logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 07:51:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

UserPostedImage
Huy chương của giải thưởng Nobel danh giá nhất thế giới hàng năm. DR


Trong tuần đầu tháng 10 này, cả thế giới đều hướng về Thụy Điển và Na Uy đón đợi những cái tên được nhận giải Nobel của 6 lĩnh vực tiêu biểu : Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Giải thưởng cao quý ghi nhận những công lao to lớn của những cá nhân đã đóng góp cho nhân loại này đã có lịch sử hơn 100 năm, bắt đầu từ ý tưởng nhân bản của một người đã sáng chế ra thuốc nổ.. và còn nhiều điều ít được nói đến xung quanh giải Nobel.
Giải Nobel ra đời bắt nguồn từ ý nguyện của nhà bác học đồng thời là một nhà công nghiệp người Thuỵ Điển Alfred Nobel ( 1833-1896) muốn dành toàn bộ thu nhập hàng năm từ khối tài sản lớn của ông để lại cho các công trình phục vụ lợi ích của con người. Alfred Nobel, người sáng chế ra thuốc nổ, đã ghi nguyện vọng đó trong chúc thư lập tại Paris năm 1895, tức là một năm trước khi ông qua đời.

Theo di chúc, tài sản của ông để lại khoảng 31,5 triệu cua-ron Thụy Điển, tính theo giá trị hiện tại có cộng thêm trượt giá giờ được tính là trên 200 triệu đô la Mỹ, được làm vốn lấy lãi hàng năm để trao thưởng cho « những người đã có những công trình đóng góp to lớn cho nhân loại trong năm trước ».

Chúc thư của Alfred Nobel phân chia các nhóm giải thưởng như sau :
« Đầu tiên dành cho tác giả của phát hiện hoặc phát minh quan trọng trong lĩnh vực vật lý ; thứ hai là tác giả của phát hiện hay phát minh quan trọng trong lĩnh vực hoá học ; thứ ba cho tác giả của các công trình phát hiện quan trọng về sinh lý học hoặc y học; giải thứ tư dành cho tác giả của tác phẩm văn học có ý tưởng lớn; giải thứ năm để trao tặng cho nhân vật có đóng góp lớn lao nhất giúp các dân tộc đoàn kết xích lại gần nhau, giúp xoá bỏ, hạn chế vũ khí hoặc có công thúc đẩy hoà bình ».

Ngoài ra, Alfred Nobel đã chỉ định trong di chúc những uỷ ban khác nhau để trao giải thưởng hàng năm. Đó là : Viện hàn lâm Thuỵ Điển chịu trách nhiệm giải Văn học, Viện Karolinska Institut trao giải Y học, Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển phụ trách giải Vật lý và Hoá học và một uỷ ban đặc biệt gồm 5 thành viên do Quốc hội Na Uy bầu ra phụ trách trao giải Hoà bình.

Thế nhưng người để lại di chúc đã không giải thích các thể thức trao giải thưởng cho các ủy ban xét giải. Về mặt luật pháp, chúc thư không chỉ định cụ thể người được nhận di tặng tài sản. Chính vì thế chúc thư khi được mở đọc năm 1897 đã gây tranh cãi gay gắt bởi các thành viên gia đình nhà Nobel.

Phải mất hơn ba năm sau đó thì các vấn đề nảy sinh mới được giải quyết bằng việc lập ra Quỹ Nobel, có tư cách pháp nhân là người nhận dị tặng. Quỹ này quản lý nguồn vốn giải Nobel trong khi đó các uỷ ban được chỉ định trong di chúc có nhiệm vụ xét duyệt việc trao giải. Và ngày 10/12/1909 những giải thưởng Nobel đầu tiên đã được đích thân nhà vua Thuy Điển trao tại Stockholm.

Đến năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm thành lập, ngân hàng trung ương Thuỵ Điển (Riksbank) đã lập ra giải thưởng Khoa học kinh tế để tưởng nhớ đến Alfred Nobel. Ngân hàng này hàng năm rót cho Quỹ Nobel một khoản tiền để trao giải Nobel Kinh tế.

Đến năm 1974, giải Nobel bắt đầu mới có quy định truy tặng. Hai người Thụy Điển đã nhận giải Nobel theo cách truy tặng đó là Erik Axel Karlfeldt cho Nobel Văn học năm 1931 và Nobel Hoà bình 1961 cho Dag Hammarskjold.
Trong mỗi lĩnh vực, những nhân vật được đề cử theo đề nghị của các viện hàn lâm hay viện nghiên cứu của Thụy Điển, riêng Nobel Hoà bình do uỷ ban của Na uy đề cử, hoặc do những những nhân vật có uy tín của quốc tế giới thiệu.

