logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/10/2015 lúc 11:28:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ma theo nhà Phật, người ta khi mãn phần, sau thời gian thất tuần (49 ngày) nếu lúc sống không làm điều ác thì sẽ tùy nghiệp lực mà đi vào sáu cõi. Ngược lại, vong hồn vẫn trôi dạt, tiếp tục chịu phạt của luật âm, trả nợ dần dần rồi mới được xét cho siêu thoát sau, lúc này hồn được gọi là Ma. Còn Quỷ, chính là những vong ma tội lỗi âm khí quá nặng không thể siêu thoát nổi, luôn tìm cách trốn chạy khỏi luật âm, gây hại cho người sống, những vong ma này rất mạnh và hung dữ nên gọi là Quỷ. Nhiều người nói đã gặp ma, thấy ma, và chuyện ma được kể như những lời khuyên răn ác thiện. Nhiều câu chuyện ma cứ như thật.

Trước năm 75, có nhiều huyền thoại về bức tượng Thương Tiếc (điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu) dựng đầu đường lên đài Tử Sĩ nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa.(1) Những câu chuyện “ma” của bức tượng do những người (liên quan) kể lại. Xin trích một vài đoạn trong bài “Tiếc Thương và Huyền Thoại”:(2)


Tượng Thương Tiếc nay không còn, nhưng huyền thoại của Thương Tiếc thì lan rộng khắp nơi và còn được ghi mãi đời sau:

Truyện huyền bí về Thương Tiếc lan truyền rất nhiều trong dân chúng và Quân Đội. Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghe, Chuẩn Úy Thường Vụ Kể :

“Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp mời họ hôm sau đến ăn giỗ. Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi về nhà, tôi nhìn lên tượng, và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” đại đội :

- Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơi.
Nói xong tôi đi về nghĩa trang, nhà tôi ở phía sau khu nhà phục dịch chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc cúng giỗ bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài đến một giờ chiều. Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm qua thức khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm, tôi giật mình la to: “Ai phá nhà tao đó”?

Tiếng gõ cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậy xem ai, tôi sửng sốt, thấy tượng Thương Tiếc đứng chình ình trước cửa và nói:

- Chuẩn Úy Thường Vụ bê bối quá, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ tôi nhậu với ai?
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoài. Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, tiếng chân xa dần rồi im bặt.
UserPostedImage
Một “linh hồn” vất vưỡng (Trần Công Nhung/Viễn Đông)

Nhiều người cho rằng "ma thật" chẳng có gì nguy hiểm, sống cũng như chết nếu không bị trêu chọc thì ma chẳng hại ai. Còn "ma giả" thì đầy dẫy trong đời sống xô bồ hàng ngày, người thường khó mà nhận ra. Đã có những chủ tiệm vàng, những nhà giàu, tự dưng có người đến hỏi là đem vàng bạc giao nộp mà không hay biết. Đó là kẻ giả ma (dùng bùa ngải) đi kiếm ăn.

Còn một loại ma do lối sống, do đạo đức, do ngu dốt mà ra: ma bạc, ma túy, ma đầu, ma nớp, ma bùn ma cô, v.v..

Những loại ma này làm ăn cũng lắm chiêu chước, đóng đủ thứ vai để kiếm sống, khi thì Cha – Sư – Thầy – khi là người đạo đức thức giả, lúc nào cũng tỏ ra hiểu biết dạy đời cốt tạo niềm tin nơi người nhẹ dạ để làm điều sai trái. Một loại nguy hiểm hơn là Mafia.

Tôi nghĩ trong đời ít nhiều ai cũng đã từng gặp ma, “ma thật” thì hiếm nhưng “ma giả” thì vô kể. Trường hợp tôi, biết là sống với "ma" mà đành phải chịu trận suốt hai tháng trời mới thoát.

Do hoàn cảnh đặc biệt, nên việc tôi thuê phòng rất khó khăn. Lần này, vào mùa Noel, tiết trời khá lạnh, tôi đã phải ngủ trên xe Van hai đêm mà vẫn chưa tìm được nơi trọ. Một người quen, thông cảm cho tôi nằm tạm sofa vài hôm chờ tìm phòng. Cái khó của tôi là share phòng vài ba tháng không ai cho. “Thì ông cứ nói ở lâu, đến chừng đó thiếu gì lý do để move.” Có người bảo thế. Chuyện dễ nhưng không quen làm thì cũng khó.
UserPostedImage
Một “chốn bình yên” (Trần Công Nhung/Viễn Đông)

