logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/12/2015 lúc 10:07:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chùa nghệ sĩ ở Gò Vấp, ảnh chụp trước khi sửa chữa.

Chùa chưa xây xong mà đã mắc nợ
Tiếp tục câu chuyện cải lương với Má Bảy Phùng Há. Đất mua xong, giai đoạn kế tiếp là lo cất Chùa để giúp nghệ sĩ lúc sống có cơ hội tu hành, khi chết có mồ yên, mả đẹp và chúng tôi hỏi tiếp về giai đoạn này:

- Thưa má Bảy, mua đất lắm gian nan và gặp nhiều khó khăn, vậy khi cất Chùa có dễ dàng không hay cũng khổ sở như mua đất?

- Cái nào cũng khó khăn hết, mỗi cái khó một cách và việc cất Chùa, Hội đồng ý giao cho ông Lê Minh Công, khi xưa vốn làm nghề quản lý các đoàn hát, về sau đi tu pháp danh là Tỳ kheo Thích Quảng An, ông đã cùng với các vị Phật Tử phát tâm từ thiện xây dựng một ngôi Chùa nhỏ.

Với sự giúp đỡ của Phật Tử và Mạnh Thường Quân, cùng với sự chịu đựng gian khổ và tâm quyết của thầy Thích Quảng An, ngôi Chùa nhỏ đã được thực hiện, nhưng khổ nỗi ngôi Chùa chưa xây xong mà đã mắc nợ nên ngưng lại một thời gian.

Nhận thấy không thể tiếp tục chương trình, nên Thầy Thích Quảng An đề nghị giao Chùa cho Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu và xin thanh toán món nợ, nhưng Hội không chấp thuận, vì không có tiền. Cuối vùng thầy Thích Quảng An và nhóm Phật Tử đến cầu cứu ông bầu Xuân, giám đốc đoàn hát Dạ Lý Hương, tức ông Diệp Nam Thắng là chủ nhân xưởng giấy vệ sinh hiệu Kiss Me để lấy tiền trả nợ. Ông bầu Xuân đồng ý trả nợ và nhận Chùa năm 1971, rồi ông giao cho các nghệ sĩ tổ chức cơ cấu quản trị và xây dựng, còn ông chịu trách nhiệm ủng hộ tài chánh.

Năm 1972, Chùa xây cất xong với tên Nhựt Quang Tự và thành lập Hội Chùa Nhật Quang và Nghĩa Trang, bầu ra một Ban Trị Sự tạm thời đầu tiên để quản trị chùa và được ban chấp hánh Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu chấp thuận với thành phần gồm:

- Ông bầu Thới – Chủ Hội kiêm Phó Chủ Hương;

- Nghệ sĩ Thanh Tao – Chánh Chủ Hương;

- Ông Nam Hưng – Phó Chủ Hội;

- Ông Năm Anh – Tổng Thư Ký;

- Ông Nguyễn Kim Khánh – Thư Ký;

- Nghệ sĩ Duy Chức – Trưởng Ban Bảo Trợ;

- Ông Tư Liêm – Phó Ban Bảo Trợ;

- Ông Trần Văn Đáng – Thủ quỹ kiêm Trưởng Ban Nghi Lễ;

- Và hai vị Cố Vấn kiêm tiếp khách là ông Hứa Nam Thành và Hề Lập. Đặc biệt ông bầu Xuân được bầu Chủ Hội Danh Dự.

Nghệ sĩ Thanh Tao
Một chi tiết khá buồn cười má Bảy kể lại rằng nghệ sĩ Thanh Tao là danh ca ngang ngửa với Út Trà Ôn, năm 1953 ông thuộc thành phần “nghệ sĩ đi xe hơi”, có chiếc xe Peugeot 203 màu xanh xám, nhưng có điều là ít ăn khách hơn Út Trà Ôn. Thanh Tao từng đóng vai Điệp, đóng cặp với đào Năm Phỉ vai Lan, cũng như từng vô nhiều dĩa hát. Lớn tuổi ông giải nghệ vào tu ở Chùa Nghệ Sĩ lấy pháp danh là Thích Quảng Minh, nhưng các Phật Tử gọi ông bằng thầy “Thích Thanh Tao”, hễ mỗi lần có ông tụng kinh thì người ta đi cúng Chùa rất đông, đặc biệt là các nữ Phật Tử từng là khán giả cải lương, họ nói: Thầy Thanh Tao tụng kinh mùi như ca vọng cổ, nghe ông tụng kinh mà tưởng chừng như đang nghe dĩa hát “Hoàng Tử Lưng Gù vậy!”

