logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 05/12/2015 lúc 10:16:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Sáu năm trước, cuộc đời của Kerstin Duhme suýt đột ngột chấm dứt.

Khi đó, lúc bà đang chuẩn bị cho hành trình leo lên Aconcagua, ngọn núi cao 7.000 mét ở Argentina thì một trận bão lớn đổ ập xuống khu vực nhóm bà cắm lều dựng trại.

Đất đá từ núi văng xuống, rớt lộp bộp trên mái lều. Những cơn gió lồng lộn thổi bốc thiết bị, đồ đạc bay lên không trung; Duhme và nhóm bạn đồng hành hầu như không nhìn được gì xung quanh.

“Trông giống như bãi chiến trường vậy,” bà thuật lại.

Khi cơn bão dịu xuống, những bình ga, bếp du lịch và tất cả mọi thứ đồ mang theo rớt vương vãi khắp nơi xung quanh, hỏng hết. May mà không ai hề hấn gì.

Duhme đã định bỏ dở hành trình – “nó không muốn sự hiện diện của chúng tôi và lẽ ra tôi không nên đến đó,” bà nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó. Nhưng hai giờ sau, bà lấy lại tinh thần và bắt đầu chuyến leo núi.

Đó là một trong những trải nghiệm khiến ta thay đổi, dưới cách này hay cách khác.

Khi quay lại với công việc, Duhme cảm thấy nhẹ nhõm hơn, trân trọng cuộc sống hơn.

“Khi trở về, tôi đã tự hỏi tại sao người ta có thể dễ dàng bực bõ vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống đến vậy? Trải nghiệm đó đã giúp tôi có được một cái nhìn mới,” bà nói.

Không có ranh giới giữa công việc và cuộc sống
Duhme, 50 tuổi, là một người tận tâm với công việc đồng thời hết lòng đam mê với những chuyến thám hiểm hàng năm, đi đến những nơi khó tới, hiểm trở nhất trên thế giới.

Là giám đốc điều hành cao cấp của FTI Consulting, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu ở Brussels, bà làm việc với những công ty dầu khí lớn nhất trên thế giới, trong đó có Total, Stat Oil, Exxon và Chevron.

Trước khi gia nhập công ty hồi 2003, bà đã làm cho Elisabeth Schroedter, một dân biểu Nghị viện Châu Âu thuộc Đảng Xanh của Đức, trong tám năm.

“Cơ hội khá là hạn chế” khi làm việc cho chính phủ, bà nói. “Cơ hội là bản thân bạn có thể trở thành dân biểu trong nghị viện, nhưng tôi không muốn làm chính trị gia cho nên tôi bỏ việc.”

Công việc, bà nói, là một trong những đam mê lớn nhất trong đời bà cho nên đừng hỏi bà về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. “Tôi không thích nói về cái đó,” bà nói.

Đối với Duhme, đó chỉ là ‘sự cân bằng trong cuộc sống’.

Bà không hề ra vẻ là đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân – tất cả những điều mà bà làm, cho dù đó là ở lại cơ quan làm việc muộn hay dành thời gian luyện tập để chuẩn bị cho những chuyến thám hiểm, đều được làm với niềm say mê như nhau.

Làm việc nhiều giờ liên tục, thường là 12 tiếng, với bà là chuyện bình thường.

Khi khách hàng từ nơi khác ở châu Âu và Hoa Kỳ đến công ty, bà thậm chí còn làm việc nhiều hơn vì phải chiêu đãi bữa tối và thảo luận chuyện công việc cho đến nửa đêm.

Bà cũng phải di chuyển liên tục trên khắp châu Âu.

Bà rời Brussels ít nhất một lần trong tuần trong vòng một hay hai ngày. Hồi đầu tháng Sáu bà đã đi Đức, Paris và London chỉ trong vòng có bốn ngày.

“Kiểu làm việc như vậy không phải là thích hợp cho tất cả mọi người,” Duhme nói. “Tôi muốn có mặt ở văn phòng muộn hơn khi tất cả mọi người đã về để tôi có thể xử lý hết email. Sau đó tôi về nhà mà không cảm thấy bị căng thẳng đầu óc.”

Lịch trình công việc thậm chí còn phức tạp hơn khi bà phải tập luyện chuẩn bị trước mỗi chuyến thám hiểm, đặc biệt căng thẳng trong thời gian khoảng bốn tuần lễ trước chuyến đi hàng năm.

Trong những trường hợp đó, bà sẽ tập luyện trong khoảng từ một đến hai tiếng đồng hồ trước khi đi làm và sẽ cố gắng đi ngủ sớm hơn mỗi tối. “Đó là sự cân bằng của tôi,” bà nói.

Dù sao đi nữa, Duhme thừa nhận rằng bà khó mà có đời sống nhiều giao lưu xã hội.

“Để có cả công việc và cuộc sống xã hội thật là một đòi hỏi cao,” bà nói.

