Cộng tác viên Matthew Clayfield của ABC đã có mặt khi hàng trăm người ủng hộ quyền của người đồng tính xuống đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trò chuyện với mọi người tại đây, anh nhận thấy những thay đổi tích cực trong xã hội Việt Nam về người đồng tính.
Một người tham gia diễu hành trong lễ hội ‘Pride Rainbow Walk’ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh. (ABC: Matthew Clayfield)
Kéo vào khu phố đi bộ Nguyễn Huệ và xếp thành hàng thẳng tiến tới UBND Thành phố (Tòa nhà Thị chính cũ), dường như đây là một cách khá hiệu quả để thu hút sự chú ý không mong muốn từ cảnh sát bảo vệ trật tự trong khu phố này.
Rất nhiều lá cờ cầu vồng đã phá vỡ sự đơn điệu của những biểu ngữ búa liềm ở khắp mọi nơi trong thành phố.
Hồi tháng Tư, màu sắc và nghi lễ trên đường Nguyễn Huệ là dành cho một dịp dễ dự đoán hơn: kỷ niệm 40 năm sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và lễ khánh thành bức tượng mới của người anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nỗi lo bị đàn áp nhanh chóng biến mất. Thật vậy, trong một khoảng thời gian, Đường Nguyễn Huệ giống như ‘Disneyland’ dành cho người đồng tính.
Trẻ em đòi cha mẹ cho chụp ảnh chung với người đồng tính ăn mặc cải trang, cuộc diễu hành giống như một chiếc gối châm kim di động với gậy chụp ảnh tự sướng. Thậm chí những cảnh sát mặc đồng phục xanh cũng tỏ vẻ thích thú hơn là có hành động ngăn cản cuộc diễu hành.
Những người tham gia và khán giả chụp hình trong cuộc diễu hành ‘Rainbow Walk Pride’ Việt Nam.(ABC: Matthew Clayfield)
Trong thực tế, quốc gia Cộng sản này có lẽ đã được chứng kiến một biểu hiện bình thường mới: chỉ hai tháng trước đây, 5.000 người tụ tập tại chính nơi này khi biết tin Tòa án Tối cao Mỹ quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Trong khi Philippines xem xét ban hành lệnh cấm hôn nhân đồng tính, hệ thống pháp luật của Singapore duy trì đạo luật cấm các hoạt động đồng tính dưới bất cứ hình thức nào và luật hình sự của Brunei đề xuất phạt đòn và kết án tù dài đối với các cặp đồng tính, Việt Nam, một trong những nước hà khắc nhất trong khu vực, đã bất ngờ trở thành một trong những nước tiến bộ nhất, ít nhất là ở điểm này.
Liêu Anh Vũ, một nhân viên tổ chức nhân quyền tại Hà Nội, đã bay vào thành phố Hồ Chí Minh tham dự diễu hành. Theo Vũ nhận xét, sự kiện này cho thấy Việt Nam đã trở thành nước dẫn đầu khu vực về vấn đề hôn nhân đồng tính.
"Những ý kiến công chúng về người đồng tính đang bị phản đối ở khắp Đông Nam Á," nhà vận động nhân quyền 23 tuổi cho biết.
"Các sự kiện diễu hành đồng tính đã liên tục bị ngăn cấm ở Thượng Hải và Bắc Kinh.
"Điều quan trọng là chúng ta đã có thể diễu hành trên đường phố và công khai thể hiện bản sắc của mình cũng như thể hiện bản thân.
"Tôi tự hào khi được sống ở Việt Nam vào thời điểm này và chứng kiến một sự thay đổi lớn như vậy."
Cuộc diễu hành mang tên ‘Walk Rainbow’ là sự kiện đỉnh cao của lễ hội Việt Pride hàng năm lần thứ ba tại thành phố Hồ Chí Minh, được tổ chức trong ba ngày bởi nhóm ủng hộ người đồng tính 'Thu thập và Chia sẻ Thông tin' (Information Collecting and Sharing - ICS).
Tổ chức này cũng hỗ trợ điều phối các sự kiện tương tự tại 23 tỉnh khác trong cả nước.
Giám đốc ICS Trần Khắc Tùng mô tả lễ hội năm nay là "thành công nhất của chúng tôi ", với 5.000 người tham dự hội thảo, các buổi chiếu phim và tiệc tùng.
"Các nhà chức trách đã hỗ trợ các sự kiện của chúng tôi ... cũng như ủng hộ quyền của người đồng tính nói chung," ông Tùng cho biết.
Vào đầu năm nay, Việt Nam đã bãi bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính".
Điều đó có nghĩa là các nhóm người đồng tính bây giờ có thể hoạt động mà không ai bị truy tố. Đến tận hai năm trước, họ vẫn bị phạt nặng.
Đây không phải là bước đột phá lớn: chính phủ vẫn không công nhận hôn nhân đồng giới và chưa có khuôn khổ pháp lý cho các vấn đề này, bao gồm việc phân chia tài sản của cặp vợ chồng đồng tính trong trường hợp li thân hoặc tử vong
Một lá cờ cầu vồng được giương lên đầy vẻ tự hào trong cuộc diễu hành ‘Rainbow Walk Pride’ Việt . (ABC: Matthew Clayfield)
Tuy nhiên, mọi thứ dường như đã thay đổi trong xã hội cực kỳ bảo thủ này.
