logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/11/2015 lúc 06:33:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyện vọng sau cùng của một người chết thường vẫn được con cháu thực hiện đầy đủ để kẻ “ra đi lần cuối” được “ngậm cười nơi chín suối.” Đơn giản như ngày nay câu thông dụng được viết như thể chú thích thường thấy trên bản cáo phó: “Xin miễn phúng điếu và đi vòng hoa.” Mà nếu có thân bằng quyến thuộc nào đã lỡ “phúng” thì tang gia liền “thanh minh thanh nga” rằng: “Theo nguyện ước của người quá cố, số tiền này sẽ được sung vào một quỹ từ thiện hay bố thí cho nhà dòng nọ hoặc cúng dường chùa chiền kia.”
UserPostedImage
Xác của ông cụ Billy Standley, 82 tuổi, được đặt trên chiếc xe mô tô mà ông yêu thích hơn 40 năm. Xe và ông cụ đặt trong lồng kính được chôn xuống đất tháng Giêng 2014.

Gì chứ lời trăng trối của người sắp “về với ông bà” đối với hầu hết dân tộc trên thế giới, cách riêng người Đông Phương coi là linh thiêng đến độ tin rằng nếu người sống chỉ “đánh giá” như “chuyện nhỏ,” không thực hiện đàng hoàng hay chỉ làm “qua loa rờ măng” cho có lệ hoặc chỉ “nặng phần trình diễn,” mang tính “hoa hòe hoa sói” cốt sao che mắt thiên hạ... thì coi chừng, người chết không thể siêu thoát mà đi đầu thai - hoặc vì kẻ sống đã không làm “cử chỉ đẹp” cho đúng mục tiêu “nghĩa tử nghĩa tận” thì người quá cố sẽ không “đáp lễ,” đã chẳng phù hộ cho ăn nên làm ra, trái lại có khi vẫn luẩn quẩn trong nhà mà... phá phách cho bõ... ghét.

Tuy nhiên, cũng diễn ra lắm trường hợp có thể gọi là oái oăm khi nguyện vọng cuối cùng của người chết quá ư khó khăn, hết sức phức tạp, vô cùng rắc rối khiến gia đình chới với. Như thuở xa xưa, thời phong kiến chẳng hạn, chẳng cứ bậc vua chúa mà các ông phú hộ, những ông chủ giầu nứt vách đổ tường, tiền rừng bạc biển... thuở sinh thời đã “năm thê bẩy thiếp” mà vẫn chưa đã đời, vậy mà trước khi ngáp lần cuối, vẫn cố gắng lấy hết sức bình sinh còn sót lại, thều thào đòi cho bằng được “phải chôn chúng nó theo tao để xuống... tuyền đài, tao đỡ cô đơn và có kẻ hầu người hạ.”

Cách nay chừng hai, ba năm ở một thị xã miền Trung Việt Nam chứ xa xôi gì, một người con đã xây mộ cha mình trên mái nhà bất chấp sự ngỡ ngàng và phản đối của hàng xóm láng giềng. Bị vặn hỏi, người con mới “thành khẩn khai báo” rằng muốn làm theo ý muốn của bố, bởi hai cha con đã một thuở triền miên “màn trời chiếu đất” trước ngày xây được căn hộ nhỏ nhắn này - chẳng khác gì hoàn cảnh “Trần Minh khố chuối” trước cơ hội gặp được công chúa - nên trước khi nhắm mắt lìa đời, ông cụ hay nhắc lại thời kỳ “khách sạn ngàn sao” ngầm ý nhắc nhở đứa con chớ quên dĩ vãng mà sống hoang phí...

Tuy nhiên cũng có trường hợp nhỏ hơn, “khiêm nhượng” hơn thì người người hấp hối chỉ “đòi” trong đám tang, linh cửu được khiêng đi qua một hai chỗ kỷ niệm của thuở sinh thời hay ngang qua nhà một “cố nhân,” một nơi “rồ mang tịch”... hoặc “yêu cầu” chôn theo đương sự thứ này, thứ họ mà khi sống đương sự đã say mê hơn... điếu đổ, chẳng hạn hai trường hợp dưới đây. Tuy nhiên trước khi tường thuật, xin độc giả cho phép được “lai rai” chút đỉnh về nơi mà người nào trước khi “nhắm mắt xuối tay” cũng hay nhắc tới: Tuyền đài!

