logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 19/11/2015 lúc 05:36:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đọc sách miễn phí tại Không gian đọc Hy vọng - Thái Bình.

Những nhà sách thu nhỏ
Không gian đọc là tên gọi quen thuộc của những nhà sách thu nhỏ, ở đó người lớn có thể đến đọc và mượn sách miễn phí.

Người trẻ, kể cả học sinh tiểu học, có thể tìm thấy đủ loại sách vừa tầm với mình như truyện cổ tích, sách dạy kỹ năng sống,

sách học làm người, truyện dịch từ các tác giả ngoại quốc danh tiếng.

Ý tưởng Không gian đọc phát xuất từ mô hình hoạt động của tổ chức quốc tế về giáo dục và văn hóa toàn cầu Room To

Read, đến Việt Nam hơn một thập niên qua. Từ cảm hứng và suy nghĩ rồi chuyển qua việc làm thực tế là bạn Trần Thiện

Tùng, quê gốc Hà Tây, bây giờ là Hà Nội, từng về sinh sống ở Thái Bình nhiều năm cho đến khi chuyển vào làm việc ở Sài

Gòn:

“Mười năm trước khi tình cờ đọc bài báo về Room To Read lập ra những thư viện miễn phí và quyên góp học bổng cho trẻ

em nghèo ở Nepal và Bhutan, sau này phát triển sang Việt Nam, Kampuchia và một số nước khác. Tại sao một người nước

ngoài làm được những việc như thế mà mình là người Việt Nam lại không làm được cho người Việt Nam bằng cách là mình

hoặc những người khác có những quyền sách đã đọc xong rồi , thay vì bán đồng nát ve chai với giá rẻ mạt mà sách thì còn rất

mới và còn giá trị thì tại sao mình lại không gom về để tặng cho những nơi thiếu thốn. Hoặc là mỗi tháng mình không thể trích

một số tiền nhỉ để thu mua những quyền sách ấy rồi tặng cho những người thích đọc ở vùng nông thôn khi họ chưa có điều

kiện.
Tôi và bạn bè đã triển khai Không gian đọc cách đây bảy tám năm. Thực ra cũng không có gì là to tát vì ở Việt Nam có rất

nhiều người, rất nhiều bạn trẻ, rất nhiều ngưởi hảo tâm, họ làm việc này giống như việc yêu thích của họ mà họ không công

bố.”

Không to tát nhưng cũng không dễ dàng, bạn Trần Thiện Tùng chia sẻ, Thoạt đầu, khi anh và các bạn mang ý tưởng Không

gian đọc ra trình bày với mọi người thì không ít tỏ ra nghi ngại, cho rằng dự án khó mà thành công. Không nản chí, Tùng và

bạn bè khởi sự dựng điểm đọc sách miễn phí đầu tiên ngay tại Thái Bình:

“Thôi thì mình đành tự làm bằng cách mỗi tháng mình tự bỏ ra ít tiền, và nếu ai đó tin tưởng mình thì cho sách hoặc cho tiền

gì đó thì mình mua thêm sách mình gởi về và mình làm thật tốt.

Sau này phát triển thêm được mấy điểm nữa, hiện nay có khoảng hơn 10 điểm Không gian đọc ở các tỉnh Thái Bình, Hải

Dương Thái Nguyên, Hội An, Sài Gòn và Phú Quốc, Kiên Giang.”

Những điểm hay những nhóm Không gian đọc đã hình thành khắp nơi là kết quả từ sự đồng cảm, sự đồng hành và sự đóng

góp chung tay làm việc của nhiều người và nhiều nhóm trong nước:

“Bạn bè người quên giới thiệu rồi có thể là quen biết nhau trên mạng xã hội, chia sẻ được sự yêu thích đọc sách với nhau, rồi

cam kết với nhau là việc này mình làm miễn phí. Tức là tất cả những người đến Không gian đọc đều đọc sách miễn phí,

mượn sách miễn phí, không phải trả tiền gì hết. Ngoại trừ nếu mượn về nhà họ sẽ phải làm một cái thẻ và đặt cọc khoảng mấy

chục đồng. Trong trường hợp làm mất thì cũng không bắt đền tiền.
Điều rất vui là ban đầu, sau khi triển khai một số điểm Không gian đọc ở địa phương, lúc đầu thì bị mất sách vì lý do nào đó,

nhưng mà một thời gian sau thì các bạn lại mang sách của mình góp thêm vào đó. Không gian đọc không chỉ là của nhóm

quản lý hay của người nhà nơi đặt điểm Không gian đọc đó. Nó là điểm chung của cộng đồng mọi người mang sách đến góp

chung vào đó và cùng hỗ trợ quản lý. Thí dụ có những nơi mà chủ nhà đi vắng chẳng hạn, họ cứ để cửa Không gian đọc như

thế rồi bạn đọc hoặc các tình nguyện viên họ đếnmở cửa, họ ghi chép những người mượn sách, nhiều khi họ dán lại những

sách hư bìa hoặc rách, họ giúp cho chủ cái Không gian đọc đó như thế.
UserPostedImage
Đọc sách miễn phí tại Không gian đọc Bương Hạ - Quỳnh Phụ.