Từ năm 1972, sau khi thành lập Ban Trị Sự thì Hội Chùa Nhật Quang, tức Chùa Nghệ sĩ hoạt động mạnh với sự nhiệt tình đóng góp của ông bầu Xuân, tổ chức hát gây quỹ xây dựng nới rộng Chùa và nghĩa trang, nhờ đó mà Chùa đã được phát triển mạnh, từ một cái am nhỏ đã trở thành một ngôi Chùa tương đối lớn, được tổ chức có nề nếp.

Từ năm 1972 việc quản trị Phật sự, có các vị trụ trì Chùa sau đây: Thầy Thích Quảng Tường (bầu Thới) trụ trì từ 1972 đến 1977. Thầy Thích Quảng Minh, tức nghệ sĩ Thanh Tao trụ trì từ 1978 đến 1982. Thầy Thích Huệ Trí, tức nghệ sĩ Bảy Bá trụ trì từ 1983 đến 1987, và Thầy Thích Thượng Niệm (nghệ sĩ Ba Cẩn) trụ trì từ 1988 đến 1993. Từ năm 1996 đến nay, quản sự do Đại Đức Thích Hồng Minh phụ trách.

Tháng 9/1994, Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ra quyết định cải tổ cơ cấu tổ chức, thành lập Hội Đồng Quản Trị Chùa và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ, không có thầy trụ trì mà chỉ có Hội Đồng Quản Trị điều hành toàn bộ.
UserPostedImage
Nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp.

Thành phần Hội Đồng Quản Trị gồm có: Bà Trương Phụng Hảo, tức má Bảy Phùng Há (hội trưởng). Bà Như Mai và các ông Diệp Nam Thắng, tức ông bầu Xuân, ông Nguyễn Văn Hiếu, tức Tư Hiếu (phó hội trưởng). Ông Thanh Cao và nghệ sĩ Đinh Bằng Phi (hát bội) làm ủy viên thư ký. Nghệ sĩ Kim Hoàng, thủ quỹ. Các nghệ sĩ Trường Xuân, Nam Hùng, Dũng Minh Sang và bà Lê Thị Tâm, tức bà Bê (ủy viên kiểm soát). Nghệ sĩ Huỳnh Nga và các ông Việt Thường, ông Nguyễn Văn Chức, và ông Lê Quang Anh tức Năm Anh (cố vấn).

Sau một thời gian ngắn, bà Như Mai, nghệ sĩ Kim Hoàng, nghệ sĩ Nam Hùng xin từ chức. Ông Nguyễn Văn Hiếu kiêm chức thủ quỹ. Sau đó nghệ sĩ Trường Xuân và ông Lê Quang Anh cũng lần lượt qua đời. Sau khi thành lập, Hội Đồng Quản Trị mới đã hoạt động hăng say tích cực, cải tổ, chỉnh trang, với chủ trương miễn tất cả các chi phí chôn cất, giúp đỡ phương tiện chôn cất và nhận giữ cốt. Tất cả mọi hoạt động trên đã đem lại hiệu quả đáng kể là làm đổi mới toàn bộ Chùa trong những năm gần đây.

Sự việc mà chúng tôi ghi lại mấy kỳ vừa qua trong việc hình thành Chùa và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ đã cho thấy sự hy sinh, nhẫn nại kiên trì của lớp người đi trước, của những nghệ sĩ tiền phong, và của những người tuy không phải nghệ sĩ, nhưng đã hết lòng với nghệ thuật như ông bầu Xuân, mà các thế hệ nghệ sĩ cải lương sau này có quyền tự hào hãnh diện. Chùa Nghệ Sĩ với lịch sử hình thành và nghĩa trang, nơi nằm nghĩ của những người nghệ sĩ thuần túy dân tộc, đã ra đi để lại cho đời một công trình văn hóa nghệ thuật, mà chắc những ai tha thiết với nền văn hóa nước nhà cũng đều muốn lưu lại di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật nói trên.