Tuyền đài ở đâu?

Vâng, “tuyền đài,” một từ trong văn chương cổ với ý đen là nơi có suối, được dùng để chỉ nghĩa bóng là cõi âm hay âm phủ. Chẳng hạn trong truyện Kiều: “Nợ tình chưa trả cho ai / Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.” Ở đền thờ thủy tổ Tế Xuyên (Tế Xuyên thủy tổ từ) còn ghi lại một bài thơ, trong đó hai câu cuối là: “Cố địa tân hương giai hạ giới / Do ưu lão khứ nhận tuyền đài,” có nghĩa là “đất cũ làng mới đều là hạ giới / Chưa hết nỗi lo cả đến lúc về cõi âm”...

Theo các thí dụ điển hình trên, nay nói nôm na là khi chết, người ta chẳng thể mang theo bất cứ thứ vật chất gì, tuy nhiên những “rối rắm” tình cảm, chẳng cứ ái tình một chiều lẩm cẩm mà cả những đam mê, vui thú, nợ nần, mong đợi, sợ sệt vớ va vớ vỉn... thì vẫn đóng thành khối mà bám theo “chủ nhân” bất khả rời. Chẳng thế mà tôn giáo nào cũng dậy dỗ tín đồ rằng cuộc sống trên cõi đời này chỉ là nơi tạm bợ, “sinh ký,” thành thử chớ nên “bé cái lầm” mà đeo cứng vào chúng. “Đời sau” mới là chốn vĩnh cửu nên khi về, “tử qui” thì phải ở trong trạng thái lâng lâng, nhẹ nhàng, không vướng mắc gì khả dĩ reo vui thật sự như trong một bản thánh ca Công Giáo: “Khi Chúa thương gọi tôi về... hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ; miệng tôi nức vui tiếng cười; lưỡi tôi vang lời ca hát; ngàn dân tung hô tôi thật vinh phúc”... chứ không phải “ngàn dân” chỉ biết khóc lóc thảm thiết hoặc ngầm oán, thầm trách.

Chẳng ai bất tử, chẳng ai thỉnh thoảng lại “cải lão hoàn đồng” để “trẻ mãi không già” mà sống vĩnh viễn. Chết rồi thì được thân nhân cho mặc... “áo quan” vốn được thiết kế theo một kiểu giống nhau: bốn miếng dài, hai miếng ngắn. Đồng bào miền Nam Việt Nam kêu “áo quan” hay “quan tài” là “hòm,” trong khi miền Bắc gọi “hòm” là vật đựng quần áo, đồng nghĩa với từ “rương” ở miền Nam. Năm 1954, đồng bào hai miền khởi sự một cuộc “sống chung hòa bình” thì chỉ riêng sự ngộ nhận giữa “hòm” và “quan tài” cũng đã đủ gây ra nhiều cảnh “cười ra nước mắt.”

Vâng, như trên đã diễn giải rõ ràng khả dĩ bất cứ người nào cũng thừa biết mà chẳng cần kinh nghiệm. Ấy là một khi xuôi tay, ai ai cũng bỏ lại hết mà “trở về với cát bụi.” Cách “trở về” này phần đại đa số là bằng “quan tài” rồi chôn xuống lòng đất, ta gọi là “mai táng”; tuy nhiên cũng có thể xác được thiêu, tức “hỏa táng” hay được thả xuống biển, tức “thủy táng.” Một vài bộ lạc, thân nhân vẫn thảy xác người quá cố khơi khơi ra một thửa đất hoang vu hay treo tòng teng trên cành cây nhằm làm thức ăn cho chim. Đó là tục “điểu táng”...

