Một cuộc phẫu thuật ghép thận ở bệnh viện Georgetown University Hospital ở Washington
Thính giả Nguyễn Quang Huề, ở bang Massachusetts, Mỹ hỏi như sau:
“Kính thưa Bác sĩ,
Vợ tôi tên Tôn Nữ Thị Hường, sinh năm 1937.
Tôi muốn hỏi về vấn đề thận của vợ tôi. Vừa rồi bác sĩ thận cho biết thận của vợ tôi chỉ còn hoạt động 10% và bác sĩ đang làm
thủ tục đưa đến bệnh viện để lọc máu hoặc ghép thận.
Con trai tôi, năm nay 46 tuổi, bằng lòng hiến thận cho mẹ nó.
Tôi phân vân rằng vợ tôi nay 79 tuổi, ở tuổi này có còn nhận thận được không, mặc dù sức khỏe của vợ tôi rất tốt. Về triệu
chứng bệnh thận, thì không có triệu chứng gì để biết là đau thận cả. Tuy nhiên huyết áp của vợ tôi hơi cao, 160 mỗi ngày.
Tôi xin Bác sĩ giải đáp cho thắc mắc, vì có những người nói rằng 80 tuổi rồi thì người không nhận cho ghép thận nữa.
Cảm ơn Bác sĩ."
Hỏi đáp Y học: Ghép thận và tuổi tác
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...1057327a161_original.mp3Bác sĩ Hồ Văn Hiền:
Ghép thận và tuổi tácTrả lời ông Nguyễn Quang Huề, hỏi về vợ ông là Bà Tôn Nữ Thị Hường, sinh năm 1937, cơ năng thận còn chừng 10%, hơi
cao máu nhưng nói chung có vẻ khoẻ mạnh. Bác sĩ đang thu xếp để lọc máu hay ghép thận. Con bà 46 tuổi tình nguyện hiến
thận. Câu hỏi là người già khoảng 80 tuổi có ghép thận được không.Tôi xin trả lời câu hỏi với tính cách thông tin. Người duy
nhất có thể cung cấp câu trả lời thoả đáng cho bệnh nhân là bác sĩ chuyên về khoa ghép thận của bệnh nhân.
Hiện nay, do đời sống càng ngày càng kéo dài, chừng một nửa số người đến giai đoạn cuối của bệnh thận (end stage renal
disease, ESRD) và cần thay ghép thận hoặc lọc máu thường xuyên là trên 65 tuổi, một phần tư trên 75 tuổi. Cứ 200 người
trên 75 tuổi thì một người mắc ESRD. Tuy nhiên, tại đa số các trung tâm, ghép thận cho người trên 75 tuổi rất hiếm. Cho nên
quyết định già bao nhiêu thì còn ghép thận được một cách hợp tình hợp lý là một câu hỏi càng ngày càng phải đặt ra. Nói
chung, so với người chờ đợi và được lọc máu, người được ghép thận trên 60 tuổi sống lâu hơn 2-4 năm, tuỳ theo thời gian
chờ đợi được ghép thận, và phẩm chất cuộc sống của họ được tăng cường đáng kể. (1)
Nói chung tuổi bệnh nhân càng lớn thì thì các bệnh khác có thể đi kèm theo ESRD sẽ nhiều hơn và trở ngại cho việc ghép
thận, cũng như cơ may việc ghép thận có kết quả tốt sẽ có chiều hướng giảm đi, do đó người trên 65 tuổi ít hy vọng được lên
danh sách ghép thận hơn người trẻ.
Ghép thận của người cho còn sống (live donor) kết quả tốt hơn là thận lấy từ xác chết. Tuổi của người cho (donor) thì càng trẻ
càng tốt, và ảnh hưởng đến kết quả cuộc ghép thật nhiều hơn là tuổi của người nhận (recipient).
Bàn về yếu tố tuổi tác, theo Trung tâm Y khoa Đại học Maryland:
1) Tuy không có giới hạn tuổi tác nhất định, số bệnh nhân trên 65 tuổi tương đối nhỏ. Biến chứng hậu phẫu cao hơn, thời
gian nằm nhà thương lâu hơn, nhiễm trùng cũng như những rắc rối tim mạch gây tử vong cao hơn.
