logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/11/2015 lúc 05:30:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Giáo viên dẫn học sinh lớp 1 vào lớp sau buổi lễ khai giảng năm học mới ở một trường tiểu học tại Hà Nội. Ảnh minh họa chụp trước đây. AFP

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư, trọng đạo”. Tôn sư có nghĩa là kính trọng người thầy. Trọng đạo nghĩa là đề cao nghề dạy

học. Từ xưa tới nay, chúng ta đã có nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, nhiều tác phẩm văn học,nghệ thuật... tôn vinh nghề giáo.

Đặc biệt, trong chế độ hiện thời, ngành giáo dục nhận được rất nhiều ưu đãi qua việc ưu tiên giáo dục công và chính sách “xã

hội hóa giáo dục”. Cả đất nước dường đang được tạo mọi điều kiện để phát triển tốt nhất, với chính sách “xóa mù chữ” được

áp dụng trên khắp mọi miền.
UserPostedImage
Học sinh lớp 1 tại một trường tiểu học ở Hà Nội. Ảnh minh họa.

Thừa thầy, thiếu thợ?
Mặc dù vậy, truyền thống “tôn sư trọng đạo” không những không tạo ra những thành quả tốt đẹp mà còn hình thành thói tôn

sùng bằng cấp một cách mù quáng, sự “bợ đỡ” thầy cô giáo cũng như ngành giáo dục còn khiến xã hội trở nên “thừa thầy,

thiếu thợ”, mất hết khả năng sản xuất, tạo ra những “hũ tục” mới như nạn đút lót thầy cô và tệ nạn học thêm tại nhà thầy cô

giáo...

Trong khi chương trình giáo dục không được cập nhật, các phương pháp giáo dục mới không được triển khai trong nhà

trường... tất cả những chính sách được thực hiện một cách sai lầm, cẩu thả đó không những không đưa đất nước trở thành

một quốc gia văn minh, hiếu học mà còn khiến mỗi người mẹ hàng ngày lo lắng khi “phải” gửi con đến trường.

Họ đã tìm ra những giải pháp nào để đối phó với “phong tục” tốt đẹp này của dân tộc?

Đây là đề tài trên trang phụ nữ kỳ này, mời quý thính giả cùng theo dõi.

“Không thầy đố mày làm nên” chính là câu thành ngữ đầu tiên mà mỗi người Việt đều biết rõ từ những ngày đầu tiên đi học.

Niềm tin này, cộng với sự thiếu hiểu biết và việc quá bận rộn với “miếng cơm manh áo” khiến mỗi ông bố, bà mẹ Việt đều tin

tưởng, giao phó hoàn toàn sứ mệnh giáo dục con mình cho nhà trường và thầy cô giáo.

Điều đáng nói ở đây, là quá trình hoàn thiện nhân cách, trí tuệ cũng như tinh thần của mỗi con người phụ thuộc vào rất nhiều

yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là sự tự hoàn thiện của mỗi cá nhân. Tôn trọng thầy cô, biết ơn những người đã giúp mình

hoàn thiện trí tuệ, nhân cách là một việc hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đẩy sự biết ơn đó đến mức “tôn sùng”, khẳng định rằng

một cá nhân sẽ không thể làm nên việc gì nếu thiếu sự hướng dẫn của người thầy chính là cách tốt nhất để làm thui chột sự tự

tin, tinh thần tự học hỏi và vươn lên của mỗi con người. Hơn nữa, làm hạn chế vai trò của gia đình và xã hội trong “tam giác

giáo dục” Gia đình – Nhà trường – Xã hội vốn vẫn được coi là giải pháp hoàn hảo giúp tạo nên thế cân bằng trong việc đào

tạo một con người.

Tuy nhiên, cũng bởi thiếu hiểu biết và không có thời gian dành cho việc giáo dục con cái, cha mẹ Việt thường phó mặc con

cho thầy cô. Đó là lý do dễ hiểu để mỗi người Việt đều chấp nhận cách hành xử được hướng dẫn trong câu tục ngữ tiếp theo

về truyền thống “tôn sư trọng đạo” rằng:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Có lẽ, mọi vấn đề đều bắt đầu từ đây. Có ai mà không muốn sang sông, không muốn con mình nên người, thành đạt? Mỗi

người Việt Nam đều tin rằng “con hơn cha là nhà có phúc”. Bởi vậy, mỗi bậc làm cha mẹ đều nhất định sẽ “bắc cầu kiều” để

con họ sang sông. Có điều, cầu kiều phải bắc như thế nào lại là một chuyện vô cùng quan trọng.

