Một ngày đẹp trời nào đó, bạn bỗng thấy chân tay mình nổi lên những chấm đỏ li ti lẩn trong da. Những chấm đỏ này xuất hiện ngày càng nhiều tuy bạn chưa cảm thấy triệu chứng gì cả. Như vậy là rất có thể bạn đã bị bệnh giảm tiểu cầu, và những chấm đỏ li ti kia là những điểm chảy máu nhỏ trên cơ thể.
Ta bị bệnh giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu trong máu xuống thấp tới một mức nào đó, gây ra nhiều triệu chứng mà dễ thấy nhất là chảy máu li ti dưới da. Tiểu cầu (thrombocytes) là những tế bào máu không màu, đóng một vai trò quan trọng trong việc làm đông máu. Tiểu cầu làm ngừng chảy máu bằng cách đóng cục lại và cắm vào chỗ hở (khiến gây ra chảy máu) của mạch máu.
Triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu: những chấm đỏ li ti ở chân dưới.
Triệu chứngBao gồm:
-Dễ bị bầm tím hay bị quá nhiều
-Chảy máu cạn dưới da thành những vết đỏ bầm li ti, thường là nơi chân dưới (bắp chuối)
-Chảy máu kéo dài khi bị đứt da
- Chảy máu nướu răng hoặc chảy máu mũi
-Nước tiểu hoặc phân có máu
-Kinh nguyệt ra nhiều máu bất thường
-Chảy máu rất nhiều khi giải phẫu hay sau khi làm răng
Khi nào nên đi khám bệnh?Gọi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào làm bạn lo lắng.
Chảy máu không ngừng là một trường hợp khẩn cấp. Cần tìm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn chảy máu mà không làm ngừng được bằng các kỹ thuật cấp cứu thông thường, chẳng hạn như đè chặt chỗ chảy máu một lúc lâu.
Nguyên nhânNếu vì bất kỳ lý do gì, số lượng tiểu cầu trong máu giảm xuống dưới mức bình thường thì được gọi là bệnh giảm tiểu cầu. Thông thường, chúng ta có từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trong mỗi ml máu. Vì tiểu cầu chỉ sống khoảng 10 ngày, cơ thể chúng ta liên tục cung cấp tiểu cầu mới bằng cách sản xuất tiểu cầu trong tủy xương.Giảm tiểu cầu có nhiều nguyên nhân:
1.Tiểu cầu bị kẹt trong lá láchLá lách là một bộ phận lớn cỡ bàn tay, nằm ngay dưới khung xương sườn phía bên trái của bụngThông thường, lá lách hoạt động để chống nhiễm trùng và lọc các vật liệu không tốt từ máu. Lá lách bị lớn vì một nguyên nhân nào đó, có thể giữ lại quá nhiều tiểu cầu, khiến số lượng tiểu cầu lưu thông bị giảm đi.
2.Giảm sản xuất tiểu cầuTiểu cầu được sản xuất trong tủy xươngMột số bệnh như ung thư máu và thiếu máu có thể đưa đến số lượng tiểu cầu sản xuất bị giảm đi. Nhiễm siêu vi kể cả HIV, có thể làm giảm khả năng chế tạo tiểu cầu của tủy xương. Hóa chất, thuốc hóa trị và uống nhiều rượu cũng có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu.
3.Tiểu cầu bị phân hủy quá nhiềuMột số bệnh có thể làm cơ thể sử dụng hoặc phá hủy tiểu cầu nhanh hơn là được sản xuất, khiến đưa đến tình trạng thiếu tiểu cầu trong máuVí dụ như:
-Mang thai.
Việc mang thai có thể gây ra giảm tiểu cầu nhẹ.
-Bệnh giảm tiểu cầu tự phát (ITP): Trong bệnh này, hệ thống miễn nhiễm coi tiểu cầu như một mối đe dọa và làm ra kháng thể tấn công và phá hủy chúng.
-Bệnh tự miễn nhiễm: Hệ thống miễn nhiễm của cơ thể tấn công các mô khỏe mạnh, gây ra giảm tiểu cầu. Ví dụ: bệnh lupus và thấp khớp.
-Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến sự phá hủy tiểu cầu.
-Bệnh giảm tiểu cầu huyết khối (TTP): Trong bệnh hiếm thấy này, những cục máu đông nhỏ đột nhiên xuất hiện khắp cơ thể, sử dụng một số lượng lớn tiểu cầu.
-Hội chứng urê huyết: Bệnh hiếm gặp này gây ra giảm tiểu cầu, phá hủy các hồng huyết cầu và suy thận, đôi khi gây ra bởi vi trùng E. coli có trong thịt sống hoặc nấu chưa chín.
-Thuốc: Một số thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu vì tác dụng lên hệ miễn nhiễm khiến tiểu cầu bị phá hủy. Ví dụ: heparin, quinidine, quinine, sulfa, interferon, thuốc chống co giật và muối vàng.
Biến chứngKhi số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 10.000/ ml, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều, gây nguy hiểmGiảm tiểu cầu nặng cũng có thể gây chảy máu trong óc hoặc ở ruột, có thể gây chết người.
Phương pháp điều trị và thuốc1.Giảm tiểu cầu nhẹ: Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ có thể không cần điều trị, bệnh sẽ tự hết. Ví dụ, giảm tiểu cầu nhẹ ở phụ nữ mang thai thường hết sau khi sinh.
2.Giảm tiểu cầu nặng hơn
-Điều trị nguyên nhân: Nếu bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây ra giảm tiểu cầu và chữa trị, triệu chứng sẽ hết.
-Truyền máu: Nếu mức độ tiểu cầu quá thấp, bác sĩ có thể cho truyền hồng huyết cầu hoặc tiểu cầu.
-Bệnh ITP có thể được chữa bằng các loại thuốc ngăn chặn kháng thể tấn công tiểu cầu như corticosteroid. Nếu corticosteroids không chữa được, bác sĩ có thể giải phẫu cắt bỏ lá lách hoặc dùng thuốc mạnh hơn để ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bạn.
Tự giúpNếu bị bệnh giảm tiểu cầu, nên:
-Tránh các hoạt động có thể gây ra thương tích như các môn thể thao quyền Anh và bóng đá, hay cưỡi ngựa và trượt tuyết.
-Uống rượu ở mức độ vừa phải hay ngưng uống vì rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu.
-Thận trọng khi dùng các loại thuốc over-the-counter. Thuốc giảm đau mua tự do có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu của bạn: aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin, hiệu khác).
BS Nguyễn Thị Nhuận