Irving thông báo ngưng điều tra, sẽ không buộc Ahmed vào bất cứ tội hình nào và hồ sơ

được đóng lại.



Trong cuộc họp báo chung với Sở học chánh Irving, cảnh sát trưởng của thành phố Irving là Larry Boyd cho biết thiết bị đó

“theo lẽ thường là rất đáng ngờ”. Ông cũng nói thêm rằng, “Chúng ta đang sống ở thời đại mà bạn không thể mang những

thứ đó đến trường học. Lẽ đương nhiên là chúng ta đã từng chứng kiến những vụ việc khủng khiếp xảy ra ở khắp nước, do

đó chúng ta sẽ phạm sai lầm nếu không thận trọng.”

Thị trưởng thành phố Irving, Beth Van Duyne, đã lên Facebook để bào chữa cho hành động của nhà trường và cảnh sát.

Bà viết: “Tất cả chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ bạo động ghê gớm đã xảy ra trong trường học. Có lẽ một vài vụ đó đã

được ngăn chặn và một ít mạng sống đã được cứu thoát nếu mọi người cảnh giác hơn.”

Nhưng sau đó vị thị trưởng này đã cho sửa lại lời trên và nhìn nhận rằng bà sẽ “vô cùng tức giận” nếu sự việc trên xảy ra

cho chính con của bà.

Thận trọng và cảnh giác là điều cần thiết trong đời sống hôm nay, nhất là ở Mỹ. Nhưng kềm chế phản ứng để tránh hậu quả

xấu cũng quan trọng không kém. Vị hiệu trưởng đã không đúng khi áp lực đòi đuổi học Ahmed nếu em không chịu nhận tội;

Cảnh sát thẩm vấn Ahmed là việc cần và nên làm. Cảnh sát đưa Ahmed về sở cảnh sát là theo đúng thủ tục để lập hồ sơ,

nhưng còng tay một thằng bé ngay trong trường học là điều thiếu thận trọng.

Bây giờ thì dư luận không đóng hồ sơ như Sở cảnh sát Irving. Khiến câu chuyện của Ahmed Mohamed không chỉ là bài

học cho Sở học chánh và cảnh sát thành phố Irving mà còn cho cả nước Mỹ một lần nữa phải thận trọng hơn khi cần giải

quyết những vấn đề có liên quan đến dân sự. Trong khi cảnh sát Mỹ nói chung, vẫn đang cố gắng lấy lại lòng tin từ dân

chúng sau hàng loạt những vụ việc đáng tiếc có liên quan đến những cộng đồng người da màu đã liên tiếp xảy ra trên khắp

nước Mỹ trong mấy năm qua.

Có ý kiến cho rằng, trường Trung học MacArthur, và Sở cảnh sát Irving đã nợ em Ahmed Mohamed một lời xin lỗi chính

thức.



Nhưng suy nghĩ cá nhân của mỗi người đều đáng được tôn trọng như nhau. Vì thế riêng tôi nghĩ, đã là di dân thì đừng làm

điều gì khác thường nơi công cộng trong xã hội Mỹ đã quá tải những vụ mang tính chất phân biệt chủng tộc. Nếu bạn và

bạn bè của bạn đều là người Việt Nam và đã từng gặp rắc rối ở một bar Mỹ thì bạn hiểu điều tôi muốn nói, chúng tôi chỉ có

cái lỗi là giành nhau mua bia, rồi uống không hết. Chúng tôi bị đám thanh niên người Mỹ trắng chửi chúng tôi là lũ

heo-Trung quốc, cút khỏi đây ngay. Nếu không muốn ăn đạn. Họ móc súng ra, lên đạn, nghe lạnh hồn…

Nếu chúng tôi còn là những thanh niên thì đã im lặng ra về. Nhưng về nhà lấy súng và trở lại. Chuyện gì sẽ xảy ra? Nhưng

vì là những gã đàn ông đã qua thời thí mạng cùi vì một chuyện không đáng – chúng tôi hiểu được nguyên nhân những

thanh niên Mỹ trắng nổi giận với chúng tôi vì họ không có tiền bằng chúng tôi. Mỗi người họ chỉ đủ tiền để mua chai bia cho

mình chứ không giành nhau mua bia cho bạn như chúng tôi. Và thế nên họ ghét chúng tôi. Nếu họ có học thức thì họ đã

hiểu về văn hóa của các sắc dân khác nhau.

Có lẽ từ lần bị nạn đó, chúng tôi đều về nhà dạy dỗ con cái chúng tôi từ kinh nghiệm bản thân là đừng làm gì khác thường

nơi công cộng – vì nơi công cộng ở đây cũng là của Mỹ; người Mỹ là chánh.