“Bàng hoàng” với những khoản thu “trên trời”
Đầu năm học 2015, mỗi người dân Việt Nam đều “bàng hoàng” với những khoản thu “trên trời” cho năm học mới. Cộng đồng

mạng đã cùng chia sẻ bảng kê danh sách những khoản thu dài dằng dặc và tỉ mỉ đến sống sượng của rất nhiều trường học,

đặc biệt là các trường mầm non, đối tượng được bố mẹ quan tâm đầu tư nhất. Những khoản thu đầu năm lên tới 5 – 6 triệu

đồng, trong khi thu nhập bình quân của mỗi bậc cha mẹ chỉ đạt 4 – 5 triệu/tháng. Họ sẽ phải xoay xở thế nào để cho con đến

trường!? để mỗi đứa trẻ đều được “xóa mù” theo chính sách của Đảng và Nhà nước? Quả là “một câu hỏi lớn không lời đáp”.

Trong vai một bà mẹ “bức xúc” về quá nhiều khoản thu thiếu tình, vô lý và không có hóa đơn, chứng từ; Hạ Vũ đã có một cuộc

“cãi vã” ra trò với cô giáo chủ nhiệm của con một người bạn hiện đang học tiểu học ở Hà Nội. Cô giáo cho rằng:
“Điều hòa, máy chiếu là cái tự nguyện “xã hội hóa” của quý phụ huynh. Tự nguyện chứ không phải nhà nước tài trợ. Bất kỳ một

trường nào trong thành phố Hà Nội, theo luật chị nắm bắt được. Mình tự nguyện ủng hộ thì mình sẽ đóng cái chi phí, hao tổn

trong quá trình mình sử dụng.

Quỹ ủng hộ. Em cũng thừa biết nếu các con không làm ra tiền thì chắc chắn các trường, các quận đoàn, thành đoàn sẽ không

có một đồng nào để mà hoạt động. Không có đoàn thì làm sao có đảng. Một khối cơ quan nhà nước bao giờ cũng thế, mình

làm việc phải theo sự chỉ đạo đầu tiên là Đảng, Chính quyền. Đây có phải riêng lớp này chị tự đề ra đâu. Chị trả lời theo công

văn mà. Bây giờ chị chỉ giải thích cho em như vậy còn em thắc mắc cái gì thì lên nhà trường mà thắc mắc. Chị có thu cái gì

sai, có phổ biến cái gì sai không? Rõ ràng là bây giờ bọn chị phải làm theo công văn thôi. Bọn chị chỉ hiểu là khi đã nhận trách

nhiệm, bọn chị sẽ hết sức mình và sẽ làm việc theo đúng những gì Đảng và Nhà nước giao cho. Ví dụ như dưới quyền của

phòng giáo dục, của Quận, nếu họ có yêu cầu gì, bọn chị sẽ làm hết sức.”

Tất cả những câu hỏi mà Hạ Vũ đã cố gắng “gài” vào trong cuộc phỏng vấn để có được đánh giá của cá nhân cô giáo về

những khoản thu thiếu tình, thiếu lý đầu năm học mới cũng như sự vô nghĩa của những nỗ lực đóng góp và đóng góp của phụ

huynh học sinh đều được cô khéo léo lái qua một câu trả lời duy nhất rằng “cô không làm gì sai, chỉ làm đúng nhiệm vụ được

giao và quy trình, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã giao cho cô và rằng mọi người dân đều phải sống theo đoàn, theo

hội”.

Như vậy, “cái cầu kiều” những quý vị làm cha, làm mẹ muốn bắc để đưa con qua sông, cho dù tốt thế nào, thầy cô cũng chỉ có

thể “thực hiện đúng nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó”, không được lồng ghép một chút quan điểm, nỗ lực cá nhân nào

trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Có thể, đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường hợp, học sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học, trong suốt nhiều

năm liền nhưng thầy cô không hề biết? Cũng có thể, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến con số 178.000 thạc sỹ, cử

nhân thất nghiệp theo thống kê đầu năm 2015 cũng không khiến con số giáo viên, giảng viên giảm đi và các chương trình cải

cách giáo dục được thực hiện triệt để hơn?