2) Cần xét đến những bệnh kèm theo có thể gây những vấn đề ngoài những vấn đề do tuổi tác gây ra. Cần loại những bệnh
nhân mà tình trạng sức khoẻ tổng quát đặt họ trong điều kiện bệnh tật quá nặng nề trong gia đoạn hậu phẫu, cũng như những
người không hy vọng sống lâu quá 3 năm sau khi phẫu thuật.
3) Những chứng sau đây có thể làm bệnh nhân ở tình trạng nguy hiểm sau phẫu thuật. Nếu họ từ 60-70 tuổi và mắc 2 chứng
trở lên, hay nếu họ trên 70 tuổi mắc một chứng trở lên, có thể nên từ chối không ghép thận:
• Bệnh tim làm cho bệnh nhân bị cơ nguy vừa hay cao bị tai biến tim trong thời gian chung quanh phẫu thuật (intermediate or
high risk for adverse perioperative cardiac event).
• Bệnh tiểu đường (diabetes) đã lâu ngày, có biến chứng.
• Mập phì (BMI trên 35).
• Hút thuốc lá trong vòng 6 tháng vừa qua.
• Bệnh phổi tắc nghẽn khí quản mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease, COPD).
• Tai biến mạch máu não tái hồi (recurrent stroke) hoặc gần đây (trong vòng 1 năm).
• Sự hỗ trợ từ gia đình, xã hội kém (inadequate social support).
• Sức khoẻ tổng quát, tình trạng hoạt động chức năng kém (poor functional status).
Tuy nhiên, theo BS Stefan G. Tullius (BWH), có những khảo cứu cho thấy nếu người cho và người nhận lứa tuổi gần với nhau
thì có thể kết quả sẽ tốt hơn (matching donor and recipient age improves outcome). Có nghĩa nếu người cho lớn tuổi, thay vì
ưu tiên cho người nhận trẻ tuổi như thường lệ, ghép bộ phận đó cho người nhận có tuổi lớn hơn, già hơn có thể kết quả cuộc
ghép sẽ tốt hơn. Người càng già thì hệ miễn nhiễm của họ yếu đi (reduced immune response), cơ thể của họ cố gắng 'trục
xuất' (rejection) bộ phận lạ yếu ớt hơn, và đấy có thể là một lợi thế giúp cho cơ thể họ chấp nhận bộ phận được ghép vào,
thuận tiện hơn là sự chấp nhận của cơ thể có hệ miễn nhiễm mạnh hơn của người nhận trẻ tuổi.
Một ví dụ tương tự với trường hợp bệnh nhân 78 tuổi đặt câu hỏi ở đây. Một phụ nữ người Mỹ gốc Nhật tên Toshiko được
ghép thận lúc bà 80 tuổi, năm 2010, tại bệnh viện Brigham Women's Hospital (BWH, thuộc Đại Học Harvard, Boston,
Massachusetts), sớm hơn dự định nhờ trái thận lấy từ một người già. Theo bài báo viết năm 2012, bà vẫn mạnh khoẻ, dùng ít
thuốc hơn bệnh nhân trung bình (thuốc chống rejection, làm cơ thể giảm bớt cố gắng trục xuất bộ phận được ghép), và chỉ
cần đi khám theo dõi 2 lần/năm. Nhờ đó bà có dịp đi hưởng nắng ấm tại Hawai, và đi về thăm ngôi đền Nhật nơi mà bà làm
đám cưới với ông chồng lính Mỹ 60 năm trước. (3)
Xin chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
__________________
References:
1) Knoll Greg A.: Is Kidney Transplant for Everyone? The Example of the Older Dialysis patient
http://cjasn.asnjournals...g/content/4/12/2040.full2) Recipient Contraindications to Kidney Transplantation
http://www.esrdnet5.org/...0002UnivMD-Criteria.aspx3)
http://brighamandwomens....ingpossible/Toshiko.aspx