Cũng may, mấy hôm sau, thấy báo đăng có phòng cho share 200$/ tháng, với giá này thì chắc là chỗ nằm tạm chứ chẳng phòng the gì. Đúng như tôi nghĩ, người đàn ông tướng mạo và giọng nói lại cái, đưa tôi vào một căn nhà như đi vào hang. Sau cánh cửa là lối đi hẹp, quanh co vào từng buồng che chắn bằng những tấm màn vải nhựa hoặc ngăn bằng những tấm xốp (foam) mỏng dán băng keo. Anh ta chỉ cho tôi một xó tối tăm có sẵn tấm nệm: “Chỗ của anh đây.” Ngoài tấm nệm, còn một khoảng trống nhỏ vừa đặt chiếc ba lô. Tôi có cảm giác như vào phòng giam khi vượt biển bị bắt 40 năm trước.
Khựng người trong giây lát, nghĩ đến cái lạnh giá ngủ xe đêm nay, tôi vui vẻ chấp nhận. Ngay đêm đầu tôi đã bị tra tấn bằng trò chơi “độc thoại” của người nằm bên kia bức màn. Tôi có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, nhưng không rõ người nằm cạnh có ai nữa mà nghe tiếng nói chuyện suốt đêm. Chuyện thì đủ thứ, chuyện đánh Mỹ, chuyện vượt biển, chuyện công an bắt... cứ nói xong một câu là có tiếng cười khà khà... nghe rợn người.

Tôi dùng hai cục mousse (ear plugs) nhét cứng hai lỗ tai nhưng vẫn không chận được thứ tiếng nói ma quái kia. Mãi quá 10 giờ đêm, tôi buộc phải lên tiếng: “Khuya rồi anh nói chuyện thế ai mà ngủ được.”
“Thì ông đừng nghe, không cho tôi nói chuyện với bạn gái, tôi chết sao”?

Tôi chẳng thể hiểu ý anh ta nói gì. Sáng hôm sau hỏi chủ nhà, vẻ mặt lạnh tanh, anh bảo “Y bị tâm thần”!

Đêm kế lại một cảnh tượng quái đản nổi lên vào giữa khuya mà nhân vật chính là tên chủ nhà. Bất kể giờ giấc, bất kể những người chung quanh, anh ta oang oang la mắng một người ở trọ, chỉ vì ngủ mà để đèn sáng. Anh chửi bới thậm tệ và đòi đuổi “move out”!

Người kia lặng thinh. Sáng ngày tôi nói với anh, “Chuyện không đáng gì, anh chỉ cần nói nhỏ “tắt đèn khi ngủ là được, sao phải to tiếng phá sự yên tĩnh của cả nhà.”

Thay vì nhỏ nhẹ với nhau chủ nhà lại nạt lại tôi và bảo, “Nó là thằng điên, bao nhiêu lần rồi, anh xem nó say sưa làm đổ bể bao nhiêu thứ trong nhà.”

Trông bên ngoài, anh này cũng có vẻ “tâm thần.” Anh đi làm rất sớm, 4 giờ chiều về, ngồi ở chiếc ghế gỗ đầu hè với chai nước màu trà cỡ hai phần lít. Anh trùm chiếc áo jacket cúi gầm im lặng, cho đến khi cạn chai mới vào nhà. Một hôm tôi làm quen hỏi anh, anh cho biết rượu rẻ chỉ $2.50, uống cho đỡ buồn. Anh bảo vợ con anh ở xa, hai con đang học bác sĩ, kỹ sư (?).

Như vậy trong nhà chỉ trừ anh người Thái không nghe tiếng, anh đi về chẳng ai hay, còn ba người kia đều thuộc dạng “ở trên”. Ngay căn nhà cũng bài trí lạ lùng ma quái, toàn bộ vách tường đều sơn đỏ, phòng tắm, nhà bếp cũng đỏ và gắn gương (soi) hai bên lối đi, trên vách. Chủ nhà bảo như thế để có cảm giác rộng thêm.

Phòng của chủ nhà, giây nhợ lủng lẳng, chằng chịt, treo những thứ chẳng biết để làm gì, cứ như “thiên la địa võng.” Có một bao to như bao cát của võ sĩ luyện tập, trên tường có bức ảnh anh mặc bộ đồ nhu đạo thắt đai đen. Thế nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh tập luyện gì. Ngoài những lúc anh to tiếng gây sự với người khác. Suốt đêm anh ngồi yên trong phòng uống bia, quá nửa đêm mới ngủ và thức dậy vào trưa hôm sau. Hỏi anh làm gì, anh bảo đi hát, hỏi ca sĩ đoàn nào, anh nói “ai kêu thì hát.”