Hiểu như vậy đi, để tránh rắc rối. Tôi cũng không cam tâm lắm đâu, dù sự việc đã hai mươi năm nhưng còn tức nên còn

nhớ bị chửi là đồ heo…Trung quốc. Thà chửi tôi là con chó-Việt Nam tôi cũng không giận bằng.

Nếu em nhỏ này đã có ý thức về nguồn gốc, màu da, và quan trọng nhất là cái tên của em… nói trắng ra là hơi bị dị ứng ở

Mỹ bây giờ… thì sao em còn làm ra một việc dễ hiểu lầm, có nguy cơ gây rắc rối cho em. Và vụ việc đã…



Tôi có suy nghĩ đến việc nhà báo đã dùng từ không phù hợp cho lời phát biểu của một thiếu niên 14 tuổi. Nhưng tôi lại nghĩ

nhiều đến cha em đã không truyền đạt lại cho con những kinh nghiệm sống trên nước Mỹ với một màu da khác biệt, và đặc

biệt là cái tên đang ít nhiều dễ làm người Mỹ nghi ngại. Nếu em trai này có cái tên là David Nguyen, Kevin Tran… thì sự

việc có lẽ đã diễn ra với chiều hướng ít tệ hại hơn. Bởi người Mỹ không có thành kiến với người Việt về mặt khủng bố. Còn

ước mơ thay đổi thành kiến của người bị hại là điều không thể. Chưa có người Mỹ nào nổ bom cảm tử ở Trung đông cả,

mà chỉ có người Mỹ bị Trung đông khủng bố từ hải ngoại tới nội địa thì khi nghe tới tên họ có chữ “Mohamad” là người Mỹ

cảnh giác cao độ ngay.

Sự thông cảm với một thiếu niên da màu và mang tên họ, tôn giáo bị e ngại ở Mỹ là điều nhân bản, không chối cãi được.

Nhưng sự thông cảm cũng nên chia sẻ với thầy cô giáo hay giới chức trong nhà trường vì họ phải chịu trách nhiệm trước

sự an toàn của bao nhiêu học sinh? Sự thông cảm cũng nên chia sẻ cho cảnh sát phải chịu trách nhiệm trước an ninh dân

chúng bằng chính sinh mạng mình.

Chẳng qua là chúng ta đang sống trên một đất nước quá tự do, dân chủ thực sự chứ không phải là cái bánh vẽ… nên ai

cũng có quyền lên tiếng khi bất bình. Nhưng nghĩ kỹ lại việc còng tay một nghi can nhỏ tuổi để đưa về Sở cảnh sát là an

toàn cho cả hai bên, cảnh sát và cậu bé. Vì biết đâu trong trạng thái tinh thần hoang mang của cậu bé lần đầu tiên trong đời

bị cảnh sát bắt và bị còng tay, cậu bé quá sợ hãi nên nhảy khỏi xe cảnh sát và tử thương vì nhiều lý do thì ai chịu trách

nhiệm? Gia đình nạn nhân có buông tha cho cảnh sát không? Hay cậu bé do tinh thần không ổn định nhất thời, có hành vi

chống đối nhân viên công lực đang thi hành nhiệm vụ thì điều đáng tiếc gì sẽ xảy ra?

Bình tâm sẽ thấy được ý nghĩa của cái còng với tội phạm nguy hiểm như vượt ngục khác với ý nghĩa của cái còng được

móc vào tay một chú bé.


Còn chuyện những người quyền lực, nổi tiếng, và giàu có. Họ thương và thông cảm cho cậu bé thật lòng, hay họ không thể

bỏ qua một cơ hội tốt để lấy lòng dư luận. Vì ai đọc qua bản tin cũng bất bình ngay với giới chức nhà trường và phía bên

cảnh sát – đã quá đáng! Nhưng chia bớt bất bình nhà trường và cảnh sát sang cho cậu bé để cậu ấy có ý thức hơn về

những chuyện (việc làm) nhạy cảm trong thời đại này và trên nước Mỹ, mong là cậu nhỏ có được bài học có thể xài cả đời.

Và chia bớt thông cảm dành cho cậu sang cho nhà trường và cảnh sát để họ có tinh thần phục vụ xã hội hơn là chỉ trích họ.

Quan trọng nhất của sự việc là cần một sự thông cảm để thấu hiểu thời đại và trách nhiệm của mỗi thành viên trong xã hội

mà chúng ta đang sống. Mong lắm thay!

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.248 giây.