Không chờ đợi hoặc quá thất vọng về khả năng thay đổi theo chiều hướng tốt của ngành giáo dục, phụ huynh, đặc biệt là

những người làm mẹ đã lo lắng sâu sắc hơn cho con cái của mình. Họ sử dụng chính sách “xã hội hóa” giáo dục để tự mình

lập nên những trường tư thục, trung tâm ngoại ngữ, văn học, các chương trình ngoại khóa bổ sung kiến thức... cho trẻ em mà

động lực thúc đẩy chủ yếu là để tìm tự mình tạo cho con mình một môi trường giáo dục an toàn, tích cực, phù hợp với tốc độ

phát triển của toàn thế giới.
Thanh Dung, giám đốc sáng lập một trường mầm non song ngữ trong nội thành Hà Nội chia sẻ lý do vì sao chị quyết định tự

mở lấy trường cho con chị học:

“Thứ nhất là về sự tin tưởng, về mặt giáo viên, về thời gian học của con. Họ nói nhưng đến lúc thực hiện thì lại không như thế.

Các cô mua đồ chơi nhưng cũng chỉ để bày ra đấy. Mỗi cháu mỗi ngày cũng chỉ được phát một món đồ chơi để chơi từ đầu

giờ đến cuối giờ. Mỗi lớp quá đông, hơn nữa lại phải phong bì cho các cô thì các cô mới có thái độ tốt với con mình còn việc

chăm sóc tốt hay không thì mình cũng chịu.”

Trong khi đó, Phong Lan, chủ một công ty du lịch chuyên cung cấp các hoạt động du lịch trải nghiệm cho trẻ em tiểu học chia

sẻ:

“Vấn đề của giáo dục Việt Nam hiện nay nặng về lý thuyết rất nhiều nên các con học thông qua sách giáo khoa, sách vở nên

những thứ đọng lại trong tâm trí mà thực sự mang lại cảm xúc cho chúng nó và học theo kiểu học vẹt. Đâm ra mình cũng thấy

rằng những chuyến đi sẽ mang lại cho con những cảm xúc rất thật và sẽ gây ấn tượng cho các con.”

Hoài Tâm, giám đốc một trung tâm đào tạo văn học cũng có cùng lý do thành lập trung tâm, cô cho biết:

“Giúp trẻ yêu tiếng Việt, có thể nói được suy nghĩ của mình, yêu môn văn. Đơn giản, đầu tiên nó phải yêu tiếng mẹ đẻ của

mình, yêu bằng chính nó chứ không phải bởi vì mọi người bảo rằng nó phải yêu.Phương pháp mà chúng tôi lựa chọn là

phương pháp học theo hệ thống việc làm, nghĩa là các bạn ấy tự tạo ra các kiến thức của riêng mình, học qua trải nghiệm, học

qua hoạt động. Học văn thì cứ hay nghe giảng giải rồi thì giáo điều. Mà văn chính là cuộc sống, chính là trải nghiệm thì các

bạn phải biết quan sát chính cuộc sống của các bạn rồi từ đó rút ra được những cái của riêng các bạn ấy thì điều đó sẽ giúp

cho tâm hồn của các bạn ấy đẹp. Đẹp thực sự từ trong tấm lòng, trong con tim chứ không phải chỉ đẹp khi mà người lớn bảo

đấy là đẹp.

Hiện tại với các cách giáo dục của trường công thì nó làm cho bọn trẻ bị khô cứng. Rất nhiều năm rồi mọi người nói về chuyện

chép văn mẫu và nói rằng trẻ nói những điều sáo rỗng và không hiểu và chúng nó sợ tiếng Việt. Khi bắt đầu vào lớp một, mọi

người đều nói “bắt đầu phải đi học đấy” rồi thì “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” nhưng mà thực sự ra là

các bạn đã biết nói tiếng Việt rồi. Tại sao chính tiếng mẹ đẻ lại là phong ba, bão táp được. Tất cả đều là do cách truyền thụ

của người lớn cho các bạn ấy và cái cách mà gây cho các bạn sự tò mò để càng ngày các bạn càng tự tìm thấy.”

Những người phụ nữ mạnh mẽ, có điều kiện đã tự mình vươn lên, thiết lập môi trường giáo dục tốt nhất cho con mình cũng

như các khách hàng “cùng đẳng cấp”. Cho dù họ, và khách hàng của họ, không phải là đảng viên, không tính toán được

những đường đi rành mạch cho con họ ở một nước khác, những nỗ lực này cũng đã đảm bảo cho con cái họ một môi trường

học tập tốt hơn, cơ hội tiếp cận tốt hơn với các kiến thức mới và khẳ năng vươn tới những vị trí tốt đẹp hơn trong xã hội lúc

trưởng thành.

