logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/11/2015 lúc 06:29:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phan Nguyên (trái) & Trần Doãn Nho (phải).

Sáng hôm đó, thay vì đi uống cà phê ở ngoài, Phan Nguyên rủ tôi về nhà. “Nhà”, thực ra, trông như một phòng triển lãm. Tranh

sáng tác của anh treo đầy. Có bức khá lớn, choán gần hết nửa bức tường. Trong số tranh treo, đặc biệt nhất là những bức in

dấu bàn tay, được đóng khung cẩn thận. Số lượng “tranh” này khá nhiều, không thua các bức tranh khác.

Nhiều bức đóng khung rồi, chưa có chỗ treo cũng như một số bức khác chưa đóng khung, được anh cất giữ cẩn thận. Có thể

nói, đó là một bộ sưu tập độc đáo: “tranh” dấu bàn tay. Phan Nguyên tỏ ra rất thích thú và hào hứng khi giới thiệu với tôi loại

“tranh” này. Chả thế mà, sau đó, anh đề nghị tôi thực hiện việc lấy dấu bàn tay trước khi uống cà phê. Tôi cảm thấy hơi bất ngờ

vì tưởng chỉ là đến trò chuyện lang bang về văn học nghệ thuật. Không sao. Sẵn sàng thôi. Công việc đơn giản và nhanh

chóng: một nhúm cà phê, loại để uống liền, hòa nước, trộn đều, đợi một lát cho sánh lại, đổ lên hai bàn tay, xoa đều rồi in hai

bàn tay xuống một tấm giấy trắng loại đặc biệt, giữ một lát, chờ khô.

Xong, viết vài giòng cảm hứng tùy thích để ghi nhớ ngày thực hiện dấu bàn tay, ký tên. Thế là hai bàn tôi đã được nằm vào bộ

sưu tập.

Đó là phương cách “sáng tác” loại “tranh” này của Phan Nguyên.

Anh cho biết, cũng như trường hợp của tôi hôm nay, anh thường đề nghị lấy dấu bàn tay của anh chị em văn nghệ sĩ bất cứ

khi nào có dịp, “qua những buổi gặp gỡ vô tình hay cố ý với bạn bè bằng hữu” -“tây” cũng được mà “ta” cũng được”– và ở

bất cứ đâu. Dựa trên “tiêu chuẩn” nào? Chẳng có tiêu chuẩn nào hết. Chỉ cần “họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho

đời và cho thế hệ mai sau” và “đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt

Nam hay thế giới nói chung.” Anh không tìm cách “săn lùng” cho được những tác giả thành danh hay nổi tiếng do tài năng

hoặc do tù tội chẳng hạn để đưa vào bộ sưu tập của mình. Cũng “không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến.” Nếu

có một cái gì đó gọi là tiêu chuẩn thì chẳng qua “chỉ là tình cờ duyên nợ của một kiếp người mà thôi,” theo anh.

Đối với những anh chị em văn nghệ sĩ mà anh không có dịp gặp thì sao? Phan Nguyên cho biết, anh lấy dấu bàn tay bằng

cách nhờ bạn bè. Chẳng hạn, ở Canada, anh nhờ nhà thơ Hoàng Xuân Sơn thực hiện giúp. Qua điện thư, anh chỉ vẽ cách làm;

làm xong, gửi cho anh qua đường bưu điện. Bằng cách này, anh đã có dấu bàn tay của một số khá nhiều anh chị em văn nghệ

sĩ ở Canada như Song Thao, Luân Hoán, Trang Châu, Hồ Đình Nghiêm, vân vân.
Trang mạng của Phan Nguyên, “Mượn dấu thời gian”, là nơi lưu giữ nhiều tài liệu văn học nghệ thuật Việt Nam và đồng thời

cũng là nơi lưu giữ bộ sưu tập dấu bàn tay này. Có thể xem đó là một bộ sưu tập phóng lên trong không gian ảo. Anh vốn đã

từng làm việc ở Pháp nên tựa đề này cũng có tiếng Pháp: Emprunt Empreinte, viết tắt là E.E, một hình thức “chơi chữ” trong

tiếng Pháp có nghĩa là “mượn dấu”. Anh muợn dấu tay để ghi lại vết tích của thời gian. Mỗi người có một dấu vân tay riêng.

Tất nhiên, với mắt trần, vân tay nào cũng như vân tay nào, hao hao giống nhau. Chỉ là những đường ngang, nét dọc, đường

cong. Theo những nhà tướng số, chúng là dấu chỉ định mệnh mỗi người. Đối với công an, dấu vân tay chứa đựng lý lịch của

một người. Nhưng dưới mắt Phan Nguyên, chúng là "di vật"của từng tác giả, một "chứng tích" của thủ bút, một "chứng từ" của

thời gian.” Mỗi người đến, hiện diện rồi ra đi, nhưng Phan Nguyên muốn giữ chúng lại bằng cách “nhặt nhạnh” chúng như

những “mẩu thời gian rơi rớt,” chứng tích cho những gì đã đến, đã trôi qua. Nghệ thuật là cái gì còn lại sau khi tất cả đã bị

cuốn trôi vào trong cõi vô định. Nhìn những dấu vân tay được lồng khung treo đầy tường của các anh chị em văn nghệ sĩ, tôi

nghĩ đến những vết hằn của hiện hữu được ghi khắc trên dòng thời gian.

