Mô hình gia đình lý tưởng© Flickr.com/Robert Crum/cc-by-ncTrong 5 năm vừa qua, số trẻ sơ sinh ở Nga tăng thêm 25%. Hơn một nửa trong số đó là cháu thứ hai và thứ ba trong gia đình. Giới chuyên viên khẳng định rằng, để cải thiện tình hình nhân khẩu trong nước phải có thêm nhiều gia đình đông con.
Hiện nay, gia đình đông con không phải là hiện tượng phổ biến lắm. Người ta thường gọi họ là những “con quạ trắng”. Chưa có dữ liệu chính xác về số gia đình đông con ở Nga. Kể từ năm 1997 ở Nga ngừng tập hợp thông tin về việc người mẹ sinh con thứ mấy. Còn các chuyên viên thì đã tính toán sơ bộ và thông báo rằng, ở Nga 64% gia đình có một con, 30% - hai con, và chỉ 6% có ba con và nhiều hơn.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, gia đình lý tưởng phải có 4 đứa con: hai trai và hai gái. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Anatoly Antonov, Chủ nhiệm Tổ bộ môn “Xã hội học và Nhân khẩu học” của trường Đại học MGU: “Hiện nay, người ta thường gọi hai bố mẹ với ba con là gia đình đông con. Như vậy là không đúng. Với 3-4 con là gia đình bình thường, đủ để không làm giảm dân số trong nước. Nhưng, để khắc phục tình trạng giảm sút số dân, ở Nga phải có nhiều gia đình với 5 con và nhiều hơn. Còn hiện nay thì các gia đình như vậy chỉ chiếm 2%”.
Trong 10 năm qua, ở Nga diễn ra những biến đổi lớn trong mô hình lập gia đình. Phụ nữ cố ý hoãn thời gian đẻ con và dành thì giờ cho những nhiệm vụ khác như giáo dục, công danh, độc lập về mặt tài chính, tự do, sở thích cá nhân, duy trì vẻ đẹp. Xu hướng này được ghi nhận ở các quốc gia phát triển cao với biểu tượng cực độ được gọi là “childfree” – “không con cái”. Những người theo xu hướng không con cố ý từ chối không lập gia đình. Trên các diễn đàn chuyên môn ở mạng Internet họ dẫn ra luận cứ quan trọng nhất của họ: “trong cuộc đời có những đồ chơi thú vị hơn con cái”.
Xu hướng này có thể được giải thích như thế nào? Đó là cách nhìn nghiêm trọng về vấn đề lập gia đình hay là thái độ ích kỷ thuần tuý? Giới chuyên viên cho rằng, thái độ như vậy đối với nhân loại không khác gì hành động tự sát vì dẫn đến thoái hóa nồi giống. Ở Tây và Bắc Âu, 25-30% phụ nữ không có con cái. Ở Nga chỉ số này là thấp hơn nhiều.
Chuyên viên Anatoly Antonov nói tiếp: “Chúng tôi tiến hành các cuộc nghiên cứu, kể cả phạm vi quốc tế, để so sánh Nga với nước ngoài. Về xu hướng “không có con cái”, thì tình hình ở Nga là tốt hơn nhiều so với châu Âu. Cụ thể chúng tôi đã so sánh số người có định hướng không có con cái ở Đức, các nước Scandinav, Pháp và Anh. Ở châu Âu, tỷ lệ những người thiện cảm với xu thế này là cao hơn nhiều so với Nga”.
Các chuyên viên nhân khẩu học của Nga khẳng định rằng, những người theo xu hướng “childfree” có thể cứu được. Có thể tác động đến những người đó bằng chính sách thông thạo trong lĩnh vực xã hội, bằng cách cấp phát tiền trợ cấp bổ sung. Đây là nhiệm vụ của nhà nước và cộng đồng. Nga tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ người mẹ và trẻ em, chẳng hạn, cấp vốn tư bản cho mẹ sinh đứa con thứ hai trị giá 10.000 dollar. Cải thiện tình hình nhân khẩu là phương hướng ưu tiên trong chính sách của nhà nước.
Những bậc cha mẹ có nhiều con đều nhận xét rằng, ngoài các chương trình xã hội và tiền trợ cấp, còn phải nâng cao uy tín của các gia đình đông con. Cũng như những người theo xu hướng “childfree”, các gia đình đông con cũng tạo lập diễn đàn Internet dưới khẩu hiệu “Gia đình đông con là sáng giá!”, “Gia đình đông con là hợp thời!”, “Nhiều con là tuyệt!”.
Source: Tiếng nói nước Nga