Danh sách đề cử sau đó sẽ được một uỷ ban đặc biệt gồm 5 viện sĩ hàn lâm, được bầu 3 năm một lần, sàng lọc từ đầu năm. Trước mùa hè, ban giám khảo ấn định danh sách cuối cùng gồm 5 cái tên hoặc nhóm người. Người trúng giải được bầu kín trong uỷ ban vào đầu tháng 10. Bốn người bị loại sẽ được đặc cách tham gia vào lần lựa chọn cho giải năm sau.

Tuần đầu của tháng 10, lần lượt những người được nhận trong các lĩnh vực sẽ được công bố trong các cuộc họp báo mỗi ngày. Đến giờ giá trị mỗi giải Nobel là 8 triệu cua-ron tiền Thuỵ Điển, tương đương khoảng trên 900 nghìn đô la Mỹ.

Cái giá của những tấm huy chương Nobel
Giải Nobel, phần thưởng cao quý nhất biểu tượng của công lao vĩ đại đóng góp cho nhân loại. Bên cạnh hình ảnh rất nhân bản và hòa bình, những tấm huy chương Nobel còn mang giá trị vật chất mua bán được.

Có người nói, không nhất thiết cứ phải là người kiến tạo hoà bình cho Trung Đông, là nhà khoa học vén màn bí ẩn của tự nhiên hay là tác giả viết ra những kiệt tác văn chương mới có được tấm huy chương Nobel treo trên tường nhà mình. Đơn giản là chỉ cần bỏ tiền ra mua, nhưng không phải ai cũng có điều kiện làm được việc đó.

Trong lịch sử 114 năm của mình, đã có 889 giải Nobel được trao cho những công trình làm nên thành tựu lớn trong các lĩnh vực Hoà bình, Văn học, Y học, Vật lý, Hoá học và kinh tế. Nếu như danh hiệu Nobel là vô giá thì những tấm huy chương bằng 150 gram vàng 18 ca-ra chạm hình Alfered Nobel lại có giá của nó, thậm chí là rất cao. Có lẽ thế mà đã có khoảng một chục tấm huy chương Nobel được bán đầu giá.

Người ta vẫn thường nói hoà bình là không có giá, ấy vậy giải Nobel cho hoà bình đấy lại có giá, mà cái giá đôi khi không được cao cho lắm. Tấm huy chương Nobel Hòa bình được bán rẻ nhất trong đấu giá đó là của Aristide Briand, người Pháp đã có đóng góp lớn trong năm 1926 vào cuộc hoà hợp ngắn ngủi Đức –Pháp. Năm 2008 huy chương Nobel này được bảo tàng Ecomusée của Saint-Nazaire mua về với khoản tiền khiêm tốn : 12 nghìn euro. Khá hơn một chút, huy chương Nobel Hoà bình của người Anh William Randal Cremer vinh danh năm 1903 đã bán với giá 17.000 đô la tại một cuộc đấu giá năm 1985.

Việc đem huy chương giải Nobel ra bán có vẻ đang dần trở nên phổ biến. Có điều ngạc nhiên là ngày càng có nhiều người được nhận giải hoặc gia đình họ muốn bán tháo món đồ sở hữu quý giá. Từ đầu năm 2014, ít nhất đã có 8 tấm huy chương Nobel được đưa ra đấu giá.

Giám đốc bộ phận sách và bản thảo viết tay của nhà đấu giá Christie’s, ông Francis Wahlgren giải thích với AFP : « Ngày càng có nhiều người quan tâm đến các phát hiện và phát triển của thế kỷ 20, giải Nobel thực sự là biểu tượng cho những thành công vĩ đại nhất của thế kỷ, dù đó là lĩnh vực khoa học, kinh tế hay hoà bình ».

Mới đây, nhiều tấm huy chương của giải Nobel vật lý, Hoá học hay Kinh tế đã được bán với khoảng từ 300.000 đến 400.000 đô la. Trở lại giải Nobel Hoà bình, tấm huy chương của ngưới Bỉ Auguste Beernaert (được trao năm 1909) đã đạt tới giá 661 nghìn đô la và huy chương Nobel của Carlos Saavedra Lamas, người Achentina, nhận năm 1936, thậm chí đã tìm được người mua với giá kỷ lục 1,16 triệu đô la.

Thế nhưng huy chương Nobel Y học vẫn giữ giá nhất. Rất hiếm có người nhận giải trong lĩnh vực này muốn nhượng lại biểu tượng phần thưởng của mình khi còn sống. Kỷ lục hiện nay là của James Watson, người Mỹ được nhận giải nobel Y học năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc ADN. Ông đã bán được tấm huy chương Nobel của mình với giá 4,76 triệu đô la hồi tháng 12/2014. Trong khi đó chỉ trước đó có 20 tháng, những người được thừa kế của nhà khoa học Anh Francis Crick, nhận chung Nobel Y học với James Watson, lại chỉ bán được tấm huy chương với giá chưa bằng một nửa.