Trong bộ sưu tập này, ta tìm thấy đủ dấu vân tay của những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà giáo, điêu

khắc gia, họa sĩ, kinh tế gia, nhà khảo cổ; họ ở trong nước, ngoài nước, thuộc khuynh hướng này, khuynh hướng kia, cũ, mới,

tả hữu; họ còn sống hay đã qua đời, vân vân …có đủ. Nhìn dấu vân tay từng người, tưởng tượng đến những thế hệ sau, khi

lần giở lại những trang quá khứ, tìm gặp một tác giả nào đó, nhìn thấy dấu vân tay của người đã khuất, hẳn phải đọng lại nhiều

cảm khái, hơn là chỉ nhìn khuôn mặt hay đọc một câu văn hay một dòng thơ.

Bộ sưu tập là một cuộc hội ngộ văn chương nghệ thuật thú vị. Vì thực ra, nó không chỉ gồm có dấu vân tay mà còn có thủ bút

của từng tác giả: một đôi dòng cảm hứng và có khi là những câu thơ. Nhiều câu thơ làm ngay tại chỗ, nhưng đọc lên, nghe rất

đậm đà và thú vị, phản ảnh đúng phong cách của từng tác giả.

• Phạm Thiên Thư (nhà thơ):
Buồn buồn tôi hỏi cái tôi
Cái vừa đến - Cái đi rồi - Lạ nhau!

• Khế Iêm (nhà thơ):
Từ thuở tuổi tác như đồng nát
Sương khói xây thành trăng mộ bia
Ta uống say khướt nước quẩn bách
Theo gió ra ngoài biên giới kia

• Song Thao (nhà văn):
Mực đen giấy trắng đời thừa
Phóng tay ta cứ viết bừa cho vui

• Chân Phương (nhà thơ):
Ngòi bút có sau bàn tay
Bàn tay có sau hòn đá
Hòn đá có sau lửa trời
Lửa trời có sau Hiện Tại

• Nguyễn Duy (nhà thơ):
Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình

• Lê Thánh Thư (Họa sĩ/nhà thơ):

Bài khẩu cung
(Vấn & Đáp)
Mày tự khai
Hay mày không
Mày phản động
Hay mày không
Mày muốn sống
Hay mày không
Mày tự do
Hay mày không
Tau khi không
Tau khi có
Tau nào có
Tau nào không
Có có
Không không
Nỏ không
Nỏ có

• Thường Quán (nhà thơ):
Giấy thấm trưa thưa rào ưu ủ nắng
Chim sâm ca dấu ấn nâu mong
Tình để bạn nước xanh lạc lặn
Nhà xoay lưng vạn nỗi ngả lòng

Và dưới đây là dấu vân tay của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, còn được mệnh danh là“Sơn biển” (khác với “Sơn núi”/Nguyễn Đức

Sơn):
Trên dấu vân tay mình, Nguyễn Bắc Sơn viết:
Vân tay rớt xuống trắng mây
Cuối đời để lại ngón tay đủ mười
“Cuối đời”! Phải chăng là một lời tiên tri. Hai câu thơ này nhà thơ viết vào tháng 7/2014 trên dấu vân tay của anh do Phan

Nguyên thực hiện tại Phan Thiết vào tháng 7/2014, đúng một năm trước ngày anh từ giã cõi đời, tháng 7/2015. Nguyễn Bắc

Sơn ra đi theo dòng thời gian, nhưng dấu vân tay còn để lại.

Bộ sưu tập đã khá nhiều, nhưng vẫn còn thiếu. Phan Nguyên cho biết nhiều nhà văn, nhà thơ ở Hoa Kỳ vẫn còn chưa có dấu

tay trong bộ sưu tập. Anh rất muốn có dấu vân tay của họ nhưng chưa có cơ hội đặt chân đến Hoa Kỳ. Anh giao tôi mấy gói cà

phê và nhờ tôi giúp lấy dấu vân tay của một số nhà văn nhà thơ mà một trong số đó anh tha thiết muốn có ngay là nhà văn lão

thành Võ Phiến. Tôi hứa. Nhưng do ở xa, tôi chưa kịp thực hiện thì Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi tháng 9/2015 vừa rồi. Tiếc

thay. Bộ sưu tập thiếu mất một người!

Đành vậy!
Trần Doãn Nho (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.