logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 27/10/2015 lúc 09:24:59(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Hãng tin PTI: Ngày 3/9/2015, tại thủ đô New Deli, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế  VIF  (Vivekananda International  Foundation) đã tổ chức một hội nghị mang chủ đề “Vận dụng tư tưởng Phật Giáo trong việc giải trừ các loại xung đột”. Trên diễn đàn của hội nghị vừa kể, Thủ Tướng Ấn Độ NARENDRA MODI  đưa ra nhận định rằng: Cơ chế xã hội quốc tế ngày càng tỏ ra yếu kém trong việc giải quyết  vô số hồ sơ mâu thuẫn của thế giới. Do đó không có gì ngạc nhiên khi loài người đang quan tâm tới tư tưởng của đạo Phật và kỳ vọng ở tư tưởng này như một chìa khóa vi diệu của quyết tâm loại bỏ xung đột.
  Tại sao tư tưởng của Đạo Phật lại được ngưỡng mộ như là thần dược của hòa bình ? Vấn đề tiên quyết của hòa bình phải là cảm thông và đồng thuận. Thảo luận là cửa ngõ đầu tiên dẫn tới hòa bình.
Đời người là một thảo luận triền miên xoay quanh ba câu hỏi trọng tâm:
1)    Trước khi ra đời, Bạn ở đâu?
2)    Tại nơi dương gian này, thế nào là đời sống hạnh phúc?
3)    Sau khi từ trần, Bạn đi đâu?
Đối với câu hỏi số (1) và (3): Con người thảo luận với nhau bằng lý luận siêu hình. Lý luận siêu hình đặt trên căn bản “đức tin”.  Đức tin đòi hỏi con người không thấy mà tin. Thế giới loài người có vô số đức tin khác nhau. Vì vậy, con người không thể dùng đức tin cá nhân, tức là dùng lý luận siêu hình để thuyết phục toàn bộ xã hội đạt đến một đồng thuận chung nào đó.
Đối với câu hỏi số (2): Thế nào là đời sống hạnh phúc? Sống hạnh phúc tức là sống không xung đột từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội. Do đó, vấn đề “xây dựng một đời sống không xung đột” cần phải có sự đồng thuận của toàn xã hội. Muốn vậy, con người không thể không thảo luận với nhau bằng phép lý luân có tính thuyết phục cao độ. Phép lý luận kia chính là lý luận biện chứng. Lý luận biện chứng đòi hỏi mọi lời lẽ phát biểu đều phải được chứng thực bằng những sự kiện có thật trong đời sống. Thực tại của đời sống là chuẩn mực duy nhất cho công lý. Chỉ có công lý mới có khả năng thuyết phục con người đi đến đồng thuận trong mọi tình huống của xã hội. Đó là lý do giải thích tại sao lý luận biện chứng có tính thuyết phục muôn người, muôn thời và muôn nơi.
Trở lại với câu nói của Thủ Tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi, nói rằng: Không có gì ngạc nhiên khi loài người đang quan tâm tới tư tưởng của Đạo Phật  và kỳ vọng ở tư tưởng này như một chìa khóa vi diệu của quyết tâm loại bỏ xung đột. Phải chăng câu nói của thủ tướng Modi mang ngụ ý: Trong Phật Pháp có biện chứng?
Phật Pháp và lý luận biện chứng
Để cho ý niệm lý luận biện chứng được cụ thể và dễ hiểu, chúng ta hãy suy nghĩ về  một tỷ dụ luận lấy bệnh lao làm đối tượng khảo cứu. Cuộc khảo cứu này được trình bày theo ba bước lý luận:
Một là khám phá và xác định vi trùng Koch là nguyên nhân của bệnh lao.  Xác định vừa kể chính là sự nêu bật: bản thể luận của bệnh lao.
Hai là nghiên cứu để biết được đời sống của vi trùng Koch, nó phát triển và hủy diệt trong những điều kiện nào của môi sinh. Nắm được qui luật  sống và chết của vi trùng Koch tức là loài người có được nhận thức luận về bệnh lao.
Ba là sau khi có được nhận thức luận về bệnh lao, giới y học mới điều chế thuốc trị lao đồng thời hoạch định chương trình trị bệnh và dưỡng bệnh dành cho các loại bệnh nhân. Tất cả những công việc vừa kể được gọi là phương pháp luận đối với bệnh lao.