Điều tôi cảm thấy tâm đắc nhất là ngoài việc giúp bạn đọc có thêm miềm vui qua việc đọc sách, điều quan trọng là giúp họ biết

chia sẻ tri thức cũng như giúp họ biết ra tinh thần tự lập của họ.”

Mọi người đều có thể tham gia
Với chị Khiếu Thị Hoài, phụ trách nhóm Không gian đọc ở thành phố Hội An, Quảng Nam, mô hình Không gian đọc không mới

mà cũng không lạ so với Việt Nam hay thế giới, điểm đọc thì nơi này nơi kia đều có phần giống nhau trong cách nghĩ, cách tổ

chức cũng như cách hoạt động:

“Đầu tiên mình chỉ định tổ chức một câu lạc bộ đọc sách cho sinh viên trường đại học Phan Châu Trinh thôi. Sau đó, với sự hỗ

trợ của bạn Trần Thiện Tùng, mình mới nghĩ tại sao không làm rộng ra trong phạm vi thành phố Hội An để cho sức lan tỏa

mạnh hơn. Những thành viên thực hiện là các nhân mình là cán bộ của trường và một vài cán bộ khác cùng với sinh viên của

trường. Nhưng mà đối tượng hưởng lợi, đối tượng tham gia không phải chỉ sinh viên của trường mà người dân Hội An là chủ

yếu.”

Không gian đọc của Hội An được có địa điểm lý tưởng vì rộng rãi và thoáng mát:

“Không phải không gian ở trong nhà mà cũng không hẳn là không gian ngoài trời. Đó là tiền sảnh của một cơ quan nên rất

rộng, ai đi đường cũng có thể nhìn thấy. Vì hoạt động bền bỉ thì dần dần người ta có ấn tượng rất tốt. Cái mình duy trì được là

sự đều đặn, nắng cững như mưa, gần như không gặp sứ khó khăn nào cả.
Ở đây mình có sách cho trẻ em đọc tại chỗ, người lớn hoặc cha mẹ trong lúc chờ trẻ em thì cũng có sách để đọc và sách để

mượn về nhà. Có một điều rất hay là nhiều cha mẹ, bị cuốn vào chuyện cơm áo gạo tiền mà đã bỏ quên thói quen đọc sách

trước đó của mình rồi, sau đó thấy con đọc thì tự nhiên cái khao khát đọc nó sống lại. Điểm thú vị là có cái tác động ngược từ

con cái đến cha mẹ. Đó là những cái mà phụ huynh có chia sẻ lại cho mình.

Sách của người lớn thì mình cũng được Trần Thiện Tùng và các nhóm Không gian đọc chia sẻ về rất nhiều. Sách thiếu nhi thì

gần đây nhất mình mới tiếp nhận 40 đầu sách gồm 57 cuốn, nằm trong tủ sách Khuyến Đọc của giải thưởng sách hay.”

Trong số 40 đầu sách mới được bổ sung cho Không gian đọc Hội An gồm những tác phẩm quen thuộc nhưng đã làm say mê

độc giả lớn và nhỏ tuổi như Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam của Nguyễn Đổng

Chi, Những Giọt Mực của Lê Tất Điều, Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra còn những truyện

nước ngoài như Hoàng Tử Bé của St. Exupery do Bùi Giáng dịch, Peter Pan của James Matthwe Barrie do Tố Châu dịch,

Những Tấm Lòng Cao Cả của Edmondo De Amicis do Hoàng Thiếu Sơn Dịch, Truyện Cổ Anderson của Hans Christian

Anderson do Nguyễn Văn Hải và Vũ Minh Toàn dịch.