Thế còn những người phụ nữ nghèo, những nữ công nhân, những bác công nhân, những cô chủ các cửa hàng nhỏ lẻ, họ có

lối thoát nào cho con cái của mình, trong xã hội được dành lấy từ tay tư bản để phục vụ lợi ích của họ không?

Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 19/11/2015 lúc 06:03:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chút nghĩa thầy cô

UserPostedImage
Trẻ em dân tộc H'mông ăn trưa miễn phí tại một trường mầm non tại một tỉnh miền núi phía Bắc hôm 3/4/2015. AFP

Đầu tuần này, lớp học tình thương của một nhóm thiện nguyện tại quận 3, Sài Gòn, bắt đầu ngày học của mình bằng giờ tập vẽ, làm thiệp chúc mừng ngày thầy cô giáo 20-11.

Lớp học loi nhoi tiếng hỏi han cách thức, đòi thêm giấy, viết màu của nhau. Khó khăn lớn nhất của những đứa trẻ đó là viết được lời chúc đàng hoàng để tặng cho người dạy mình. Một đứa khều khều, hỏi nhỏ “con chúc cô giáo ăn nhiều có kỳ không?”.

Hầu hết những đứa nhỏ học lớp vẽ đó đến từ những gia đình rất nghèo. Còn lại thì là những những đứa không biết một mái nhà là gì, từ lúc ra đời đến giờ. Cô giáo Sa, một trong những thiện nguyên giáo dục đường phố nói rằng nhiều đứa trẻ như vậy đã thân thuộc với vỉa hè, gầm cầu… vì khi ra đời cho đến khi lớn lên, bầu trời là mái nhà. “Nhà” đôi khi rất khủng khiếp, vì đó là những nơi chúng bị bắt về, bị buộc đóng các loại tiền gì gì đó theo chính sách… sau những đợt thu gom của chính quyền để làm “sạch đường phố”.

Nhưng với thầy cô là một chuyện rất khác. Những gương mặt đầy giận dữ, tinh ranh… ngày thường trên vỉa hè của chúng tức thì dịu lại, khi thấy thấp thoáng bóng dáng thầy hay cô xuất hiện. Có cái gì đó rất kỳ diệu trong nghĩa thầy trò vừa mong manh, vừa vĩ đại này. Những đứa trẻ Việt Nam dù ở hoàn cảnh nào, vẫn thầm lặng mang trong lòng mình một không gian kính ngưỡng dành cho người dạy dỗ mình, thậm chí còn đậm sâu hơn nhiều đứa trẻ đeo khăn quàng và được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa.

Rất nhiều người đau đớn nói rằng thế hệ trẻ hôm nay đã hỏng tất cả, khi mỗi ngày nhìn thấy chuyện trò đánh thầy, trò vây đánh trò… mỗi lúc càng ghê sợ. Nhưng phải đi và đến những điểm tận cùng của cuộc sống, nhìn thấy của những đứa trẻ chơ vơ ấy, chứng kiến chúng khao khát được gọi tiếng “thầy-cô”, khao khát được nhìn nhận như một học trò, có thể mới hiểu rằng mọi vấn nạn đều sinh ra từ n

hà trường, từ chính sách, từ xã hội… Chúng chỉ là những nạn nhân. Những nạn nhân mỏng manh của người lớn.

Một thằng bé không chịu nói tên, chăm chút vẽ ngôi trường của nó và tô toàn bộ là một màu đen. Mấy đứa bạn cười ngặt nghẽo, nói nhìn là biết ngay là trường bị cúp điện. Đứa khác nói vì hết màu nên nó tô đại màu đen. Nhưng có thể tác giả của cái thiệp thì biết rõ hơn ai hết, trường của nó chỉ là tưởng tượng, đêm đến, hết làm việc thì nó được học ở ngoài trời, khi các thầy cô thiện nguyện đến.

Những năm cuối thập niên 70, cái đói hoành hành toàn miền Nam. Nơi nơi người ta phải nấu hạt bo bo dành cho ngựa và bò, được viện trợ từ Liên Xô, để ăn ngày hai bữa. Cô giáo tiểu học của tôi, lúc đó đi dạy luôn mang theo chuối nấu và bánh kẹo để bán chịu cho học trò, nhằm có thêm chút tiền sinh sống. Cuối năm, tặng quà tết cho cô, mẹ tôi cứ đắn đo giữa việc tặng quà hay đưa tiền mặt. Cuối cùng nắm chặt bì thư nhét vào tay cô giáo kèm một lời xin lỗi, mẹ tôi về kể lại với ánh mắt buồn buồn rằng cô giáo đã ôm mẹ tôi, nói rằng cô cám ơn vì mẹ tôi đã rất thực tế giữa buổi khốn khó đó. Hôm nay thì chuyện nhét ít tiền vào túi thầy cô đã không còn lạ, rất thông tục – thậm chí không có là không xong. Nhưng tôi thì nhớ mãi phút giây mẹ tôi cứ đau đáu vì sợ làm tổn thương người dạy học, thành phần được vô cùng kính trọng trong nền văn hoá giáo dục của miền Nam cũ.