Bạn trai của bà là hướng dẫn viên leo núi chuyên nghiệp, đồng thời là phi công lái trực thăng và là một doanh nhân đã từng đi thám hiểm Bắc Cực hồi năm 2014, sống ở Thụy Sỹ.

Khoảng từ ba tới bốn tuần họ mới gặp nhau được một lần, nhưng đó không phải là chuyện gì ghê gớm đối với Duhme.

“Dành thời gian bên cạnh ai đó 24 giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần không phải cách sống của tôi,” bà nói. “Điều quan trọng là anh ấy ở đấy và tôi biết anh ấy cũng có tình cảm như vậy đối với tôi.”

Làm việc từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối
Một ngày thông thường của Duhme bắt đầu từ lúc tỉnh dậy vào 6 rưỡi sáng, tới sở vào lúc 8 giờ. Một ngày làm việc của bà gồm các cuộc họp triền miên không dứt.

Vào một ngày bận rộn hồi tháng Sáu, bà có buổi họp ăn trưa với một đồng nghiệp đến từ Mỹ và đi uống bia với khách hàng vào lúc 6 giờ tối.

Về đến nhà vào khoảng 9 giờ tối, Duhme đã phải xếp hành lý để đi London. Bà phải lên đường vào ngày hôm sau sau khi xong việc ở cơ quan.

“Tôi ghét phải xếp hành lý mặc dù tôi đi đó đây rất nhiều,” bà nói. “Thời tiết sẽ như thế nào đây?” Còn đi ngủ thì sao? Phải đến tận nửa đêm.

Sau một ngày làm việc căng thẳng và phải đi tàu hoả đến London, Duhme phải gặp mặt một đồng nghiệp để ăn tối vào lúc 7 giờ tối.

“Tôi không hề hối tiếc,” bà nói về lịch trình bận rộn của mình. “Tôi rất may mắn.”
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 07/12/2015 lúc 06:18:33(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhìn đời nhẹ nhàng sau một lần chết hụt

Một lần cận kề cái chết là cơ hội khiến chúng ta tìm thấy sự cân bằng và ý nghĩa thực sự của cuộc sống?
UserPostedImage
Sáu năm trước, cuộc đời của Kerstin Duhme suýt đột ngột chấm dứt. Khi đó, lúc bà đang chuẩn bị cho hành trình leo lên Aconcagua, ngọn núi cao 7.000 mét ở Argentina thì một trận bão lớn đổ ập xuống khu vực nhóm bà cắm lều dựng trại.
UserPostedImage
Đất đá từ núi văng xuống, rớt lộp bộp trên mái lều. Những cơn gió lồng lộn thổi bốc thiết bị, đồ đạc bay lên không trung; Duhme và nhóm bạn đồng hành hầu như không nhìn được gì xung quanh. “Trông giống như bãi chiến trường vậy,” bà thuật lại. Khi cơn bão dịu xuống, những bình ga, bếp du lịch và tất cả mọi thứ đồ mang theo rớt vương vãi khắp nơi xung quanh, hỏng hết. May mà không ai hề hấn gì.
UserPostedImage
Duhme đã định bỏ dở hành trình – “nó không muốn sự hiện diện của chúng tôi và lẽ ra tôi không nên đến đó,” bà nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó. Nhưng hai giờ sau, bà lấy lại tinh thần và bắt đầu chuyến leo núi. Khi quay lại với công việc, Duhme cảm thấy nhẹ nhõm hơn, trân trọng cuộc sống hơn. “Khi trở về, tôi đã tự hỏi tại sao người ta có thể dễ dàng bực bõ vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống đến vậy? Trải nghiệm đó đã giúp tôi có được một cái nhìn mới,” bà nói.
UserPostedImage
Duhme, 50 tuổi, là giám đốc điều hành cao cấp của FTI Consulting, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu ở Brussels, bà làm việc với những công ty dầu khí lớn nhất trên thế giới, trong đó có Total, Stat Oil, Exxon và Chevron. Một ngày thông thường của Duhme bắt đầu từ lúc tỉnh dậy vào 6 rưỡi sáng, tới sở vào lúc 8 giờ, gồm các cuộc họp triền miên không dứt.
UserPostedImage
Làm việc nhiều giờ liên tục, thường là 12 tiếng, với bà là chuyện bình thường. Khi khách hàng từ nơi khác ở châu Âu và Hoa Kỳ đến công ty, bà thậm chí còn làm việc nhiều hơn vì phải chiêu đãi bữa tối và thảo luận chuyện công việc cho đến nửa đêm. Bà cũng phải di chuyển liên tục trên khắp châu Âu. Bà rời Brussels ít nhất một lần trong tuần trong vòng một hay hai ngày. Hồi đầu tháng Sáu bà đã đi Đức, Paris và London chỉ trong vòng có bốn ngày.
UserPostedImage
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.