Giải Nobel Y học người Mỹ James Watson hồi năm 2007 đã từng làm dậy sóng dư luận với phát biểu cho rằng người châu Phi kém thông minh hơn người phương Tây. Có lẽ vì hay có những phát biểu gây sốc nên món hàng của ông trở nên đắt giá chăng ? Tấm huy chương Nobel của James Watson được tỷ phú người Nga Alicher Ousmanov trả giá cao như vậy, theo ông cho biết là để tỏ lòng biết ơn với các công trình của nhà khoa học Mỹ.

Một trường hợp khác cũng đáng nói, đó là nhà khoa học người Mỹ, Leon Lederman, nhận giải Nobel Vật lý năm 1988. Nay đã 93 tuổi nhưng tháng Năm vừa qua ông vẫn quyết định đem bán huy chương Nobel của mình và đã thu về 765 nghìn đô la.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 05/10/2015 lúc 08:09:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 08:10:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nobel Y học 2015 ân thưởng công trình chống các bệnh ký sinh
UserPostedImage
Hình ba nhà khoa học nhận giải Nobel Y học 2015: Từ trái William Campbell, Satoshi Omura và Youyou Tu hiện trên màn hình cuộc họp báo tại Stockholm ngày 5/10/2015. AFP PHOTO / JONATHAN NACKSTRAND

Ba nhà khoa học Ailen, Nhật và Trung Quốc cùng được trao tặng giải thưởng Nobel Y học 2015. Đây là những nhà nghiên cứu có công lao phát hiện cách trị liệu bệnh sốt rét và giun sán, đại nạn của dân nghèo ở các nước kém phát triển.
Ngày 05/10/2015, ngày đầu tiên của mùa Nobel 2015, Ủy ban Nobel Y Học Thụy Điển ở Stockholm thông báo trao giải thưởng cao quý 2015 cho nhà nghiên cứu Ai len William Campell và Nhật Bản Satoshi Omura, phát minh ra thuốc mới trị liệu ký sinh trùng , đặc biệt là ác loại giun chỉ. Thuốc Avermectine trị chỉ trùng và nhiều loại giun sán khác do Satoshi Omura và William Campell tìm ra.

Khôi nguyên thứ ba là bác sĩ Đồ U U (Tu You You) người Trung Quốc. Năm nay 85 tuổi, công trình nghiên cứu của nữ bác sĩ họ Đồ, phối hợp các toa thuốc cổ truyền với tân dược chống bệnh sốt rét đã nổi tiếng từ lâu. Hoạt chất trích từ cây Ngải hương (Artemia annua) và cây Khổ ngải (Artemisa absinthium) được xem là thuốc thật hiệu nghiệm trừ bệnh sốt rét có tên khoa học Artemisinine.

Trong bản tuyên dương, Ủy ban Nobel Y học nhấn mạnh đến công lao của ba nhà khoa học góp phần trị liệu những dịch bệnh do ký sinh trùng, gây tử vong cho nhân loại trong nhiều thế kỷ.

Năm ngoái, Nobel Y học được trao cho hai nhà khoa học Na Uy May Britt và Edvard Moser và nhà nghiên cứu Anh quốc tịch Mỹ John O’Keefe về « GPS interne » trong não bộ , mở đường tìm hiểu thêm về bệnh Alzheimer.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 05/10/2015 lúc 08:11:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khoa học gia Ireland, Nhật, TQ đoạt giải Nobel Y học 2015

UserPostedImage
Ba khoa học gia Ireland, Nhật, Trung Quốc đoạt giải Nobel Y học 2015.

Giải Nobel đầu tiên trong năm nay vừa được công bố.

Ủy ban Nobel tại Stockholm trao Giải Nobel Y học cho các khoa học gia của Ireland, Nhật Bản, và Trung Quốc.

Nhà khoa học William Campbell từ Ireland và khoa học gia Satoshi Omura từ Nhật Bản cùng chia giải thưởng cho khám phá về một "liệu pháp mới" chống lại chứng nhiễm trùng gây ra bởi loài ký sinh trùng giun tròn.

Khoa học gia người Trung Quốc Đồ U U phát minh ra một loại thuốc giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong nơi các bệnh nhân sốt rét, và bà là người thứ ba được nhận Giải Nobel y học năm nay.

Ủy ban Giải thưởng Nobel nhấn mạnh "Hai phát minh vừa kể cung cấp cho nhân loại các phương tiện mới mạnh mẽ chống lại những chứng bệnh làm suy yếu sức khỏe tác động tới hàng trăm triệu người mỗi năm. Các kết quả về cải thiện sức khỏe con người và giảm bớt đau đớn bệnh tật là vô lượng."

Ông Campbell hiện đang là một nghiên cứu sinh danh dự tại Đại học Drew ở Madison, New Jersey, miền đông Hoa Kỳ.

Ông Omura, người có 2 bằng tiến sĩ - một trong lĩnh vực khoa học dược và một về hóa học - là giáo sư danh dự tại Đại học Kitasato của Nhật Bản.

