logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2015 lúc 04:08:12(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Danh từ “trẻ trâu” xuất hiện ở Việt Nam cách đây không lâu. Hai chữ này được dùng để mô tả những thiếu niên hư hỏng, ăn

nói vô giáo dục, thô tục, mở miệng là chửi thề bằng những ngôn từ hết sức dơ bẩn, độc ác và tục tĩu, sẵn sàng tung chưởng

giao chiến dữ dội ở bất cứ mọi nơi, trong lớp, ngoài đường. Những thành phần này xuất hiện rất nhiều ngay sau khi miền Nam

đổi chủ với những đợt bộ đội, cán bộ cùng gia đình và đám dân từ miền Bắc kéo vào. Chúng gây kinh hoàng trong các lớp

học ở miền Nam, cả tiểu học lẫn trung học. Không chỉ những thành phần nhỏ tuổi, mà luôn cả các sinh viên đại học, kể cả các

giáo sinh sư phạm ở Hà Nội cũng ăn nói cùng một loại ngôn ngữ như thế. Chính báo chí trong nước, từ những năm 70 kể cả

tờ Nhân Dân cũng lớn tiếng phàn nàn nhiều lần.

Mới đây còn xuất hiện hai chữ “sửu nhi” để gọi bọn trẻ trâu này cho có tí hơi hướm Tàu mặc dù người Tàu không hề có cách

gọi này bao giờ.

Danh từ trẻ trâu được cho vào tiếng Việt chắc là để thay cho hai chữ cao bồi đã được du nhập vào tiếng Việt từ những năm

1950 ở Hà Nội, rồi cao bồi lô canh nghĩa là cao bồi nội địa chứ không phải là những anh chăn bò trong các phim kể chuyện

miền viễn tây nước Mỹ. Thực ra những thứ gọi là cao bồi lô canh hồi đó cũng không mất dạy và khốn nạn như bọn trẻ trâu

hiện nay. Nhiều lắm thì cũng kiếm cái áo sơ mi ca rô mặc vào, tay khuỳnh khuỳnh ăn nói hơi du côn một chút là cùng.

Trẻ trâu thì dữ dằn hơn nhiều. Bọn này thường tuổi tác khoảng 9 hay 10 tuổi cho đến 14 hay 15, bé thì không còn bé nữa, mà

lớn thì cũng chưa lớn hẳn. Nhưng mức độ mất dạy thì đúng là không đợi tuổi. Gọi chung chúng là “trẻ trâu” vì chúng bị coi là

những đứa trẻ thất học hư đốn, mất dạy như bọn chăn trâu chăn bò vậy. Thế là chú bé mục đồng của bài tập đọc trong bộ

Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà ai cũng yêu quí bỗng nhiên bị làm bẩn đi rất nhiều vì hai chữ trẻ trâu ngày nay ở trong nước.

Với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của những chiếc điện thoại di động, hình ảnh, ngôn từ của chúng được đưa đi khắp nơi

chỉ trong tích tắc. Vào Internet, đánh những chữ “trẻ trâu đánh nhau” là người ta có thể xem hàng mấy chục video clip thu lại

cảnh chửi bới, đánh nhau kinh hoàng của chúng,

Những vụ đánh nhau như thế diễn ra gần như ở khắp nơi, không chỉ ở vài ba vùng nam hay bắc. Chỉ cần nghe những câu chửi

bới của chúng là có thể biết chúng là người vùng nào ngay. Chúng dùng những đòn độc để đánh nhau: Túm tóc, đá đạp vào

mặt, vào bụng, nhắm những chỗ hiểm, ghì đầu xuống, lên gối... Trong những vụ bạo hành đó, người ta thấy đa số các bên là

giữa các trẻ gái, ăn mặc sạch sẽ rất thời trang và gần như luôn luôn có cảnh xé quần áo của nhau giữa những tiếng cổ vũ của

đám đông đứng chung quanh. Đặc biệt là những đám đông đó rất ít khi can thiệp, ngăn cản những vụ bạo động đó, trái lại chỉ

đứng xem, cổ vũ, xúi đánh những đòn mạnh hơn, tụt quần áo của nhau và dùng điện thoại thu hình để bỏ lên Facebook phổ

biến rộng rãi. Ngay giữa Hà Nội, một ngôi trường đã phải dựng bảng yết thị nói rõ là các học sinh không được cởi quần áo của

nhau. Điều này cho thấy những vụ xé quần áo của nhau rất thường xảy ra. Trong những vụ đánh nhau như thế, thành phần

đứng xem phần lớn bao giờ cũng là các nam sinh và rất ít khi bước vào can ngăn. Các trẻ gái này vừa đánh vừa chửi những

câu thông thường tưởng chỉ từ mồm miệng của những người đàn ông tục tĩu xúc phạm mẹ của nhau.

Nguyên do đưa tới những vụ bạo động ấy nhiều khi chỉ từ những mâu thuẫn nhỏ ở trong lớp, ở cửa trường. Và cũng còn cả

những vụ tranh giành bạn trai của nhau. Những vụ đánh ghen như thế diễn ra giữa những trẻ gái chỉ mới 11 hay 12 tuổi. Rất

nhiều vụ đánh nhau diễn ra với sự tham gia của ba bốn trẻ ở một bên nhắm vào một đối tượng hệt như cảnh đấu tố giữa sân

làng.

Xem những video clip đó người ta không thể không thắc mắc chúng là những thành phần như thế nào. Nhìn quần áo, giầy dép

của chúng, người ta thấy chúng là những đứa thuộc gia đình không đến nỗi túng thiếu. Có cả những thứ hàng hiệu trên người

của chúng. Một số còn đeo ở cổ những chiếc khăn quàng đỏ. Biết đâu gia đình của chúng lại chẳng được coi là “gia đình văn

hóa” có gắn bảng ghi rõ ngoài cửa. Chúng có thể là những “cháu ngoan bác Hồ” giao chiến ngay trong lớp, dùng bàn ghế

đánh nhau trong khi trên tường treo những tấm bảng kêu gọi chúng “học tốt theo gương đạo đức của Hồ Chí Minh”...

Những đứa trẻ trâu ấy vài ba năm nữa chúng sẽ thành niên và sẽ hội nhập vào xã hội của người lớn. Lúc đó chúng sẽ là

những người như thế nào ?

Lại nhớ một câu trong Kiều:

Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh...

Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.