Ba khối lý luận kể trên vừa là hình thức vừa là nội dung của lý luận biện chứng.  Nội dung của phép biện chứng bao giờ cũng là sự khẳng định mạnh mẽ rằng: Thực tại đời sống phải là chuẩn mực duy nhất của công lý.
Từ ý niệm về lý luận biện chứng như đã trình bày ở trên, chúng ta hãy tìm hiểu xem: có hay không phép biện chứng trong Phật Pháp?
Có thể nói được rằng bó-hoa-tư-tưởng tiên khởi và nền tảng của Phật Pháp  chính là Tứ Diệu Đế. Từ “Bốn Chân Lý Cao Cả”này , Phật Pháp trình bày tư tưởng của Đấng Như Lai qua ba công đoạn:
Công đoạn một. Diệu Đế thứ Nhất. Khổ đế. Đau khổ là chân lý.
Khổ Đế:
Đời là bể khổ.  Sinh, lão, bệnh, tử là khổ. Ước mơ bất thành là khổ. Mâu thuẫn dẫn đến xung đột là khổ… Đếm từ khổ nhỏ cho tới khổ lớn, có đến tám vạn bốn ngàn khổ. Khổ là nội dung trọng tâm của đời sống. Điều này hàm ý:  khổ là bản thể luận của đời sống.  
Công đoạn hai. Diệu Đế thứ hai và Diệu Đế thứ ba. Tập đế và Diệt đế.
Tập Đế:
Nguyên nhân của khổ là vô minh.  Đời sống có vô số vô minh. Mỗi vô minh lại có vô số mức độ. Những vô số vừa kể tập họp lại sản sinh ra tám vạn bốn ngàn khổ. Tập họp viết tắt là tập. Như vậy, Tập Đế là nhân của khổ.
Diệt Đế:
Bản năng sinh tồn hối thúc con người  tích cực tìm phương cách diệt khổ. Ở đâu có khổ, ở đó có nhu cầu diệt khổ. Chân lý diệt khổ gọi là Diệt Đế. Diệt Đế là quả của khổ.
Tập Đế và Diệt Đế  là hai chân lý nói lên LUẬT NHÂN QUẢ trong biển khổ. Nắm được quy luật sinh và diệt của khổ tức là con người có được nhận thức luận về khổ.
Công đoạn ba. Diệu đế thứ tư. Đạo đế.
Đạo Đế:
Khổ Đế xác định khổ là bản thể của đời sống. Tập Đế và Diệt Đế nêu bật qui luật nhân quả của khổ. Theo mạch suy nghĩ, con người không thể không đặt câu hỏi: làm thế nào diệt khổ? Câu trả lời nằm ở Đạo Đế. Đạo Đế  là con đường hướng dẫn loài người những phương pháp [luận] diệt khổ. Những phương pháp kia được trình bày trong 37 Phẩm Trợ Đạo, quan trọng hàng đầu là Bát Chánh Đạo.

Diễn tả Tứ Diệu Đế theo ba công đoạn của biện chứng pháp người cầm bút có mục đích chứng minh tính biện chứng của Tứ Diệu Đế . Trong thực tế, bốn chân lý của Tứ Diệu Đế  thường hằng quấn quyện vào nhau. Từ một Diệu Đế, con người có thể nhìn ra ba Diệu Đế còn lại. Nhờ vào tính thống nhất vừa kể, Biện Chứng Pháp Tứ Diệu Đế có hai đặc điểm:
Thứ nhất là Tứ Diệu Đế  bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ với thực tại đời sống. Thực vây, muốn diệt khổ con người không thể không sống với khổ, bám sát lấy khổ, suy nghĩ về mọi ngọn ngành, ngõ ngách của khổ. Từ hiểu biết chi li về khổ, con người sẽ là người bạn tự nhiên và thân thiết của Tập, Diệt và Đạo. Khổ chính là thực tại của đời người.
