logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/11/2015 lúc 06:25:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thư và đồng hồ Nguyễn Khải gửi tặng Võ Phiến.

Nhân đọc lại bức thư Nguyễn Khải gửi Võ Phiến năm 1989, tôi tìm đọc lại một vài tác phẩm của Nguyễn Khải, tình cờ bắt gặp

bài “tuỳ bút chính trị” ông viết năm 2006 với nhan đề “Đi tìm cái tôi đã mất”, một bài viết thú vị, phản ánh tâm trạng bẽ bàng

của một nhà văn theo đảng suốt mấy chục năm, đến cuối đời, nhìn lại, thấy tất cả đều đổ vỡ và đều bế tắc.

Theo cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại do Hội nhà văn Việt Nam biên soạn và xuất bản vào năm 1997, Nguyễn Khải sinh năm

1930; vào bộ đội từ năm 16 tuổi; thoạt đầu, làm việc trong các tờ báo quân đội; sau, chuyển sang Hội nhà văn. Ông từng là uỷ

viên Ban chấp hành Hội nhà văn trong nhiều khoá, có thời gian là Phó tổng thư ký. Trong quân đội, quân hàm cuối cùng của

Nguyễn Khải là đại tá. Ông cũng là đại biểu Quốc Hội khoá 7. Về phương diện văn học, Nguyễn Khải được xem là một trong

những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả

nước sau năm 1975. Ông nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh, một giải thưởng được coi là

quan trọng và vinh dự nhất tại Việt Nam.

Một người như thế có thể được xem là thành công, rất thành công. Vậy mà, trong bài viết “Đi tìm cái tôi đã mất”, chỉ thấy toàn

ngậm ngùi. Ngậm ngùi về chế độ. Và ngậm ngùi về sự nghiệp của chính mình.

Về chế độ, Nguyễn Khải gọi thẳng chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ “chuyên chế”, ở đó, đảng thì được tuyệt đối hoá,

giới lãnh đạo thì được thần thánh hoá, còn dân chúng, kể cả giới văn nghệ sĩ, đều mất gần hết tự do; không ai được phép có

những suy nghĩ riêng; tất cả đều phải răm rắp đi theo những sự chỉ dẫn của đảng. Không những chuyên chế, chế độ cộng sản

còn đầy những nghịch lý: Một mặt, dù lúc nào cũng đề cao vai trò của quần chúng, trên thực tế, họ lại rất khinh rẻ quần chúng;

mặt khác, dù lúc nào cũng lên án chủ nghĩa cá nhân, nhưng trên thực tế, ở đâu và thời nào họ cũng có tệ nạn sùng bái cá

nhân. Xây dựng trên những sự nghịch lý như vậy, các chế độ cộng sản không khác những lâu đài trên cát, không có chân

móng gì cả, bởi vậy, vào cuối thập niên 1980, khi luồng gió dân chủ tràn qua, tất cả đều đổ sập một cách nhanh chóng mà

không ai tiếc nuối gì cả.

Đi xa hơn việc phê phán chế độ, Nguyễn Khải còn phê phán cả chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của chế độ cộng sản.

Theo ông, cái chủ nghĩa ấy, với tham vọng cải tạo thế giới và cải tạo con người, chỉ là những sự “hoang tưởng”, “nói cho vui”,

thậm chí chỉ là những sự tiên tri có tính chất “mê sảng, đồng cốt”. Nhiều người tin tưởng vào những lời tiên tri ấy, về già, nhìn

lại, chỉ thấy “một cái kho chứa đủ thứ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì”.

May mắn hơn các “đồng chí” của mình ở Nga và Đông Âu, chế độ cộng sản ở Việt Nam chưa sụp đổ. Nhưng, theo Nguyễn

Khải, nó biến tướng một cách dữ dội. Điều đó dễ thấy nhất qua các gương mặt của các thành phần cán bộ: Tất cả đều tha

hoá. Nguyễn Khải nhận xét về các cán bộ trong một tỉnh ông về thăm: “Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói

nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai

khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình”.