Thế nhưng, như trên đã nói, thỉnh thoảng có người muốn... chơi ngông, muốn khác đời, khác người nên cũng trông mong được hưởng một cuộc an táng “chẳng giống ai” nên đã bày tỏ ước nguyện được mang những thứ mình đam mê cùng xuống... tuyền đài.

Mang xe hơi xuống... tuyền đài

Thưa đó là một đại gia Tàu “chính hiệu thuốc ho bà lang trọc,” cả đời vẫn chỉ cư ngụ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Thật tình ông này vốn thuộc dòng dõi vô sản, về sau may mắn bước lên được giai cấp “tạch tạch sè,” tức tiểu tư sản. Cách nay không đầy một thập niên, nhờ khéo léo, nhất là biết áp dụng châm ngôn “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” mà đương sự đã ”thừa thắng xông lên” đến tận “thượng tầng kiến trúc” trong xã hội mới: “Cộng sản đỏ.” Ở các nước cộng sản lạc hậu, Việt Nam cũng y chang Trung Quốc, “tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý... Đồng tiền “hết ý”!

Thế rồi một cách tự nhiên ở ông ta mọc ra nhiều sở thích vĩ đại, trong số đó là niềm đam mê xe hơi hay ô tô. Có thể nói, đại gia này là một tín đồ thứ thiệt của ô tô, dĩ nhiên phải là siêu xịn. Nhưng rồi những tưởng ngày ngày ăn toàn những thứ cao lương mỹ vị, uống toàn sâm yến thượng hạng hảo hạng... hẳn đương sự phải sống “an toàn trên xa lộ” tới tối thiểu cũng “bách niên giai lão” chứ, tức 100 tuổi hay một thế kỷ... nào ngờ ông ta vừa mới mừng “hoàng tráng” đại lễ thượng thọ “ 8 bó” thì ngày 27-9-2015 đương sự lăn quay ra... đột quỵ. Thế nhưng ông ta vẫn còn kịp ngáp, nghĩa là thều thào được lời trăng trối cuối cùng là mong được chôn cùng chiếc ô tô thân yêu mà hàng ngày đương sự vẫn được tài xế chuyên chở. Bà vợ nghe vậy choáng váng như thể bị sét đánh ngang tai, không phải vì nhận biết dấu hiệu chồng sắp chết nhưng... tiếc của; tuy nhiên vì bên cạnh bà ta còn có hai ba đứa con, chắc chắn chúng cũng đã nghe, thành thử bà chỉ rống lên vừa khóc vừa gào để như tỏ bày lòng thương tiếc chồng đồng thời gật đầu lia lịa ra dấu sẽ tuân lời.

Hơn ai hết, bà vợ biết giá trị của chiếc xe. Chồng bà cưng xe còn hơn cưng bà, mê ô tô còn mê gấp chục lần những thứ nơi bà. “Ngoại thất” và “mặt bằng” của xe, ông chồng chỉ cần giữ giá trị ở cấp “thường thường bậc trung” thôi nhằm đánh lạc mắt dòm ngó của bọn tay sai của Tập Cận Bình trong trận chiến “đả ruồi diệt hổ” vốn tuy mang danh tiễu trừ tệ nạn tham nhũng nhưng chính yếu để triệt hạ các đối thủ chính trị và tân giai cấp. Thế nhưng, bên trong chiếc xe gần như mọi vật đều được cải biến, toàn thứ siêu xịn mà bề ngoài nhìn như hàng nhái nhưng thật sự đều là vàng, là kim cuơng... cả đấy. Vả lại, bà vợ tuy thuộc loại tham lam hạng nặng nhưng lại dễ tin tất cả những điều được nghe đồn về cõi âm, nào hồn người chết hiện về bóp cổ, nào hồn người chết vì uất ức mà không đầu thai nên tối ngày chỉ còn biết trả thù... bởi thế bố bảo bà cũng chẳng dám làm trái lời trăng trối của chồng.