Bà Đồ U U là giáo sư Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc.
Theo VOA
xuong  
#4 Đã gửi : 06/10/2015 lúc 07:57:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giải Nobel vật lý 2015 được trao cho khoa học gia Nhật Bản Takaaki Kajita và khoa học gia Canada Arthur McDonald

Nobel Vật lý 2015 thưởng công khám phá về neutrino

UserPostedImage
Chân dung hai giải thưởng Nobel Vật lý năm 2015, Takaaki Kajita (T) và Arthur B McDonald. AFP PHOTO / JONATHAN NACKSTRAND

Ngày 06/10/2015, nhà vật lý học Nhật Bản Takaaki Kaijta và đồng nghiệp Canada Arthur B McDonald được Ủy ban Nobel Vật Lý Thụy Điển trao giải thưởng 2015. Công lao của hai khoa học gia vật lý hạt tử này là khám phá ra khối lượng của hạt tử cơ bản Neutrino.
Theo thông cáo của Ủy ban Nobel Vật Lý, giáo sư Takaaki Kaijta và Arthur B McDonald đã chứng minh được hạt tử cơ bản neutrino có khả năng thay đổi « bản chất » có nghĩa là có khối lượng. Khám phá này giúp cho nhân loại hiểu sâu hơn về cách vận hành của vật chất và rất có thể là yếu tố quyết định để tìm hiểu về vũ trụ.

Neutrino được phát hiện trong thập niên 1960 nhưng trong suốt một thời gian dài giới khoa học tưởng lầm hạt tử này không có trọng lượng. Tuy sự hiện hữu của neutrino trong vũ trụ nhiều gấp 1 tỷ lần các hạt tử khác của nguyên tử nhưng cực kỳ khó phát hiện. Vì không có « điện » nên neutrino có thể xuyên qua tường một một cách dễ dàng. Phải có một bức tường bằng chì có bề dày một năm ánh sáng mới chận được phân nửa số hạt tử có « sở trường » thay hình đổi dạng như con tắc kè. Di chuyển với vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, neutrino có thể biến thành ba loại hạt tử khác nhau.

Vào thập niên 1990, giáo sư Taaki Kaijta phát hiện được hạt tử neutrino trong khí quyển « thay đổi bản chất » trên đường bay đến máy thăm dò Super Kamiokande ở Nhật. Cùng thời điểm đó, nhóm nghiên cứu Canada của đồng nghiệp Arthur B McDonald cũng vừa chứng minh được số lượng Neutrino xuất phát từ mặt trời bay đến trái đất không biến mất trên con đường dài từ 147 đến 152 triệu km. Các hạt tử này, dưới bản chất khác, được đài quan sát Sudbury thu được và đo lường.

Khám phá này đã giải đáp được một bài toán nát óc mà các nhà vật lý hạt tử cũng như vật lý thiên văn từ nhiều thập niên qua không thể giải thích thỏa đáng :

Đó là nếu so sánh với số hạt tử được tính toán theo lý thuyết thì vì sao có đến 2/3 hạt tử neutrino bị thiếu khi đo đếm tại địa cầu. Trong tổng số 10 tỷ neutrino đi ngang qua trái đất chỉ có một hạt tử phản ứng với một nguyên tử của trái đất.

Năm 2014, Nobel Vật Lý được trao cho ba nhà khoa học Nhật Bản là Isamu Akasahi, Hiroshi Amano và vị thứ ba mang quốc tịch Mỹ, Shuji Nakamura về công trình nghiên cứu quang học. Khám phá này được ứng dụng trong thương mại với đèn LED, tiết kiệm năng lượng và tiền bạc, giúp cho hằng trăm triệu dân ở các nước nghèo được ánh sáng.

Theo AFP
xuong  
#5 Đã gửi : 07/10/2015 lúc 08:10:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nghiên cứu về sự phục hồi ADN đoạt giải Nobel Hóa học 2015

UserPostedImage
Ba khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học 2015. Ông Lindahl, người Thụy Điển, ông Modrich, người Mỹ và ông Sancar là người Thổ Nhĩ Kỳ.

Hội đồng Giải Thưởng Nobel ở Stockholm, Thụy Điển, đã trao giải thưởng về hóa học năm nay cho 3 nhà khoa học cho công trình nghiên cứu của họ để phục hồi A-D-N ở người có thể sử dụng trong điều trị ung thư.

Những người đoạt giải Nobel năm nay gồm có nhà khoa học Tomas Lindahl của Viện Sir Francis Crick và Phòng Thí Nghiệm Clare Hall ở Anh, nhà khoa học Paul Modrich của trường Đại học Duke, và nhà khoa học Aziz Sancar của trường Đại học North Carolina ở Chapel Hill – cả 2 đều nằm ở miền đông của tiểu bang North Carolina của Mỹ. Ông Lindahl là người Thụy Điển, ông Modrich là người Mỹ và ông Sancar là người Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm thứ ba, giải thưởng Nobel về Vật lý được trao cho 2 nhà khoa học của Nhật và Canada – ông Takaaki Kajita và ông Arthur MacDonald – cho khám phá của họ về sự dao động của hạt sơ cấp neutrino, trong đó cho thấy hạt neutrino – là những hạt có nhiều thứ nhì trong vũ trụ chỉ sau hạt photon – có trọng lượng và thay đổi định dạng.

