logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/04/2013 lúc 09:59:58(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Phim Bụi Đời Chợ Lớn đang chờ được bộ máy kiểm duyệt xem xét
Vài năm trước khi nghe tin anh em điện ảnh trong nước háo hức chờ xem cuốn phim “Thủ Tướng” (2007) của đạo diễn Lê Hoàng, vì cho đây là một ý tưởng mới táo bạo, tôi cũng háo hức như mọi người.

Cuối cùng cuốn phim sau nhiều lần bị đề nghị đổi tựa, đổi kịch bản, đổi đối thoại và rồi chìm luôn trong quên lãng vì các quan chức lớn của cục điện ảnh và sở thông tin văn hóa cho là “tế nhị”.

Đến 2010, dư luận lại xôn xao trước phim truyền hình “Đường tới thành Thăng Long”, với lối phim và cảnh trí tương tự như phim Trung Hoa.

Nhiều dư luận bênh và chống bộ phim kịch liệt, cuối cùng bộ phim với kinh phí khá lớn đành phải ngậm ngùi trong huyệt mộ, vì các quan chức sợ mất ghế và sợ bị “điều tra những tiêu cực”.

Đổi cả tên Trung Quốc

Cách đây vài năm, một người thuộc lứa đàn em của tôi có cơ sở lồng tiếng phim Trung Hoa trong nước kể lại rằng sau khi mua bản quyền, giải quyết các kịch bản với nhà chức trách xong - đương nhiên là tốn chút phong bì - và hoàn tất phần lồng tiếng, đột nhiên họ bị một quan chức của Sở Văn hóa Thông tin gọi lên.

Người này yêu cầu, “Dạo này chống Trung Quốc dữ quá, cô về làm lại đổi hết các câu văn trong phim thành Trung Hoa thay vì Trung Quốc", khiến cô em của tôi thiếu điều muốn bật khóc.

Tiền bản quyền mua đã nặng, tiền lồng tiếng cũng không kém, vậy mà giờ 50 tập phim (45 phút mỗi tập) phải rà soát lại hết xem chổ nào kịch bản ghi là Trung Quốc phải đổi thành Trung Hoa, vừa tốn thêm tiền một cách vô lý, vừa sợ lỡ bị sót chỗ nào là quan sẽ “hành” hay rút giấy phép thì xem như mất trắng tiền vốn đầu tư.
Các quan sợ lắm, báo chí mà soi đèn vào “tại sao cuốn phim vớ vẩn như thế lại được giấy phép” thì các quan sẽ lên tim ngay, đó là chưa kể từ chuyện này báo chí lại moi ra chuyện tiêu cực khác thì ô hô ai tai ngay.

“Bụi Đời Chợ Lớn”, cái tên đã nghe thấy ghét rồi, quan chức phải kiếm cho ra chứng cớ để ngăn chặn cuốn phim mà vừa mới xem trailer đã hoảng.

Và may quá, đám làm phim này thật quá quắt, chưa có lệnh mà cứ tiến hành quay, chưa có giấy nhà quan mà đã quảng bá trình chiếu.

Thế là các quan nêu lên hàng loạt những phân cảnh, ngôn ngữ, để chứng minh cho mọi người thấy, họ làm việc rất nghiêm túc, tuân thủ luật lệ tối đa.

Các quan còn phán ra những lời vàng ngọc “chúng tôi rất trân trọng các đạo diễn Việt Kiều”, và rằng họ đang tìm cách để cứu cuốn phim. Chao ôi, các quan thật thương dân đen!

Cấm trí tưởng tượng
Điện ảnh vốn là ngành giải trí, tất cả sáng tác, cảnh quay thậm chí ngôn ngữ đều mang tính trừu tượng, phản ảnh tư duy, suy nghĩ và diễn đạt của người hay nhóm thực hiện, nhưng quan niệm của các quan là phải phản ảnh đúng thực tế của cuộc sống, cái nào “phi thực tế” sẽ bị làm thịt ngay.

Charlie Nguyễn là bạn của tôi, chúng tôi quen nhau từ thời Charlie còn ở hải ngoại, ăn mì gói để dành tiền làm các phim như “Qua Đêm Đen”, “Đời Hùng Vương Thứ 18”, sở trường của Charlie là các phim mang tính hành động (action).

Mấy năm trước cuốn phim “Dòng Máu Anh Hùng” do Charlie Nguyễn đạo diễn cũng được ưu ái cho trình chiếu ở Việt Nam dù rằng trong phim cũng có những cảnh bạo lực không kém gì “Bụi Đời Chợ Lớn”.