Thứ Năm, ngày 1-10-2015, một đám tang vô cùng vĩ đại. Sở dĩ vĩ đại khác thường vì đông người đi đưa đã đành mà số người kéo nhau đến xem càng nghẹt hai bên đường, bởi từ ngày cha sinh mẹ đẻ, từ ngày xảy ra hết cuộc giải phóng nọ, lại cách mạng khác trên giải đất Trung Quốc này, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến người chết thay vì nằm trong quan tài truyền thống nay lại “ngọa tử” trong một chiếc ô tô tân kỳ. Chung quanh và trên nóc xe toàn những vòng hoa mà nếu không có đoàn người mặc áo tang trắng theo khóc sau xe, khách bàng quan dám ngộ nhận đây là một chiếc xe rước dâu trong một đám cưới đầy “ấn tượng.”

Huyệt chôn ông ta không phải thứ lỗ đào xuống lòng đất nhưng là một hầm mộ được “thiết kế” hình tròn cầu vồng giống như một đường hầm được khoét sâu trong một gò đất cao. Sau cùng, một chiếc xe cần cẩu chở đến một “bức tường” giống một cánh cổng sắt để đóng kín ngôi mộ đặc biệt này lại nhưng tang quyến vẫn thuê mấy tay “xã hội đen” cầm súng đại liên và AK đứng gác “cho tới khi có lệnh mới.”

Trong khi đó một dàn nhạc vẫn không ngừng “chơi” đủ thứ âm điệu, từ du dương đến “quân hành,” từ cổ điển tới “giật” khiến bầu khí tang tóc cũng biến đổi theo đồng thời tâm trạng của những người đưa đám cũng do đó mà lên bổng xuống trầm - trừ gã “cựu” tài xế của người quá cố. Người này khóc dữ lắm, không ngừng giây phút nào, khóc nhiều gấp năm, sáu lần so với ngày chôn bố ruột của anh ta. Ai cũng xúc động theo, nghĩ rằng gã tài xế này là kẻ trung tín với chủ, nay thương tiếc như thể đứt ruột vậy. Tuy thế, “dò sông dò biển dễ dò - nào ai lấy thước mà đo lòng người.”

Chính xác! Gã tài xế thật sự chỉ đóng kịch thôi, khóc bên ngoài mà cười trong bụng, kiểu thứ trái cây ngoài chín mà ruột vẫn sượng, bởi anh ta nhận thấy mình quá hên vì vừa... thoát chết khi nghĩ ông chủ tuy là người say mê ô tô nhưng tay lái của ông còn yếu lắm, điều khiển xe loạng quạng như kẻ say rượu lái xe. Bởi thế ông chủ “chịu” anh ta nhất trên đời này và vì mê xe nên cũng thương tài xế không kém. Vậy mà... may quá, ông chủ đã sơ ý, chỉ ước ao mang theo ô tô xuống tuyền đài mà quên đòi... tài xế cũng đi theo!

Cưỡi mô tô xuống... tuyền đài!

Đúng lý ra tôi phải tôn trọng tôn ti trật tự mà tường thuật chuyện lạ tại Mỹ này trước rồi mới đến “sự cố” ở Tàu trên đây theo “hệ thống quân giai” hay đúng hơn theo phong tục truyền thống “kính lão đắc thọ,” tuy nhiên ứng dụng phép tâm lý hiện đại, những gì nóng hổi thì mình nên xơi trước rồi mới tính đến thứ nguội lạnh. Cứ hỏi các đấng mày râu ngày nay ắt rõ ngay sự thật: Ông nào cũng mê liền một tô “phở” nóng thơm phưng phưc chứ ai dại dột gì mà lại phải bê một bát... “cơm nguội”!
Vậy xin bắt đầu: Người chết mà thuở sinh thời đã từng mết xe mô tô tên là Billy Standley, cư dân của thành phố Mechanicsburg, tiểu bang Ohio. Mô tô đối với Billy không phải thứ “thường thường bậc trung” cỡ Honda, Suziki, Vespa - toàn đồ bỏ! - mà phải là Harley, thứ “dữ.” Chàng còn là thành viên năng nổ của các hội Harley Owners Group (HOG), Hayley-Davidson USA...