Thứ hai là phương pháp hướng dẫn diệt khổ của Đạo Đế bao gồm nhiều điều khoản khác nhau, nhưng nhìn một cách chung nhất, Đạo Đế đã nêu bật hai loại điều khoản rõ rệt: Một là những điều nên làm. Hai là những điều không nên làm. Hai ý niệm nên làm và không nên làm kia đan dệt vào nhau tạo ra những qui luật phân biệt đúng và sai, lấy thực tại đời sống làm chuẩn mực duy nhất cho công lý.
Đạo Đế là nơi chất chứa những qui luật vừa giúp loài người đi đúng hướng vừa báo động cho loài người về những tình huống lạc đường. Môt khi loài người, nhờ sự dẫn đao của Đạo Đế , đồng ý với nhau về sự thể đúng hướng hay lạc lối trên mỗi chặng đường đời tức là con người đã được dẫn đạo bởi Ánh Đạo Vàng trong nỗ lực giải trừ khác biệt ý kiến, giải trừ xung đột. Đây là lý do giải thích tại sao ngày 3/9/2015, tại New Deli, Thủ Tướng Ấn Độ, NARENDRA MODI, đưa ra nhận định rằng: Không có gì ngạc nhiên khi loài người đang quan tâm tới tư tưởng của đạo Phật và kỳ vọng ở tư tưởng này như một chìa khóa vi diệu của quyết tâm loại bỏ xung đột.
Muốn vận dụng tính biện chứng của Phật Pháp, trong công việc giải trừ xung đột mỗi chúng ta phải đi qua ba giai đoạn:
Thứ nhất là VĂN: đọc và nghe Phật Pháp.
Thứ hai là TƯ: tiêu hóa Phật Pháp, biến Phật Pháp thành suy nghĩ của riêng mình, diễn đạt Phật Pháp bằng ngôn ngữ từ trong tâm thức của mỗi người.
Thứ ba là TU: mang Phật Pháp đi vào sinh hoạt cụ thể của xã hội, vận dụng Phật Pháp để giải trừ xung đột một cách tự nhiên và dễ dàng như hơi thở.
Mặt khác, không phải phép biện chứng trong Phật Pháp bao giờ cũng giải trừ được xung đột một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mọi thương nghị hòa bình đều rất cần thời gian để các bên đương sự hiểu biết và tương nhượng. Phép biện chứng đi kèm với chữ nhẫn làm cho thái độ chờ đợi kết quả của thương nghị trở thành một nghệ thuât. Đâu là nội dung của nghệ thuật chờ đợi?  Câu trả lời nằm trong mẫu chuyện ngắn sau đây:

Lúc bấy giờ Đức Phật cùng các đệ tử đang di chuyển xuyên qua một làng quê. Trên đường đi, thấy hồ nước giữa cánh đồng, Đức Phật dừng chân, sai một đệ tử đi lấy nước để Thầy trò cùng giải khát. Lúc người đệ tử tiến tới cạnh bờ hồ cũng là lúc một đàn trâu băng qua mặt hồ, nước vẩn đục hẳn lên, không uống được. Một thời gian sau, Đức Phật sai người đệ tử trở lại hồ, bùn trong nước vẫn chưa thực sự lắng xuống. Một thời gian sau nữa, lần thứ ba, người đệ tử mới có được nước trong mang về dâng lên Đức Phật. Cầm bình nước đưa lên ngang tầm mắt, nhìn vào mặt đệ tử, Đức Phật nói: khi thấy bùn trong nước, con người hãy thanh thản chờ đợi,  thời gian sẽ làm cho bùn tự lắng xuống. Bùn trong nước chẳng khác nào trạng thái xao động của tâm trí. Chúng ta hãy dành cho tâm trí một ít thời gian, xao động sẽ tìm về ổn định, xung đột sẽ tìm tới hòa bình, giông bão sẽ tìm về mưa thuận gió hòa, động phải tìm về tĩnh.
Minh chứng trong Phật Pháp có tính biện chứng. Minh chứng: có chữ nhẫn trong lời dạy của Đức Như Lai thông qua sự kiện bùn trong nước. Hai minh chứng vừa kể là hai yếu tố làm cho người Phật Tử thực sự cảm thấy hạnh phúc khi nhận ra mỗi đệ tử của Đức Như Lai là một lương y trong việc chữa trị căn bệnh xung đột của loài người.
Đỗ Thái Nhiên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.