Vẫn theo lời chị Khiếu Thị Hoài, những đầu sách dành cho người lớn cũng khá là phong phú, văn học thì có những tác phẩm

của nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Gió Đầu Mùa của Thạch Lam, Hồm Bướm Mơ Tiên, Đời Mưa Gió của Khái Hưng:

“Có một số tác phẩm cũng khá hiếm hoi như Đội Gạo Lên Chùa chẳng hạn. Ngoài ra chúng mình cũng có Tuyển tập Tự Lực

Văn Đoàn Tập Một và Tập Hai, rồi những cuốn như là Quảng Nam Trong Hành Trình Mở Cõi. Không chỉ sách văn học mà còn

sách nghiên cứu, cha mẹ có thể đọc tại chỗ hoặc mượn mang về nhà.”
UserPostedImage
Không gian đọc Hội An.

Chưa hết, đến với những điểm Không gian đọc, người chuộng văn chương và triết lý còn có thể bắt gặp những dịch phẩm

tuyệt vời để nghiền ngẫm như Kira Kira của Cynthia Kadohata, Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez, Huệ Tím của

Herman Hesse và nhiều những sách hay khác nữa.

Có thể nói Thái Bình là tỉnh đầu tiên có một, hai rồi sau này đến năm, bảy điểm đọc sách miễn phí. Trên phố thì có Không gian

đọc Hy Vọng, dưới quê thì Không gian đọc thôn Nội, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư.

Chị Phạm Thị Ngát, phụ trách Không gian đọc thôn Nội, cho biết điểm đọc này mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều với trung

bình mỗi ngày 30 người đến xem sách tại chỗ. Vì đây là điểm đọc tại nhà, chị Phạm Thị Ngát nói tiếp, nên khi chị đi vắng thì

mọi người vẫn có thể đến đọc sách, mượn sách hay trả sách với sự giúp đỡ của những thiện nguyện viên. Vào mùa hè,

Không gian đọc thôn Nội mở cửa 7 ngày trong tuần, đến mùa học thì chỉ mở ngày Chủ Nhật:

“Mùa hè thì 50, 60 người đến là thường, thời gian hè thì mở suốt cả những ngày trong tuần. Nhưng mà thời điểm trong năm

học như thế này thì chỉ mở cuối tuần thôi để không ảnh hưởng đến việc học của các em.

Thực ra thì có thể gọi là có chút hài lòng vì đã chia sẻ được sách đến cho các em ở nông thôn vốn không có nhiều điều kiện

tiếp cận sách. Mang được sách đến các em thì cũng tạo thói quen đọc, đấy là điều rất đáng mừng.”

Đó là những nhóm Không gian đọc tiêu biểu ở Hội An Quảng Nam, thôn Nội và thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình, có

cách tổ chức, trưng bày sách và sinh hoạt nhằm khuyến khích thói quen đọc sách giống nhau dù nhỏ hay lớn.

Tiện đây tưởng cũng nên trình bày thêm cùng quý độc giả về chuyện sách xuất bản tại Việt Nam, được coi là có lối in ấn đẹp

mắt , trình bày mỹ thuật trang nhã , nhiều quyển được in trên giấy tốt, bìa láng khiến người đọc lấy làm thích thú. Thế nhưng

theo một người yêu quí và tôn trọng sách như bạn Trần Thiện Tùng thì giá cả lại là một câu chuyện khác:

“Có một thưc tế là khi Việt Nam đã ký công ước BERN cách đây khoảng 10 năm về bản quyền tác giả đó, và sau này hội nhập

WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, vấn đề bản quyền thì các nhà xuất bản Việt Nam phải đảm bảo . Vậy giá sách ở Việt

Nam,một số mua bản quyền của nước ngoài, thì giá lên khá cao.

Ví dụ bây giờ trung bình một số sách về kỹ năng quản trị hay kỹ năng lãnh đạo thì giá tiền giao động từ 250.000 đến 350.000

Đồng, tính ra cũng phải 10 đến 15 đô rồi, thậm chí có những cuốn có thể lên đến 20 Đô. Như vậy giá không hề rẻ so với mặt

bằng chung thu nhập của một nước mới thoát nghèo như Việt Nam hiện nay. Với bình quân gần 70% dân số Việt Nam hiện

vẫn ở nông thôn, rồi lại so với giá tiền của sách nói chung như vậy thì họ lại càng khó có điều kiện tiếp cận sách . Ba bốn năm

trở lại đây, mặt bằng giá sách ở Việt Nam đã tiến lên thang giá mới, đắt gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước đây.”

Chính vì vậy, bạn Trần Thiện Tùng kết luận, nếu không được hỗ trợ bằng những điểm đọc sách và mượn sách miễn phí thì

người ở nông thôn, ở vùng sâu vùng xa, thậm chí người ít tiền ở thành phố , càng khó có điều kiện tiếp cận và đọc những tác

phẩm mới, tác phẩm hay để trau dồi và mở mang kiến thức.
Theo RFA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.166 giây.