Cả đời, Billy Standley chỉ mê duy nhất xe mô tô, nói không quá chứ, mê còn hơn si gái, chẳng thế mà mãi gần “5 bó” anh mới chịu lấy vợ để rồi vội đẻ liền tu tì 4 đứa con. Điều may mắn cho Billy là vợ anh, một người đàn bà cũng “chịu chơi” lại hiểu tâm lý chồng nên luôn luôn ủng hộ hết mình sở thích của chồng đồng thời thường bày tỏ nỗi “khoái chí tử” mỗi khi được chồng đèo mô tô. Chẳng thế mà vừa lên xe hoa chân ướt chân ráo về nhà chồng, nàng đã không ngập ngừng móc trọn gói hầu bao $30,000 đưa cho Billy để chàng cộng vào số vốn hiện hữu trong túi hầu rước về một “nàng” Harley cáo chỉ.

Theo lời kể của gia đình, thuở còn thò lò mũi xanh, Billy Standley đã chứng tỏ niềm si mê xe mô tô. Sinh nhật mà được quà tặng chiếc mô tô đồ chơi thì Billy “sướng mé đìu hiu” đến quên cắt bánh sinh nhật hoặc mở các gói quà khác. Và thế là cả đêm, Billy ôm mô tô mà... chẳng thiết gì đến ngủ. Trong khi bạn hữu cùng trang lứa trang trí phòng riêng của chúng hoặc bằng những bức chân dung minh tinh điện ảnh hay hình cầu thủ, lực sĩ, siêu nhân... còn Billy thì toàn những ảnh mô tô Harley. Trong các cuộc tán gẫu hay “đấu láo” với bất cứ ai, kể cả với người lớn, mà chợt câu chuyện chuyển về đề tài mô tô, thì phải biết, Billy nói “thiên thu bất tận” đến độ “miệng không mọc nổi da non.”

Năm 18 tuổi, giấc mộng của Billy Standley thành sự thật. Chàng được làm chủ một chiếc mô tô Harley Davidson, loại “1967-modell Electra Glide.” Đây là vật bất khả ly thân đối với Billy cho dù sau này chàng vì nhu cầu vẫn có chiếc mới khác. Miễn có chuyện “sinh ly tử biệt” giữa Billy Standley với chiếc Harley đầu tiên ấy. Chàng và “con ngựa sắt” này đã cùng du dương khắp nơi, lăn bánh tới trọn 50 tiểu bang Hoa Kỳ, khi chung với các bạn hữu cùng thú đam mê, khi “đơn thân độc mã.”

Nói chẳng sợ tội chứ, ngày đó mà bảo Billy đánh đổi thiên đàng hay miền cực lạc thay vì mô tô, bảo đảm rằng Billy sẽ từ chối cái một! Chẳng thế mà ngay ở lứa tuổi thanh xuân này mà Billy đã “hoạch định chuyến đi cuối cùng cuộc đời của chàng” là vẫn cưỡi mô tô xuống mộ.

Quả vậy, Billy chỉ chịu “chào thua” rời khỏi yên xe năm 2013 sau khi nhận được kết quả chẩn bệnh dương tính Alzheimer... để rồi không đầy một năm sau, ngày 1-2-1014, Billy ra đi vĩnh viễn, hưởng thọ 82 tuổi.
Các con và bạn hữu vẫn nhớ ước nguyện cuối cùng của Billy nên bằng mọi giá họ đã thực hiện một nghi thức quả thật “có một không hai” ở trên cõi đời ô trọc này: Thi thể Billy Standley được “ướp” cứng để có thể được cột trong thế “ngồi” trên chiếc Harley Davidson đầu đời của chàng, dĩ nhiên chàng cũng đội mũ an toàn và oai phong lẫm liệt trong bộ đồ da. Tất cả được đặt trong một “quan tài” được thiết kế giống một cái tủ đứng bằng thủy tinh hữu cơ.... trước khi được một xe cần cẩu hạ từ từ xuống huyệt mộ.
Chung quanh Billy vẫn mãi mãi chỉ là những bạn hữu mà suốt đời đã chỉ nuôi một niềm say mê phiêu lưu, mạo hiểm... trên “con ngựa sắt”!

HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.