UserPostedImage
Phim 'Dòng Máu Anh Hùng' được thông qua vì nó an toàn cho các quan"

Nhưng phim được thông qua vì nó an toàn cho các quan, vì nó kích động được “một thời yêu nước” nên họ không phán gì cả.

“Bụi Đời Chợ Lớn” là một tác phẩm điện ảnh giải trí, nó cũng được phóng tác không khác gì “Cô Dâu Đại Chiến”, cũng không khác gì “Thiên Mệnh Anh Hùng”, nó chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng không phản ảnh đúng thực tế cuộc sống, nhưng các phim kia thì các quan thông qua vì nó an toàn cho cái ghế của họ.

Còn “Bụi Đời Chợ Lớn” thì có thể khiến các quan bị báo chí ném đá và soi đèn, có thể khiến họ "thăng", khiến họ thành “Bụi Đời”, nên các quan phải hè nhau giết chết nó.

Có thể khi bài viết này đến tay các độc giả thì “Bụi Đời Chợ Lớn” đã bị đổi khai sinh để có thể được sống còn, có thể bị bẻ tay, bẻ chân, nắn bóp thành một hình thù khác, và cũng có thể lồng thêm vào đó các quan điểm xã hội các quan đưa ra, để thể hiện đạo đức xã hội của họ.


Source: Trần Nhật Phong gửi tới BBC từ California, Hoa Kỳ
song  
#2 Đã gửi : 26/04/2013 lúc 05:03:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phim Bụi đời Chợ Lớn
UserPostedImage
Đạo diễn Charlie Nguyễn đang hướng dẫn một cảnh quay trong phim. phim3s.net

Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.

Hệ thống kiểm duyệt phim ảnh Việt Nam

Phim Bụi đời Chợ Lớn thuộc thể loại hành động và mô típ không khác mấy với nhiều phim xã hội đen do Hồng Kong sản xuất. Bụi đời Chợ lớn mô tả băng nhóm mafia ở Sài Gòn tranh chấp với các nhóm khác do muốn muốn mở rộng phạm vi hoạt động buôn bán ma túy. Nhóm mafia này gây chiến với nhóm bụi đời ở Chợ Lớn để chiếm lấy địa bàn và các cảnh chém giết diễn ra hầu hết thời lượng của phim. Những hình ảnh chém giết bằng dao kiếm hỗn loạn mang đầy tính bạo lực trong phim là nguyên nhân để hội đồng xét duyệt không cho phép phim trình chiếu ngoại trừ phải chỉnh sửa kịch bản cũng như những đoạn phim đã được quay.
UserPostedImage
Một kiểu bìa DVD phim Bụi đời Chợ Lớn
Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi dành cho đạo diễn Đỗ Minh Tuấn về sự kiểm duyệt trước đây ra sao trong giai đoạn chuyển mình của nền điện ảnh vẫn còn phôi thai của Việt Nam, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết:
Có thể nói quá trình duyệt phim từ xưa tới nay nó hình thành hai giai đoạn. Giai đoạn trước khi có luật điện ảnh và giai đoạn sau khi có luật điện ảnh. Hồi xưa khi chưa có luật điện ảnh thì các tác phẩm của chúng tôi bị duyệt rất nhiều lần, có phim kịch bản bị duyệt tới 9 lần lý do nói chung là họ bắt sửa chữ nhưng khi ra hiện trường thì tôi cứ quay theo cách của tôi mặc dù trước đó tôi chữa rất nghiêm chỉnh và kết quả hầu như tôi mang về bộ phim khác với kịch bản duyệt rất nhiều lần.

Họ sửa rất khắc nghiệt, nhưng vào thời đấy đại loại vẫn vượt qua được. Khi chưa có luật điện ảnh thì chúng tôi lách được bằng nhiều biện pháp nhưng khi có luật điện ảnh thì nó có những cái chuẩn và hoạt động trong một cơ chế nó khác ngày xưa một tí. Hội đồng này họ hoạt đồng theo quy trình ABCD…Tôi không rõ các nghệ sĩ hiện tại họ hoạt động như thế nào vì thời kỳ sau này tôi ít làm phim nhựa nhưng tôi nghĩ rằng nếu bộ máy quản lý họ co dãn trong quá khứ nhưng bây giờ họ lại quá rắn thì có thể đây là sự thay dổi của cả một xã hội, hoặc theo cách thị trường hoặc chính sách mới trong quản lý điện ảnh.
Đạo diễn Lê Hoàng bổ xung thêm chi tiết về ba luật quan trọng của Cục điện ảnh đưa ra để làm rõ hơn việc kiểm duyệt của phim Bụi đời Chợ Lớn:

UserPostedImage
Một cảnh đâm chém trong phim. (phim 3s.net)
Trong luật điện ảnh Việt Nam có ba vấn đề mà người ta quy định nói thẳng ra phải rất thận trọng. Trong luật, vấn đề thứ nhất là không được kích động chống phá chế độ. Luật thứ hai là không được quảng bá tình dục và thứ ba là không được kích động bạo lực. Vấn đề là tôi chưa xem phim Bụi Đời Chợ Lớn công bằng mà nói chưa ai được xem. Nhưng khi xem trailer của nó chiếu ở các rạp thì tôi phải công nhận rằng những cảnh đó quá bạo lực, đấy là điều thứ nhất tôi muốn nói. Điều thứ hai, phải nói thực thế này, ở Việt Nam tuy rằng có nhiều hạn chế nhưng nó hoàn toàn không có tính băng đảng thanh toán nhau một cách ồ ạt như thế. Ở Việt Nam lưu manh không thề nào hình thành những tổ chức lớn như vậy được cho nên nếu mà xem trailer không thôi - tôi xin nhắc đi nhắc lại là tôi chỉ được xem trailer - thì tôi thấy rằng một thành phố mà lưu manh tụ tập hàng trăm người thanh toán nhau như vậy thì đúng là không có thật. Mà phim này nếu tôi không nhầm thì lại không phải là phim giả tưởng mà là một bộ phim xã hội. Người ta cũng có quyền nói rằng cái gì phản ảnh sai hiện thực xã hội thì người ta có quyền ngăn cản. Tôi cho là hợp lý chứ không phải không.

Nên hay không nên cứng rắn trong kiểm duyệt

Theo báo chí thì nhiều phản ứng đối với ý kiến của hội đồng xét duyệt cho rằng bộ phim có những cảnh chém giết rùng rợn mà không thấy bóng dáng một công an nào xuất hiện, phải chăng đây là sự áp đặt có tính hiện thực hóa phim ảnh một cách thô bạo có thể triệt tiêu sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn chia sẻ:

Tôi cho rằng khái niệm về công an ở đây nó không hoàn toàn thuyết phục. Có những bộ phim toàn bộ là công an không có tí bạo lực nào nhưng cũng có những bộ phim người ta trình bày bạo lực dưới dạng cảnh báo, yếu tính xã hội nó lên cao như thế này hàng ngày, những con người ngày xưa hiền lành nhưng cũng có thể chém giết nhau, đó là những cảnh báo sâu sắc nếu như hình tượng có tính thẩm mỹ. Nếu nó làm cho con người sau khi xem phim cảm thấy bạo lực hơn thì nó không có hình tượng thẩm mỹ, nó chỉ là một phim dở mà không nói được toàn bộ xã hộ. Nếu hình tượng đó nó gây cho người ta ấn tượng xấu, khiến người ta trở thành ứng xử xấu thì phải xem lại tư tưởng thẩm mỹ và văn hóa ở đây. Theo tôi, có thể có một phim toàn bộ bạo lực nhưng nó vẫn hướng thiện.

Đạo diễn Lê Hoàng lại hoàn toàn không thừa nhận quan điểm này:
Anh muốn nói rằng có sự can thiệp của công an nếu đưa vào nhiều quá nó sẽ làm giảm tính sáng tạo của người nghệ sĩ thì tôi cho rằng tính sáng tạo của người nghệ sĩ cũng phải cân nhắc trong sự lành mạnh của xã hội. Ngay cả một nước như nước Mỹ tự do tuyệt đối, nhưng nói thật tôi xem nhiều phim bạo lực của nó trong lòng tôi cũng không đồng ý. Nước Mỹ là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ thanh toàn nhau bằng súng. Năm vừa rồi nước Mỹ có 53 ngàn vụ giết người bằng súng trong khi cả nước Đức chí có mấy chục vụ thôi cho nên không phải không có lý khi người ta ngăn cản hành vi bạo lực đâu, đặc biệt với một tầng lớp trẻ mà nói thật ra là còn thiếu nhận thức. Ở đâu có sự thiếu nhận thức thì ở đấy sự cứng rắn hơi quá trong mặt kiểm duyệt thì vẫn tốt hơn là thả lỏng nó Từ hình ảnh bạo lực trong phim dẫn tới khả năng người xem phim có thể ảnh hưởng vào hành động của mình ở ngoài đời, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét:

Tôi quan niệm bộ phim này nó là chỉ một phía thôi chứ còn giải pháp thế nào thì xã hội phải xem nó nói về bạo lực như thế nào. Bạo lực vẫn đầy dẫy trên báo chí, chiếu trên TV cũng như ngoài rạp những bộ phim của Mỹ của Trung Quốc…cho nên nếu chỉ căn cứ về bạo lực không thôi, bạo lực một phía thôi thì phải xét cách phản ảnh của người nghệ sĩ người ta muốn có những giải pháp để làm cho xã hội nó nhân ái hơn. Tùy theo hiện trường chứ không phải cứ bạo lực là xấu. Nếu mà bạo lực thì tác phẩm của Trung Quốc hay của Mỹ đang chiếu ở rạp thì chúng rất bạo lực.