Anh rất sợ hao nước hao điện. Bồn rửa mặt anh chỉnh thế nào mà mở hết cỡ, nước vẫn rỉ rỉ hứng mãi mới được một cốc để đánh răng. Anh hay thăm chừng mỗi khi có ai mở đèn bếp hay nước restroom. Nhà có Microwave, tủ lạnh, mỗi lần dùng cũng phải dè dặt. Sáng sớm, đã 7 giờ, hâm tí nước trà để uống cũng bị la, “Ăn gì mà sớm, không cho người ta ngủ”.
UserPostedImage
Một “phần ở” (Trần Công Nhung/Viễn Đông)
Sau hai tuần tôi hết chịu đựng nổi, phải chạy tìm nhà. Một phòng cho share ngay góc đường Bushard và Magnolia, tin trên báo, phòng rộng có đủ tiện nghi, tôi đi xem ngay. Đúng như báo đăng, phòng ngoài một ông già đang bệnh nằm bất động, cạnh giường là một bàn thờ, trưng bày nhang đèn hoa quả đủ thứ rất lộn xộn, không rõ thờ Thánh hay Phật. Sau khi trao đổi vài câu, ông già bảo tôi đi xem phòng và các thứ cần thiết. So với “căn nhà ma” thì đây có phần khá hơn. Tôi hỏi ông cụ:

“Bác bệnh vầy mà không có ai săn sóc sao bác?”
“Mai tôi lên chùa, ba hôm nay bị mắc mưa cảm, tôi mới về đây.”

Liền đó ông bảo đo dùm huyết áp. Huyết áp xong ông bảo “vào tủ lạnh bưng tô chè bắp cho ông,” rồi lấy cho ông hai cây bông trong túi nilong treo trên tường, đẩy xe lăn đến bên giường hộ ông... Tôi muốn hoa mắt và hiểu ngay tại sao phòng tươm tất vầy mà chỉ 200$. Tôi gọi phone cho chị Tina, con gái ông, và nói sự lo ngại khi trong nhà chỉ có hai người, chị trấn an tôi: “Ban ngày có người đến take care chiều 6 giờ họ về, coi vậy chớ ông ở đó 4 năm rồi không sao cả. Chú ở với ông cho vui, tiền bạc có cũng được không cũng chẳng sao.” Tôi tìm mọi cách để từ chối lòng tốt của chị Tina.

Trở về căn nhà cũ, tôi tự an ủi “Ba năm trong trại tù cải tạo, cơm mắm thối, chỗ nằm bằng cây chà rang, bề ngang 50cm, thế mà vẫn sống nhăn cho đến ngày về, nay chỉ hai tháng như đi tập huấn thì có gì phải than vãn”! Tôi bắt đầu “nín thở qua sông,” âm thầm đi về, không hâm nấu, không gây bất cứ tiếng động nào, tôi cố làm cho mọi người có cảm tưởng như không có tôi trong căn nhà này.

Điều rất lạ là có vị mục sư, cứ vài ba đêm lại đến thuyết giảng chiêu dụ mấy người này. Trong khi mục sư giảng về kinh thánh thì anh chủ nhà cứ nằng nặc mời ăn, khi thì cam, táo, lê... khi thì thịt gà chiên, uống bia, hai bên “đối tác” chẳng ăn nhập gì với nhau, mạnh ai nấy thuyết.

Thực sự tôi không nghĩ có lúc mình rơi vào hoàn cảnh oái oăm như vầy. Có hai đêm, tôi không sao chịu đựng nổi sự tra tấn của người tâm thần say rượu, phải chạy xe về Hawthorne (40 mile), ngủ nhờ phòng anh bạn. Quen nhau, ở chung với nhau nhiều năm, anh luôn sẵn sàng đón tôi những lúc ngặt nghèo. Nhưng chỉ một hai bữa thôi vì chủ nhà không bằng lòng.

Ngày cuối đã đến, 5 giờ sáng, tôi âm thầm xách chăn gối ra khỏi nhà trong lúc “âm binh” còn say ngủ. Mọi chuyện trên đời, hữu lý và phi lý, “bỉ cực và thái lai” cứ như những đợt sóng đuổi nhau chẳng bao giờ dứt. Có vậy mới thấy giá trị từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Trần Công Nhung
Tháng Hai, 2015

(1) Sau ngày “giải phóng” vào, tượng bị giật sập.
(2) Trang 112 QHQOK tập 14
Liên lạc với tác giả qua email: trannhungcong46@gmail.com



TRẦN CÔNG NHUNG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.146 giây.