Hôm thứ 2, ủy ban Nobel công bố người giành giải về y học là các nhà khoa học người Ireland, Nhật và Trung Quốc.

Ông William Campbell của Ireland và ông Satoshi Omura của Nhật cùng chung giải thưởng cho công trình nghiên cứu của họ về một liệu pháp mới chữa trị những viêm nhiễm do ký sinh trùng dòng giun sán gây ra.

Nhà khoa học người Trung Quốc, bà Đồ U U, đã khám phá ra một loại thuốc có khả năng làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị sốt rét và bà cũng đã cùng giành giải thưởng này.

Các giải Nobel được trao năm nay về các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình và khoa học kinh tế. Tiền thưởng là do nhà sáng chế người Thụy Điển Alfred Bobel để lại và các giải thưởng, có từ năm 1901, đã trở thành giải thưởng thành tựu cao nhất trong mỗi lĩnh vực.

Giải Nobel kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel cũng do hội đồng này trao mặc dù nó không phải là một trong những giải do Alfred Nobel sáng lập ra.

Những người giành giải được trao một giải thưởng bằng tiền có giá trị hơi khác nhau trong từng năm. Họ cũng nhận được một huy chương và một “bằng” Nobel.

Những người giành giải thưởng được công bố vào tháng 10, và các giải thưởng được trao tại những lễ trao giải được tổ chức đầu tháng 12 tại Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, và Oslo, thủ đô của Na Uy.

Nhiều người cùng giành 1 giải thưởng sẽ chia đều phần thưởng nhận được.

Theo VOA
xuong  
#6 Đã gửi : 07/10/2015 lúc 08:17:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ba nhà nghiên cứu ADN nhận Nobel Hóa học

UserPostedImage
Mô hình ADN được trưng bày trong cuộc họp báo tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển, ngày 07/10/2015. REUTERS

Tại Stockholm hôm nay, 7/10/2015, Ủy ban Nobel đã công bố giải Nobel Hóa học 2015 được trao cho ba nhà khoa học Thụy Điển và Mỹ vì những công trình nghiên cứu về sửa ADN bị hư hại. Phát hiện này đã đóng góp quan trọng cho việc điều trị ung thư.
Ba nhà khoa học đồng nhân giải Nobel Hóa học gồm Tomas Lindahl người Thụy Điển, Paul Modrich, người Mỹ và Aziz Sancar, người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Mỹ.

Ba nhà khoa học nghiên cứu về « hộp dụng cụ tế bào » được trao giải về công trình nghiên cứu sử dụng các công cụ, như tia cực tím, vào việc sửa chữa ADN bị hư hại.

Ban giám khảo, các viện sĩ hàn lâm Thụy Điển đánh giá công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học « đã đưa ra hiểu biết cơ sở về cách thức một tế bào sống hoạt động và để dùng cho việc phát triển cách điều trị ung thư mới ».

Giá trị giải thưởng năm nay được chia một nửa cho nhà khoa học Sancar, 69 tuổi, sinh ra tại một làng nhỏ ở Savur thuộc miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, trong một gia đình nghèo khó có 8 người con. Sự nghiệp của ông lẽ ra đi theo con đường bóng đá chuyên nghiệp, ông từng là thủ môn của đội tuyển trẻ quốc gia, nhưng cuối cùng Aziz Sancar đã chọn hướng nghiên cứu khoa học. Ông theo học tại Đại học Texas ở Dallas và hiện đang giảng dạy tại đại học Chapel Hill ( Bắc Carolina).

Nửa còn lại của giải thưởng chia cho hai nhà khoa học Lindahl và Modrich.

Nhà khoa học Thụy Điển Tomas Lindahl 77 tuổi hiện đang làm việc tại các phòng thí nghiệm lớn ở Anh Quốc.
Nhà nghiên cứu Mỹ Paul Modrich sinh năm 1946, tiến sĩ khoa học, thuộc Viện y học Howard Hughes, ở ngoại ô Washington. Ngoài ra ông còn là Giáo sư sinh hóa tại Đại học Dunke ( Bắc Carolina).
Theo RFI
phai  
#7 Đã gửi : 08/10/2015 lúc 09:00:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Svetlana Alexievitch, Nobel Văn học 2015

UserPostedImage
Nhà văn Svetlana Alexievich.

Viện Hàn Lâm Thụy Điển vinh danh một nhà văn, một nhà báo với những tác phẩm « mang đầy âm sắc, một tượng đài của nỗi đau và lòng dũng cảm trong thời đại của chúng ta ». Svetlana Alexievitch, 67 tuổi, vừa trở thành nhà văn nữ thứ14 đoạt giải Nobel Văn học.
Trong buổi công bố về danh tính khôi nguyên Nobel Văn học 2015 Viện Hàn Lâm Thụy Điển giải thích : ban giám khảo dành tặng giải thưởng cao quý này cho một « nhà văn lớn đã khai mở những con đường mới trong văn học ».

