logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/11/2015 lúc 07:56:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mô hình tổ chức xã hội trước đây ở quê nhà thể hiện qua ba chữ QUÂN, SƯ, PHỤ có lẽ không chỉ ngụ ý định ra vai vế, thứ

bậc của các nhân vật chịu trách nhiệm lãnh đạo quần chúng như thường được hiểu, được dùng làm thước đo lòng trung hiếu.

Nhiều sự việc các thế hệ tiền nhân thực hiện một cách hồn nhiên, theo trực cảm và sự khôn ngoan sẵn có, sau này con cháu

thấy ra tính cách khoa học hoặc xã hội rất tiến bộ hàm chứa trong nội dung những sự việc ấy.

Ngày nay, nhập cư vào Mỹ, người Việt chúng ta đọc được câu, “It takes a village to raise a child,” về mặt giáo dục, ý nghĩa

không khác Quân, Sư, Phụ là bao ngoài khác biệt về ngôn ngữ cùng một khoảng cách không gian và thời gian khá xa giữa

sinh nhật của hai phát biểu ấy.

Thế kỷ 21 chỉ còn số ít quốc gia duy trì thể chế quân chủ như một biểu tượng có tính truyền thống vì việc điều hành đất nước

trong tay thủ tướng, chính phủ và Quốc Hội. Chữ Quân không mang trọn vẹn ý nghĩa một ông/bà Vua có chân mạng đế vương

nên ngồi ở chỗ cao trọng nhất mà thay hình đổi dạng đôi chút để trở thành một tập hợp đứng ở vị thế lãnh đạo, làm ra, thể hiện

đường lối điều hành cả nước.

Nói đến sự vững chãi, bình dân nôm na có câu thành ngữ “Vững như kiềng ba chân.” Nếu nghĩ rằng, tin rằng chân lý muôn đời

đúng cho sự phát triển tốt đẹp của một cá nhân, một cộng đồng, một xã hội, một quốc gia, là Giáo Dục, thì hơn bất cứ yếu tố

nào khác, Giáo Dục cần sự vững chãi và QUÂN chiếm vị thế đầu bảng, là cái chân thứ nhất trong cái kiềng ba chân Quân, Sư,

Phụ, định hướng/hỗ trợ chính sách. Một cách văn vẻ hơn, không dùng hình ảnh cái kiềng đun bếp thì dùng hình ảnh cái vạc,

cũng ba chân, chứa trí khôn của nhân loại. Cái chân thứ hai, SƯ, là ông/bà thầy hay đội ngũ giáo chức nói chung. Cái chân thứ

ba, PHỤ, là các ông cha, nói chung là gia đình.

Như vậy, sự nghiệp giáo dục luôn là một công trình ở thế chân vạc, gồm Xã Hội-Nhà Trường-Gia Ðình. Hay như cách nói của

người Mỹ: “It takes a village to raise a child.” Ở một đất nước văn minh, tôn trọng dân chủ, nhân quyền, ba cơ chế này không

trực tiếp xen vào nội bộ của nhau nhưng khi cùng nhìn chung về một hướng, sẽ song hành và ảnh hưởng lên nhau. Nước Mỹ

cổ võ tinh thần trách nhiệm, đề cao danh dự, tính nhân bản và khai phóng nhưng nhà trường không dạy môn công dân giáo

dục, gia đình không hàng ngày đọc lời rao giảng những giá trị tốt đẹp ấy đối với con cái mà ở khắp nơi trên đất nước này,

người dân được mời gọi suy nghiệm về các tiêu chí chung nói trên và mỗi người có cơ hội thể hiện trong cuộc sống của mình

các giá trị làm nên nước Mỹ. Chính là bằng cung cách này, hai chữ Tự Do phát huy hết ý nghĩa cao quý của nó. Như tiền nhân

đã nói: “Hết ngọt đến xẵng.” Bên cạnh Tự Do là một nền pháp lý nghiêm minh áp dụng đồng đều cho mọi trường hợp khi Tự

Do thất bại. Nước Mỹ có lịch sử lập quốc hơn hai thế kỷ, tiến bộ không ngừng bằng đi hia bảy dặm song vẫn còn và còn nhiều

nhà tù, chứng tỏ Tự Do là báu vật được mơ tưởng, nhắc nhở luôn trên đầu môi nhưng thật không dễ thụ đắc.