Mười lăm năm trước đây, các cặp đồng tính sống chung là bất hợp pháp, chứ không thể nghĩ đến khả năng chính thức hóa mối quan hệ của họ, và đồng tính luyến ái vẫn nằm trong danh sách chính thức liệt kê các chứng bệnh tâm thần ở Việt Nam.
Khi hiện tượng đồng tính cuối cùng được rút khỏi danh sách đó, các phương tiện truyền thông nhà nước chuyển sang mô tả đồng tính như là một "tệ nạn xã hội".
Tuy vậy, trong vài năm trở lại đây, lời lẽ đã thay đổi. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, một bộ được cho là có tư tưởng tiến bộ hơn về vấn đề này, đã công khai tuyên bố "không thể chấp nhận việc tạo ra định kiến xã hội đối với cộng đồng người đồng tính".
Theo ông Tùng, cảm nhận về cộng đồng người đồng tính đang thay đổi theo xu hướng tích cực hơn.
Ông Tùng trích dẫn một cuộc khảo sát được Viện Chính sách và Chiến lược Sức khỏe Việt Nam thực hiện 18 tháng trước. Kết quả khảo sát cho thấy 34% số người được hỏi ủng hộ quyền kết hôn đồng tính, 56% ủng hộ quyền nhận con nuôi và 51% quyền kế thừa tài sản cho các cặp vợ chồng đồng tính.
Hai năm trước , 87% số người được hỏi cho biết họ tin rằng đồng tính luyến ái là một căn bệnh có thể lây nhiễm và 48% cho rằng bệnh có thể được chữa khỏi.
Ông Tùng cho biết việc các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin về các cặp đồng tính có địa vị cao hiện nay - trong đó có Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius - đã giúp góp phần thay đổi thái độ của mọi người đối với người đồng tính.
Nhờ sự khoan dung này, ông Tùng cho biết "người đồng tính cảm thấy tin tưởng hơn vào bản thân".
Một cuộc khảo sát trực tuyến với hơn 3.000 người đồng tính tiến hành năm ngoái cho thấy 78% số người được hỏi đã kể với ít nhất một hoặc hai người. Trong năm 2008, chỉ có 2% đã làm như vậy.
"Tôi đã nói dối cha mẹ tôi mỗi khi họ đã hỏi tôi, vì vậy một hôm, tôi đã quyết định không nói dối nữa", ông Vũ nói.
"Tôi nói với họ sự thật. Bạn bè tôi tiếp nhận tin bình tĩnh hơn gia đình tôi. "
Ông nói điều quan trọng là phải nhớ rằng việc chấp nhận người đồng tính nhìn chung đang được cải thiện nhưng không đồng đều trên tất cả khu vực.
"Các vùng đô thị được tiếp xúc với người đồng tính nhiều hơn và những người trẻ cũng có xu hướng cởi mở hơn," ông Vũ nhận xét
"Cha mẹ tôi không vui khi tôi thông báo là người đồng tính và đến giờ họ vẫn cảm thấy buồn."
Một trong nhiều khuôn mặt trong đám đông tại ‘Rainbow Walk Pride’ Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh.(ABC: Matthew Clayfield)
Một số nhà phê bình đã cho rằng động thái gần đây của chính phủ là một vở kịch tự phô diễn đáng hoài nghi của người đồng tính nhằm mục đích kiếm tiền.
Những người khác cho rằng đó là nỗ lực nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc chiến đang diễn. Chế độ cộng sản chống lại các blogger bất đồng chính kiến bằng cách tập trung vào các sự kiện này như những minh họa cho quyền tự do ngôn luận và hội họp.
Tuy nhiên, giám đốc tuyên truyền cho người đồng tính của Human Rights Watch, ông Boris Dittrich, có quan điểm tích cực hơn. Ông tuyên bố: "Việt Nam là một đất nước thú vị. Một cuộc tranh luận đáng được tôn trọng về sự bình đẳng hôn nhân đã bắt đầu. Theo dõi các nhóm xã hội dân sự của nước này hoạt động tích cực hay không cũng là một việc nên làm.
"Việt Nam vẫn cần thay đổi hệ thống pháp lý. Ví dụ, bộ luật không phân biệt đối xử bao gồm khuynh hướng tình dục và đồng tính. Vấn đề bình đẳng hôn nhân đã được tranh luận, nhưng chính phủ chưa ban hành luật cụ thể. "
Dy Khoa là một trong những người tham gia tuần hành cuối tuần trước và ông nắm bắt khá rõ các cuộc tranh luận về hôn nhân đồng tính tại Australia.
Gần đây, các bộ trưởng chính phủ cấp cao tại Canberra cho rằng Úc không nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vì nó sẽ khiến nước này lệch pha với nhiều nước láng giềng châu Á.
"Việt Nam mới chỉ bắt đầu quá trình này," Dy Khoa nói.
"Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nhưng còn Úc thì sao? Một đất nước hiện đại? Tại sao họ lại sợ hãi? Tôi không thể hiểu được. "
Một trong những người tham gia trong chương trình ‘Rainbow Walk Pride’ Việt thu hút sự chú ý. (ABC : Matthew Clayfield)
Theo ABC