Sau phần phỏng vấn má Bảy Phùng Hà về Chùa và Nghĩa Trang Nghệ Sĩ, tôi thu thập được những sự kiện khá lý thú trong việc hình thành hai cơ sở nói trên, mà những kỳ vừa qua đã trình bày với quí thính giả, và để tiếp tục câu chuyện với Má Bảy tôi hỏi về Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, bởi có nghe phong phanh rằng nghệ sị cải lương đã có được cơ sở từ thiện nầy rồi. Tôi đặt câu hỏi:

- Thưa má Bảy, nghe nói giới nghệ sĩ cải lương đã có Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, xin Má Bảy cho biết vài nét về cơ sở xã hội từ thiện này?

- Nhiều năm trước đây tôi từng chứng kiến những nghệ sĩ khi về già không nơi nương tựa, hết ở nhà người bạn này đến ở nhà người quen khác, cuộc sống long đong, do bởi lúc còn trẻ đi theo gánh hát thì đâu có nhà cửa gì, thành thử khi về già phải ở hành lang mấy rạp hát bị đuổi lên đuổi xuống, thậm chí có những người ở dưới gầm cầu chữ Y. Đó là động cơ thúc đẩy tôi và một số người trong Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu đứng ra thực hiện “Nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ Sân Khấu”, kêu gọi sự từ tâm đóng góp của người trong giới, của những nhà hảo tâm, quí vị mạnh thường quân và kết quả thì năm 1998 nhà dưỡng lão đã được hình thành tại Quận 8, đường Âu Dương Lân.

Những thành phần như đào, kép, hát, soạn giả, đạo diễn, họa sĩ thiết kế sân khấu cho đến khiêng vác, và luôn cả những người đi theo đoàn hát lo trang phục cho nghệ sĩ như cô Tám Bịt, người thay đổi phục trang cho cô Năm Đồ (hát bội) ngày xưa, nói chung là những người từng cống hiến cho nghệ thuật từ 25 năm trở lên.

- Ngoài vấn đề lâu năm cống hiến nghệ thuật, các nghệ sĩ phải có thêm điều kiện nào nữa không, và phải bao nhiêu tuổi mới được nhận vào Viện Dưỡng Lão?

- Những người đi hát từ xưa, những thập niên 1940 – 1950 – 1960 tính đến nay đã già yếu hết, nếu ai cũng xin vào Viện Dưỡng Lão thì Viện không kham nổi, do đó phải những người thực sự có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, và tuổi tác thì nam từ 65 tuổi trở lên và nữ từ 60.

- Hiện nay nhưng nghệ sĩ nào đã vào ở trong Nhà Dưỡng Lão Nghệ Sĩ, có những nghệ sĩ tên tuổi không?

- Có chớ, hiện có nghệ sĩ Út Hậu, nhạc sĩ Út Trong, nghệ sĩ Thành Phát, Bạch Yến, Tuyết Nga, Cẩm Hồng, Hoài Nam và có cả nghệ sĩ Thu Ba từng vang bóng một thời, trước đây đi gánh Thanh Minh Thanh Nga, và từng là đào chánh đoàn Tiếng Chuông Thu Ba thời thập niên 1960.

- Khi chấp nhận vao Viện Dưỡng Lão tất nhiên là những người cùng cực, lại già yếu, khó có thể làm gì ra tiền, vậy ngoài chỗ ở ra họ có còn được giúp đỡ thêm gì nữa không?

- Có cơm ăn, nhà bếp của Viện nấu cơm mỗi ngày ăn miễn phí, đau bệnh nhẹ thì khám ở Bệnh Viện Đa Khoa Quận 8, nặng thì vô nhà thương An Bình, mà nếu đi theo Tổ nghiệp thì về Chùa Nghệ Sĩ nằm ở nghĩa trang, rồi cũng phải tới đó thôi!
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.