Trở lại câu “It takes a village to raise a child,” một hôm, cô M. nói chuyện với kẻ viết bài này, cô nói: “Chị nhìn xem, phó TT

nước Mỹ Joe Biden từng đưa ra chính sách ‘No Child Left Behind.’ Nói là làm, dù ít dù nhiều, nên những đứa trẻ kém may

mắn (chúng ta không nên dùng chữ ‘bất hạnh’ đầy tính cách áp đặt, sẽ ám ảnh đứa trẻ và cả gia đình nó) sinh ra tật nguyền,

chậm lụt, thiếu tay, thiếu chân, thiểu não, khiếm thị, v.v... vẫn được nước Mỹ tạo phương tiện để có cuộc sống không những tự

bản thân có ý nghĩa mà còn làm gương cho nhiều trẻ khác cùng hoàn cảnh. Ðặc biệt hơn nữa, khi đứa trẻ khuyết tật được

quan tâm khuyến khích nắm bắt cơ hội để trở thành nguồn cảm hứng cho trẻ cùng cảnh ngộ, nó cũng sẽ bằng lòng (nếu

không là tự hào) thấy ra sự kém cỏi của mình cũng mang theo vào đời một sứ điệp to lớn. Ðược như vậy vì đường

hướng/chính sách có rồi, chỉ cần cộng đồng và gia đình trân trọng nụ mầm non yếu ấy, nâng niu, bảo dưỡng, cho các em tình

thương và niềm tin, các em sẽ trở thành những tay đua điền kinh, họa sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc gia, những nghệ nhân tài ba,

hưởng cuộc sống cho phép các em ngước mặt nhìn đời. Muốn đạt tới thành quả tốt đẹp này, bước đầu, người Việt chúng ta

cần bỏ hẳn ý nghĩ/cách nhìn đã đóng vôi, cho rằng cha mẹ nào có con em khuyết tật là vô phước, là nặng nghiệp, là bị quả

báo... những “phán xét” hoàn toàn vô căn cứ vì chẳng ai chứng minh được điều này. It takes a village to raise a child thể hiện

rõ nhất trong cộng đồng chúng ta khi cách đây vài năm, Nha Sĩ Nguyễn D. Liên Hương đọc tin trên mạng, đã kêu gọi bạn bè

góp công góp của cùng với bà, lắp lại đôi tay cho cậu bé Hoàng Em,17 tuổi, ở một làng quê Việt Nam, ngoài giờ học, đi làm

thêm ở lò gạch để giúp đỡ mẹ, chẳng may bị máy công nghiệp cưa cụt hai cánh tay tới trên khuỷu. Sau khi được qua Mỹ điều

trị, em trở về đi học tiếp và ra trường, nay có công ăn việc làm đủ nuôi thân và báo hiếu mẹ già.

Theo cô M. “hãy bắt đầu từ chỗ có thể bắt đầu.” Sự nghiệp giáo dục là một dòng chảy liên lỉ qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau

đảm đương sinh mệnh của một dân tộc. Những người học trò ra trường, cập nhật kiến văn với thời đại, bài trừ hủ tục và có

trách nhiệm định hướng phát triển, đến lượt họ trở thành thầy cô giáo cho chính mình và cho con cái ngoài trường đời.

Một gia đình, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước coi nhẹ giáo dục là tự chôn vùi trong bóng đêm tối tăm. Trái lại, một

gia đình, một cộng đồng, một xã hội, một đất nước có nhiều thành viên luôn tự trau dồi mình với lòng tự hào dân tộc sẽ đi

trong ánh sáng ấy hướng về mặt trời những buổi sớm mai tinh khôi nhiều hứa hẹn.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.