Công an lập biên bản một người làm giả hồ sơ đền ơn đáp nghĩa để trục lợi ở Gia Lai trước đây. Photo courtesy of gialai.com.vn
Lâu nay tình trạng nhiều người lợi dụng chính sách đền ơn đáp nghĩa để trục lợi, sự việc này đã được nhiều báo đài trong
nước đã lên tiềng, nhưng sự việc vẫn thường xuyên xảy ra. Cần có biện pháp gì để hạn chế?
Chính quyền bao che? Chính sách đền ơn đáp nghĩa là chính sách mà nhà nước trả công cho những người mà theo chính quyền cộng sản Việt Nam
họ đã có công trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, và theo nhiều người thì đó là một nghĩa cử tốt đẹp.
Tuy nhiên, việc quy định về chính sách đền ơn đáp nghĩa cũng như luật pháp không rõ ràng có nhiều kẽ hở đã tạo điều kiện
cho nhiều người lợi dụng vào đó để làm giả hồ sơ để trục lợi, việc làm giả hồ sơ trước nay đã từng xảy ra nhiều đã được cơ
quan báo chí trong nước đăng tải nhiều, nhưng sự việc vẫn chưa giải quyết một cách triệt để. Sự việc mới nhất và có quy mô
đã xảy ra ở tỉnh Nam Định, nơi đây đã có một đường dây làm giả hồ sơ và có sự bao che của các cấp chính quyền Nam Định.
Công văn xử phạt của công an thanh tra tỉnh Nam Định đối với những người nằm trong bộ máy nhà nước tham gia vào đường dây làm hồ sơ giả đền ơn đáp nghĩa. RFA PHOTO.
Theo ông Duy Thọ một cựu chiến binh cho biết sau khi đường dây làm hồ sơ giả này bị phanh phui vào giữa năm 2015 thì đã
bị lộ ra một số quan chức chính quyền địa phương từ xã đến huyện và bao gồm cả phòng lao động thương binh và xã hội
huyện Nghĩa Hưng tham gia vào việc làm giả giấy tờ này. Ông Duy Thọ tiếp lời:
“Chính ủy viên trưởng của huyện Nghĩa Hưng kết hợp với những tay bên ban chính sách nó bán ra 3.000 bộ hồ sơ giả để làm
chất độc da cam, mỗi bộ hồ sơ vậy người ta bán ra hình như là 3 triệu. Có những người liên quan ông phó chủ tịch, ông
Nguyễn Công Hoan nguyên chủ tịch của xã Hoàng Nam, ông Trần Văn Thương phó chủ tịch xã Hoàng Nam mặc dù đã nghỉ
hưu người ta vẫn moi ông ấy ra và bên phòng lao động thương binh xã hội Ông Phạm Văn Quyên phó phòng chính sách hiện
nay cũng đã nghỉ hưu. Ông Trần Văn Bình cán bộ chuyên môn trong quá trình kiểm tra sản dụng người ta đã nói các ông thiếu
tinh thần trách nhiệm kiểm tra giấy tờ.”
Ông Duy Thọ cho biết thêm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng thì một bộ hồ sơ giả được bán với giá là 3 triệu đồng, nhưng còn
làm đầy đủ để người đó được hưởng chính sách thì có nhà làm hồ sơ giả mất 30 triệu đồng, và có nhà lên đến 50 triệu đồng,
đó được coi là số tiền lớn của những người nông dân ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, và có nhiều gia đình đã phải bán
tài sản để được hưởng chính sách vì không những họ được hưởng mà con cái họ sau này cũng được hưởng chế độ đó. Tuy
nhiên ôngThọ cho biết chỉ sau vài năm thì họ có thể lấy lại được vốn của số tiền đó. Ông Thọ tiếp lời:
“Không rõ người nói giờ chỉ là thu hồi các chế độ và thu hồi khi người ta làm từ A đến Z ở chế độ 50 triệu/suất đến giờ người
ta đã thu hồi lại đủ vốn rồi.”