Vào lúc tên tuổi của Svetlana Alexievitch được ủy ban Nobel xướng lên vào trưa nay, 08/10/2015 thì tại Bélarus, ngay trên quê hương bà, Svetlana Alexievitch vẫn bị kiểm duyệt.

Sveltana Alexievitch là tác giả của những Voices from Chernobyl: The Oral History of a Nuclear Disaster, Quan tài Kẽm, Zinky Boys : Soviet Voices from the Afghanistan War- Zinky boys: Soviet voices from a forgotten war- trong đó tác giả nói về mặt trái của chiến tranh Afghanistan, một cuộc chiến và những thân phận bị lãng quên.

Sinh năm 1948 tại miền Tây Ukraina, Svetlana Alexievitch tốt nghiệp trường báo chí đại học Minsk và bắt đầu sự nghiệp vào những năm 1970, làm việc cho tờ báo Selskaia. Chính trong vai trò của một phóng viên, bà đã có dịp gặp gỡ để ghi lại lời kể của những người đàn bà, nạn nhân hay nhân chứng trong chiến tranh. Từ đó Svetlana Alexievitch đã sáng tác The Unwomanly Face of War. Nhưng mãi tới năm 1985 tác phẩm đầu tay của bà mới được cho ấn bản. Tên tuổi của Svetlana Alexievitch đã nổi lên không chỉ ở Liên Xô mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Sách của bà không đơn thuần là những cuối tiểu thuyết, mà chúng đều được viết dưới dạng tài liệu, căn cứ vào những trải nghiệm của những người trong cuộc.

Cuốn sách gây tiếng vang lớn của giải Nobel Văn học 2015 dành để nói về tại họa Chernobyl - Voices from Chernobyl: The Oral History of a Nuclear Disaster - Lời khẩn cầu từ Chernobyl tới nay vẫn bị cấm ở Bélarus.

Trước khi đoạt giải Nobel Văn học, Svetlana Alexievitch từng dành được nhiều giải thưởng lớn của văn đàn Châu Âu như giải Médecis của Pháp (2013) hay giải thưởng từ giới in ấn và phát hành sách của Đức.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 08/10/2015 lúc 09:05:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#8 Đã gửi : 08/10/2015 lúc 09:04:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhà văn Ukraine Svetlana Alexievich đoạt giải Nobel Văn chương

UserPostedImage
Nhà văn Svetlana Alexievich.

Ủy ban Giải Nobel ở Stockhom, Thụy Điển, đã trao giải thưởng Nobel văn học năm nay cho nhà báo người Belarus Svetlana Alexievich cho “những tác phẩm giàu âm điệu của bà là một đài tưởng niệm về những nỗi đau khổ và lòng dũng cảm của thời đại chúng ta.”

Bà Alexievich đã viết những cuốn sách về ảnh hưởng đối với con người của thảm hoạ Chernobyl, chiến tranh ở Afghanistan, và chiến tranh ở Liên Xô cũ và thời kỳ hậu Xô viết. Những tác phẩm của nhà văn, nhà báo người Ukraine này dựa nhiều vào lịch sử truyền khẩu và những cái nhìn của người trong cuộc.

Nhà văn Alexievich sinh ra ở thị trấn Ivano-Frankivsk của Ukraine trong một gia đình có bố người Belarus và mẹ người Ukraine. Gia đình của bà chuyển đến Belarus ngay sau khi bố của bà hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Alexievich làm việc cho một vài tờ báo nơi bà đã giành được danh tiếng là một “nhà báo có ý kiến chống đối với quan điểm chống Xô Viết.”

Năm 1985, bà Alexievich xuất bản cuốn The Umwomanly Face of War (Khuôn mặt không có tính đàn bà của chiến tranh), là một cuốn tiểu thuyết của những độc thoại của khoảng 200 người phụ nữ đã tham gia Chiến Tranh Thế Giới thứ 2.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó được đăng trên trang web cá nhân, nhà văn Alexievich nói: “Tôi đã đi tìm một phương pháp văn học có thể cho chúng ta tiếp cận gần nhất có thể tới cuộc sống thực… Thực tế luôn hấp dẫn tôi như một cục nam châm, nó hành hạ và làm tôi mê muội, tôi muốn nắm lấy nó trên tờ giấy.”

Những tác phẩm nổi tiếng khác của bà bao gồm Voices from Chernobyl (Những tiếng nói từ Chernobyl), một lịch sử kể bằng miệng, từ khoảng 500 cuộc phỏng vấn, về thảm họa nhà máy điện hạt nhân năm 1986 ở Ukraine, và Zinky Boys (Những cậu bé bằng kẽm) là một sự ghi chép đầu tiên về cuộc chiến Soviet-Afghan ở Afghanistan.