Trong tập truyện kể Những tâm hồn cao thượng (Les Grands Coeurs) của Edmond De Amicis mà mẹ tôi tặng cho tôi khi vào lớp 3, như một cẩm nang sống, câu chuyện vị tướng quân quay lại ngôi trường cũ, cúi đầu trước người thầy già luôn làm tôi cảm động rơi nước mắt. Tình người và nghĩa thầy trò mới cao đẹp làm sao.

Bơi lặn trong cuộc đời, nhìn thấy những điều quặn lòng trong đời Việt, tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ đó như để ủi an cho mình. Tôi đọc những câu chuyện có thật về trò giết thầy rồi nhơn nhơn tự đắc như chuyện của Vũ Quang Hùng, chuyện hiệu trưởng dụ dỗ học trò vào đường cùng như Sầm Đức Xương… cho đến nhan nhản những chuyện trò nghèo không có kịp tiền đóng học phí, bị thầy cho bêu tên làm nhục dưới cột cờ, cô giáo thẳng tay đuổi học trò vì bị mẹ phê bình… Tôi hiểu cuộc sống hôm nay không đẹp như ngày xưa nữa, nghĩa thầy trò cũng phai nhạt theo thời gian. Tôi luôn nhớ câu chuyện của Edmond De Amicis mà dặn lòng, rồi sẽ có một ngày, người Việt sẽ dựng xây lại đất nước này với những điều tốt đẹp nhất – như thế hệ tôi từng biết.

Trong học vấn kém cõi của mình, tôi chỉ có hai người thầy hiếm hoi, bao dung nổi tính cách ngang ngược của mình. Một là người thầy trong Nhạc Viện, và người thầy môn Anh Văn. Thầy dạy Anh Văn là một người uyên bác lạ kỳ, ông biết năm thứ tiếng và đặc biệt là tiếng Latin, nên thường được chính quyền cậy nhờ làm việc mỗi khi đối thoại, thư từ với Vatican trong thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm. Người thầy dạy nhạc với hơn 30 năm tuổi đảng thì dặn tôi phải lớn khôn và đừng bao giờ trở thành người cộng sản. Người thầy dạy chữ thì khó tính và lặng lẽ, nhưng lại dạy cho tôi hiểu biết rất nhiều về thế giới không cộng sản.

Tôi nhớ hoài một cánh tay của ông bị liệt, nên khi dạy luôn phải dùng tay này đỡ tay kia. Sức khoẻ ông yếu nên mỗi ngày cần phải uống một viên multivitamin. Nhưng loại thuốc đó thì rất khó tìm trong thời tôi đi học. Nhiều năm sau khi ra đời, chuyến đầu tiên ra nước ngoài, tôi đã chạy tìm mua mấy hộp multivitamin để mang về cho thầy. Nhưng về, thì thầy đã mất. Sức ông yếu, lại trãi qua nhiều năm trong trại tù – gọi là trại học tập cải tạo nên đột quỵ, gượng phục hồi sau khi bị liệt nửa người, nhưng rồi suy nhược dần.

Ngày 20/11 luôn nhắc tôi nhiều điều. Dịp đến thăm lớp học tình thương của những đứa trẻ nghèo lại càng gợi lên trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi không đo được nghĩa thầy cô trong lòng những đứa trẻ được giáo dục trong mái trường xã hội chủ nghĩa hôm nay như thế nào, nhưng với thế hệ tôi, đó là điều thiêng liêng khôn tả, nó giống như sự kính trọng và thương mến thầy cô mà tôi nhìn thấy ở những lớp học tình thương đó.

Nhìn tấm thiệp tô mái trường đen ngòm của đứa trẻ, tôi chợt nhận ra rằng đời khốn khó không bao giờ có thể giết chết được nghĩa thầy cô. Mà chỉ khi nghĩa thầy cô cao cả ấy bị bóp chết trong một xã hội nhiễu nhương, trong một chính quyền với nền giáo dục nhiễu nhương, ấy mới chính là lúc tất cả chúng ta và mai sau đang có một cuộc sống rất đỗi đen ngòm.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.251 giây.