Đạo diễn Lê Hoàng một lần nữa không đồng ý rằng so sánh phim Mỹ, Trung quốc khi chiếu tại Việt Nam với phim của Việt Nam nói về Việt Nam là không đúng, ông cho biết:

Suy cho cùng sự mất công bằng đó thì cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Ví dụ như là Iran, hay Trung Quốc những nước rất hòa bình nhưng họ chiếu những phim như “Chiến tranh giữa các vì sao” hay những phim “Rambo” của Mỹ thì họ vẫn cho chiếu vì người ta có cơ sở vững chắc rằng thứ nhất sự bạo lực đó trong một số phim của Mỹ chỉ là bạo lực tưởng tượng, không nằm trong hiên thực nào cả. Thứ hai người ta cho rằng đấy là lối hành động của người Mỹ, không có nghĩa là ai xem phim bạo lực của Mỹ thì sẽ có hành động như vậy. Cho nên chuyện so sánh phim Mỹ đứng cạnh sự kiểm duyệt của phim Việt Nam tôi nghĩ rằng nghe thì có vẻ công bằng nhưng thật ra là không đúng.

Bộ phim có tựa tiếng Anh là China Town cũng là một vấn đề gây tranh cãi, đạo diễn Lê Hoàng cho biết nhận xét của ông:

Ở Việt Nam có những địa danh cũng bình thường nhưng có những địa danh nói lên ý nghĩa nào đấy. Khi mình dùng một địa danh có ý nghĩa mà mình lạm dụng nó thì phải hết sức cẩn trọng. Vùng Chợ Lớn là nơi tập trung của người Hoa, nơi tương đối nhạy cảm và khi dịch sang tiếng Anh là China Town thì đây là một sự nhạy cảm bởi nó là vùng đất nhạy cảm của người Hoa và có nhiều ý nghĩa phức tạp. Cái địa danh thì có vẻ nó là quyền của tất cả mọi người, đúng là như vậy, nhưng mà sử dụng nó như thế nào thì là trách nhiệm của tất cả mọi người. Địa danh nó không hề có ý nghĩa vô tội vạ ai dùng cũng được.
Cũng phải công bằng mà nói những đạo diễn Việt kiều thì thứ nhất tay nghề họ rất vững, hai nữa phần lớn anh em họ rất tốt họ không có gì xấu chỉ có điều họ lớn lên trong nền văn hóa Mỹ họ có tư tưởng là làm sao cho hấp dẫn thôi chứ họ không hề có suy nghĩ gì sâu xa. Không phải là họ non kém nhưng họ quen như vậy rồi.

Thực ra mà nói trước đây họ đã từng làm những phim mà tôi nghĩ rằng sự cho phép ở Việt Nam rất là tiến bộ, ví dụ như phim “Bẫy rồng” chẳng hạn. Nói thực rằng trong phim ấy băng đảng cầm súng AK bắn nhau như mưa. Nói thật ở thành phố này tôi lớn lên từ bấy đến giờ chưa thấy có cảnh nào như thế. Phim “Bẫy rồng” cũng được mua chiếu trên đài TV có sao đâu? Có nghĩa là không phải hễ ló cái gì ra là người ta cắt, công bằng mà nói như thế. Đã từng lọt ra những phim nếu xét về mặt hiện thực thì rất là ghê, không thể nào có cảnh thanh toán nhau theo kiểu như vậy được nhưng vẫn lọt qua chứ không phải là lịch sử phim Việt Nam cứ dính đến bạo lực là thò tay vào cắt

Tâm lý của một số người cứ nghe cái gì kiểm duyệt cắt xén thì người ta hay phản ứng nhưng hãy bình tĩnh lại nhìn xã hội Việt Nam là một xã hội rất phức tạp và tầng lớp thanh thiếu niên còn thiếu học thức rất đông nên chuyện đó phải có trách nhiệm mới được. Giữa sự dễ dàng quá và khó khăn quá thì trong một đất nước như thế này có lẽ nên nghiêng về sự khó khăn thì tốt hơn.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.