Giải Nobel là giải thưởng gần đây nhất và danh giá nhất trong chuỗi giải thưởng mà bà Alexievich đã nhận được cho những tác phẩm của bà. Bà là người phụ nữ thứ 14 nhận giải Nobel văn học.
Theo VOA
nga  
#9 Đã gửi : 09/10/2015 lúc 07:53:11(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đoạt giải Nobel hòa bình

UserPostedImage
Bà Kaci Kullmann Five, đứng đầu Ủy ban Nobel, thông báo người thắng giải Nobel Hòa bình năm 2015 trong cuộc họp báo ở Oslo, Norway, ngày 9/10/2015.

Bộ tứ Đối thoại Quốc gia ở Tunisia đã đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay về công tác trong việc ủng hộ tiến trình dân chủ hóa ở nước này sau cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” năm 2011. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại châu Âu gửi về bài tường thuật từ London.

Tại Oslo hôm nay, Người đứng đầu Ủy ban Nobel, bà Kaci Kullman Five đưa ra thông báo:

“Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định giải Nobel Hòa bình năm 2015 sẽ được trao cho Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia về sự đóng góp quyết liệt của họ trong việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên ở Tunisia sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2011”.

Bộ tứ này gồm các nghiệp đoàn lao động cũng như Liên minh Nhân quyền Tunisia và Hội Luật gia Tunisia.

Bà Kullman Five nói nhóm này đã khởi sự công tác vào một thời điểm khi tiến trình dân chủ hóa mong manh của Tunisia đang lâm vào nguy cơ sụp đổ vì hậu quả của những vụ ám sát chính trị và tình trạng bất ổn xã hội.

“Bộ tứ này đã thiết lập một tiến trình chính trị ôn hòa để thay thế vào một thời điểm đất nước đứng ở bờ vực nội chiến”.

Tunisia là hiện trường của những vụ nổi dậy dân chúng đầu tiên năm 2011 được gọi là “Mùa Xuân Ả Rập”. Người dân Tunisia đã xuống đường và buộc Tổng thống lâu đời là ông Zine el Abidine Ben Ali phải ra đi, với hy vọng chấm dứt nhiều thập niên cai trị độc tài và tham nhũng.

Tựu trung Tunisia là câu chuyện thành công duy nhất của Mùa Xuân Ả Rập.

UserPostedImage
Tổng thư ký Liên đoàn Lao động Tunisia (UGTT) Houcine Abbassi, Chủ tịch công đoàn người sử dụng lao động Tunisia (UTICA) Wided Bouchamaoui, Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Tunisia (LTDH) Abdessattar ben Moussa và chủ tịch Hiệp hội Luật sư Quốc gia Tunisia Mohamed Fadhel Mahmoud.

Trong khi Ai Cập và Libya chìm vào tình trạng hỗn loạn chính trị và Syria rơi vào một cuộc nội chiến toàn diện, Tunisia đã thực hiện một tiến trình bầu cử bất bạo động trong đó cử tri hồi năm ngoái đã đem lại chiến thắng cho một chính đảng thế tục.

Nhưng vẫn còn những thắc mắc về mức độ bền vững của các thắng lợi vào lúc nước này tiếp tục đối phó với vấn đề tham nhũng, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở mức 35% và việc hàng ngàn thanh niên Tunisia bị tuyển mộ vào hàng ngũ các phần tử cực đoan, trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo.

Năm nay, Hoa Kỳ đã cam kết hàng trăm triệu đô la viện trợ và hợp tác thêm để củng cố nền dân chủ non trẻ. Trong một chuyến thăm Washington của Tổng thống Tunisia hồi tháng 5, Tổng thống Obama đã chỉ định nước này là một đồng minh chính ngoài khối NATO của Hoa Kỳ, khiến Tunisia có thể nhận thêm viện trợ quân sự.

Ủy ban Nobel hôm nay tuyên bố hy vọng Tunisia sẽ là một tấm gương cho các nước khác.

Danh sách 273 ứng viên năm nay nằm trong số các danh sách dài nhất từ trước đến nay được đề cử giải Nobel hòa bình và bao gồm Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng như Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Theo VOA
nga  
#10 Đã gửi : 09/10/2015 lúc 08:08:49(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Bộ tứ vì Đối thoại Dân tộc Tunisia nhận giải Nobel Hòa bình

UserPostedImage
Bộ tứ vì Đối thoại dân tộc Tunisia ngày 21/10/2013 trong một cuộc họp báo.
REUTERS/Anis Mili

Giải Nobel Hòa bình 2015 đã được tặng cho nhóm bốn tổ chức hay Bộ tứ đã đỡ đầu cho cuộc Đối thoại Dân tộc Syria sáng nay 09/10/2015. Bộ tứ này được nhìn nhận đã có « đóng góp quyết định » vào tiến trình chuyển đổi dân chủ hết sức khó khăn của Tunisia, cái nôi của phong trào Mùa Xuân Ả Rập, như lời vinh danh của Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, Kaci Kullmann Five.
Việc Bộ tứ vì Đối thoại Dân tộc Tunisia được trao giải Nobel Hòa bình là hết sức bất ngờ, vì trước đó các tổ chức nói trên đã không có mặt trong nhóm các ứng cử viên hàng đầu của giải thưởng cao quý này (như Giáo hoàng Phanxicô, Thủ tướng Đức Merkel, hay một bác sĩ người Congo).