Chính trị như thế, văn học cũng như thế. Chủ trương của cộng sản, qua các chuyến đi thực tế và các buổi học tập chính trị, là

tiêu diệt các giá trị cá nhân, các ý tưởng và cảm xúc gắn liền với cá nhân. Để trong xã hội chỉ có một dòng tư tưởng chính

thống duy nhất. Nguyễn Khải nhận định: “Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì”?. Chính vì vậy, trong

văn học, nhiều người bỏ nghề; một số người tiếp tục nhưng cương quyết đòi cất lên một tiếng nói riêng thì bị cả chế độ xúm

vào đánh, tạo nên những “vụ án văn tự” thảm khốc. Những người khác, có lẽ trong đó có cả Nguyễn Khải, sợ hãi viết theo

“đúng luật lệ”.

Nhưng viết “đúng luật lệ” là sao? Là, “chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh: Công,

nông, binh. Cái thế giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai màu: đỏ là quân ta, đen là quân địch”.

Hậu quả của việc viết “đúng luật lệ” ấy là, về phía độc giả, càng ngày càng chán văn học; về phía tác giả, họ cũng “tự chán

mình”. Nhưng hậu quả tai hại nhất là giới văn nghệ sĩ bị đánh mất cái tôi của mình. Thiếu cái tôi riêng tư và phong phú ấy, tất

cả các tác phẩm họ vắt óc ra để viết chỉ nhằm để phục vụ cho các mục tiêu chính trị nhất thời. Khi các mục tiêu ấy qua đi, tác

phẩm cũng biến mất. Tự nhìn lại sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khải không giấu được cảm giác ngậm ngùi: “Tôi cũng

được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả ai còn nhớ

tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân.

Buồn nhỉ?”

Ừ. Thì buồn. Buồn hơn nữa là việc giác ngộ của Nguyễn Khải khá muộn màng. Khi ông nhận thức ra tất cả những sai lầm của

chế độ cũng như những sai lầm trong việc viết lách theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa hời hợt, giả tạo và giả dối ấy, ông đã

lớn tuổi, không còn khả năng suy nghĩ và sáng tác được nữa. Ông viết: “Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc

sách cũng nằm, đọc được mươi lăm phút, chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp

mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc.

Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi cũng nhận ra

ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng.”

Đọc bài “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải, không thể không nhớ đến bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn minh

hoạ” viết năm 1987 của Nguyễn Minh Châu. Cũng sinh năm 1930 và cũng là đại tá trong quân đội như Nguyễn Khải. Cũng

được đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như Nguyễn Khải. Và,

cuối cùng, cũng thất vọng ê chề về sự nghiệp văn học của mình như Nguyễn Khải.

Chỉ có điều khác Nguyễn Khải: Trong khi Nguyễn Khải chỉ ngậm ngùi, Nguyễn Minh Châu còn nghẹn ngào, đôi khi còn uất hận

khi nhìn lại những ràng buộc khắt nghiệt của chế độ đối với giới văn nghệ sĩ. Ông nhận định: “mấy chục năm qua, tự do sáng

tác chỉ có đối với lối viết minh họa, văn học minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho

những khuôn khổ đã có sẵn”. Hậu quả? “Thất thiệt to lớn nhất của văn nghệ minh họa của ta là từ đấy những nhà văn đánh mất

cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng.” Rồi ông nghẹn ngào than: “Văn chương gì mà muốn viết một

câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ

nó làm mình hèn.” Rồi ông kể: “Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: ‘Tao còn sống, còn cầm bút

được đến bây giờ là nhờ biết sợ!’, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ

vào lòng.”

Nghe nói “nhà văn đàn anh” mà Nguyễn Minh Châu mới nhắc chính là Nguyễn Tuân. Cả mấy thế hệ cùng rơi nước mắt khi viết

lách cũng như khi nhìn lại sự nghiệp viết lách của mình. Thảm.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.147 giây.