Sau khi sự việc bị phanh phui những gia đình đã làm giả hồ sơ này đã bị thu lại tiền và giấy chứng nhận được hưởng chính
sách, còn số tiền khi họ đã làm hồ sơ giả thì không được nói đến, còn một số cán bộ đã tham gia vào đường dây làm hồ sơ
giả này hiện đã về hưu nên cũng không có mức xử phạt nào. Số tiền của những hộ làm hồ sơ giả này thu lại được gần 600
triệu. Ông Thọ cho biết:
“Số tiền thất trách 583 triệu đó là đã thu hồi của tất cả các đối tượng. đối tượng nhiều nhất là hơn 90 triệu, đối tượng thấp nhất
hơn 50 triệu.”
Cần khởi tố hình sự Dẫn lời của luật sư Đoàn Huy Hoằng văn phòng luật sư ở Hà Nội cho biết, đối với những trường hợp làm và bán hồ sơ giả ở
Nam Định phải bị khởi tố hình sự và tùy vào từng trường hợp và mức độ để bắt giam đối tượng.
Trao đổi với chúng tôi văn phòng sở lao động thương binh và xã hội cũng cho biết, những đối tượng làm giả hồ sơ sẽ bị tịch
thu lại tất cả giấy tờ và tịch thu luôn số tiền mà họ đã được hưởng từ khi có giấy tờ, còn đối với các trường hợp mà tham gia
vào đường dây sẽ bị khởi tố theo bộ luật hình sự dựa trên mức độ nặng nhẹ của tội.
Đại diện văn phòng sở lao động thương binh và xã hội tiếp lời:
“Các đối tượng làm giả giấy tờ hưởng sẽ bị cắt và truy thu lại số tiền họ được hưởng, còn những người nằm trong đường dây
làm giả giấy tờ nếu nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Sự việc đã diễn ra từ năm 2008 và đến giữa năm 2015 thì mới bị phát hiện, sau khi phát hiện công an thanh tra tỉnh Nam Định
đã vào cuộc và theo như công văn của công an thanh tra tỉnh Nam Định điều tra về trường hợp đường dây làm giấy tờ giả này,
thì các đối tượng chỉ bị khiển trách một số đối tượng thì bị giảm một cấp bậc và cho nghỉ hưu, chứ không có nói đến tình
trạng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ông Quỳ một cựu chiến binh người đã phát hiện ra đường dây làm hồ sơ giả và tố cáo cho biết nguyên văn của công an thanh
tra tỉnh Nam Định về xử phạt đối với các đối tượng nằm trong cơ quan nhà nước nhưng tham gia vào đường dây làm giả hồ
sơ, ông Quỳ cho biết:
“Hai anh ở bên huyện đội đã nghe chính viên trưởng viện đội đã hạ một cấp rồi cho về. Còn một anh nữa ở bên trợ lý chính
sách thì hai anh ấy theo như văn bản tôi được cầm đây là thông báo thanh tra của tỉnh Nam Định, còn thương binh xã hội thì
anh phó phòng thương binh cũng đã nghỉ hưu rồi cũng bị khiển trách về tội thiếu tinh thần trách nhiệm. Hiện nay là anh phó
phòng thương binh xã hội hiện còn điều chức cũng bị khiển trách thiếu tinh thần trách nhiệm không kiểm tra thực tế. Hơn nữa,
ở sở lao động thương binh làm bên bộ phận chính sách cũng bị khiển trách là thiếu tinh thần trách nhiệm không kiểm tra xem
xét kỹ hồ sơ, còn không mghe nói gì đến phạt vạ gì các anh ấy cả.”
Ông Quỳ cũng nói với chúng tôi rằng chính sách đền ơn đáp nghĩa lỏng lẻo đã tạo ra nhiều lỗ hổng để cho kẻ gian trục lợi,
vừa tốn ngân quỹ quốc gia vừa khiến cho người dân có cảm tưởng bị đối xử không công bằng nhất là những người đáng
được hưởng. Ông Quỳ cho rằng cách tốt nhất là chính phủ trung ương phải sửa đổi những điều khoản lỏng lẻo đó, và truy tố
những kẻ phạm pháp ra trước pháp luật.
VIDEO Theo RFA