Bộ tứ vì Đối thoại Dân tộc Tunisia bao gồm UGTT, công đoàn lâu đời, từng đóng góp lớn cho nền độc lập Tunisia, UTICA (Hiệp hội Công nghiệp, Thương mại và nghề Thủ công Tunisia), tổ chức của giới chủ, Liên đoàn nhân quyền Tunisia và hiệp hội luật sư.

Ủy ban Nobel Hòa bình nhấn mạnh : chính Bộ tứ này đã khởi động một « tiến trình chính trị mới để mang lại giải pháp thay thế, trong hòa bình, đúng vào lúc đất nước bên bờ nội chiến ». Các tổ chức của xã hội dân sự nói trên đã thiết lập một cuộc « đối thoại quốc gia lâu dài và khó khăn » giữa nhóm cầm quyền theo chủ thuyết Hồi giáo và đối lập. Bộ tứ này đã buộc hai nhóm nói trên phải lắng nghe nhau, nhằm đưa Tunisia thoát khỏi một sự tê liệt về thể chế.

Tổng thống Pháp hoan nghênh sự kiện này với nhận định : giải thưởng Nobel Hòa bình vừa được trao là một vinh danh đối với « thành công của tiến trình quá độ dân chủ tại Tunisia », trong số tất cả các phong trào Mùa Xuân Ả Rập, chỉ duy nhất có Tunisia là đạt được một chuyển đổi thành công, « với các cuộc bầu cử được công nhận, và các định chế dân chủ ». Bộ tứ vì Đối thoại Dân tộc Tunisia đã đóng vai trò to lớn trong việc thiết lập nên một hệ thống điều hành đất nước dựa trên Hiến pháp.

Cuộc nổi dậy dẫn đến chuyển đổi dân chủ tại Tunisia năm 2011 được coi là cuộc cách mạng không đổ máu, bùng lên sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi, một thanh niên bán hàng rong.
Theo RFI
xuong  
#11 Đã gửi : 12/10/2015 lúc 07:54:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nobel kinh tế 2015 trao cho Giáo sư người Anh Angus Deaton

UserPostedImage
Chuyên gia người Anh, Angus Deaton, 69 ans, được trao Nobel Kinh tế 2015. REUTERS/Maja Suslin/

Sau Jean Tirol người Pháp năm 2014, đến phiên chuyên gia người Anh, Angus Deaton đoạt giải thưởng Nobel Kinh tế 2015. Vị giáo sư Đại học Princeton, New Jersey Hoa Kỳ có công phân tích về sự tiêu thụ của con người nhất là người nghèo, theo thông báo của Ủy ban Nobel vào hôm nay 12/10. Kinh tế là giải cuối cùng của mùa Nobel 2015.
Tác giả công trình « nghiên cứu về tiêu thụ, nghèo khó và hạnh phúc » đã được Ủy ban Nobel Kinh tế Thụy Điển chọn trao giải thưởng 2015 .

Theo nhận định của Ủy ban Nobel, « để soạn thảo một chính sách kinh tế giúp cho người dân được hạnh phúc và thoát nghèo thì điều trước tiên là phải hiểu cách tiêu xài của từng cá nhân. Hơn ai hết, Angus Deaton đã cải thiện được kiến thức này ».

Ủy ban bình luận tiếp : Khi nhìn ra mối liên hệ nhân quả giữa sự lựa chọn của cá nhân và hậu quả tập thể, công trình nghiên cứu của Angus Deaton đã góp phần làm biến đổi lãnh vực kinh tế vi mô, vĩ mô và phát triển kinh tế.

Giáo sư Angus Deaton đặt ra ba câu hỏi then chốt : Người tiêu dùng phân chia các khoản chi phí như thế nào ? Trong một xã hội, phần nào tiết kiệm phần nào tiêu thụ ? Cuối cùng là làm cách nào định lượng được mức độ hạnh phúc cá nhân con người ?

Các câu hỏi này thúc đẩy phân tích xa hơn nữa để tìm hiểu mối « tương quan giữa thu nhập và số lượng năng lượng tiêu thụ, tình trạng phân biệt giới tính trong gia đình… trong vấn đề tiêu thụ.

Sinh quán tại Scotland, giáo sư Angus Deaton đang giảng dạy tại đại học Princeton Hoa Kỳ.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 12/10/2015 lúc 07:59:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.390 giây.