logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/12/2015 lúc 07:28:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP

Một nhóm Dân biểu vừa đưa ra lời kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tái định cư thương phế binh VNCH.

Trong thư đề ngày 17/12/2015, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.

Trong thư các Dân biểu nhấn mạnh, đây là những chiến sĩ can trường đã chiến đấu sát cánh với quân nhân Hoa Kỳ và rất tiếc, họ đã bị bỏ sót lại trong bóng tối, khi chương trình tái định cư quen gọi là H.O được khai triển.

Dân biểu Alan Lowenthal nêu trong thông cáo báo chí, là đã đến lúc cần đưa họ ra ánh sáng và dành cho các thương phế binh này cơ hội được tái định cư tại Hoa Kỳ.

5 vị Dân biểu Hoa Kỳ nhấn mạnh, những sĩ quan cũng như thương phế binh VNCH cùng gia đình họ hiện còn lưu lại Việt Nam, hiện đang sống trong cảnh nghèo nàn với nhiều vấn đề sức khỏe không được quan tâm đúng mức và phải đối diện với những sự phân biệt đối xử vì quá khứ phục vụ của họ trong quân đội VNCH.

Được biết Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh VNCH đã lập hồ sơ của hơn 500 cựu sĩ quan Thương Phế Binh VNCH có thể xem xét cho chương trình tái định cư.

SBTN
xuong  
#2 Đã gửi : 30/12/2015 lúc 09:12:19(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tái định cư thương phế binh VNCH: Cần dốc sức chung lòng

UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP photo

Sự kiện 5 Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng gởi thư cho Ngoại trưởng John Kerry, đề nghị tái định cư các cựu quân nhân thương phế binh VNCH tại nước Mỹ, nhận được nhiều phản ứng tích cực. Nam Nguyên phỏng vấn bà Khúc Minh Thơ, cư dân Virginia, nhân vật từng có những đóng góp hết sức to lớn để chương trình H.O trở thành hiện thực trong thập niên 1990, tái định cư ở Hoa Kỳ gần 300.000 sĩ quan viên chức chế độ cũ và gia đình.

Cộng đồng VN cần tiếp tay
Đối với đề nghị tái định cư thương phế binh VNCH hiện đang còn ở Việt Nam, trước hết bà Khúc Minh Thơ phát biểu:

Khúc Minh Thơ: Trường hợp Hội cựu tù nhân chính trị chúng tôi đã vận động cho tất cả anh em những người bị ở tù sau khi mất nước, việc họ được chính phủ Hoa Kỳ cho tái định cư đã thuộc về vấn đề lịch sử của Hoa Kỳ; chưa bao giờ có chương trình nào giống như H.O, tù nhân chính trị được định cư ở Mỹ. Ngày hôm nay tôi thấy rằng có những sự vận động của các Dân biểu để cho thương phế binh đi, thì rất là quý. Trong 7-8 năm nay cộng đồng Việt Nam nhất là SBTN, Hội tù nhân H.O, Hội Thương phế binh Cô nhi Quả phụ do bà Hạnh Nhơn giúp, lo…rất đáng quý… trong khi Hội tù nhân chính trị đã đóng cửa rồi. Nếu mà cộng đồng Việt Nam vận động cùng các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Quốc hội giúp cho anh em thương phế binh được định cư ở Mỹ là điều chúng tôi hết sức vui mừng.

Nam Nguyên: Thưa bà, Chương trình H.O trước kia từ khi vận động cho đến khi hiện thực là cả một quãng đường dài cam go và sự góp công góp sức của nhiều cá nhân và tổ chức, trong đó bà Khúc Minh Thơ là một nhân tố tích cực. Theo kinh nghiệm của bà, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và hải ngoại có thể làm gì cụ thể, để tiếp tay vận động Chính phủ Hoa Kỳ khởi động chương trình tái định cư Thương phế binh VNCH?
Khúc Minh Thơ: Tiến trình để lo cho thương phế binh được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận, cộng đồng Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới tất cả cùng đồng lòng vận động thì tiếng nói rất là lớn, rất là mạnh. Điều này có thể làm cho chính phủ Hoa Kỳ nghĩ lại và giúp cho thương phế binh. Hồi xưa chúng tôi làm gặp đủ mọi thứ khó khăn, thứ nhất Hội đã làm việc âm thầm 5-7 năm vì sợ chính phủ Việt Nam giết các anh em giống như bên Cămpuchia.

Vì vậy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, còn bây giờ rộng rãi hơn nhiều... Cộng đồng ở đây có thể muốn làm gì cũng được, miễn là mình đoàn kết góp công góp của, có thể chính phủ Hoa Kỳ có những đòi hỏi. Nếu mà đem anh em thương phế binh sang định cư ở Hoa Kỳ, như đã biết những người thương phế binh Việt Nam qua đây thì không còn làm gì được nữa hết, hầu hết lớn tuổi, già cả, bệnh hoạn. Nếu đem họ qua thì chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn phải nuôi? Nếu mà trường hợp phải nuôi thì thế nào, nếu không nuôi thì cộng đồng Việt Nam mình làm gì để tiếp tay chính phủ Hoa Kỳ.

Tương tự như ở bên Canada thì cộng đồng phải giúp để đưa người tỵ nạn qua. Nếu ở đây mình cũng hiểu được như vậy, tất cả cùng nghĩ tới cái tình ngày xưa đối với những người đã hy sinh xương máu, thân thể để ngày hôm nay trở thành một người thương phế binh, không còn làm gì được để sống mà chúng ta đem qua được thì tôi thấy là điều quá tốt.

Nam Nguyên: Dạ thế có cần sự phối hợp hành động, cần người tâm huyết, vô vị lợi, cần một gương mặt như thế trong cộng đồng hay không?

Khúc Minh Thơ: Dạ cái đó là phải có, nếu Dân biểu, Thương Nghị sĩ họ làm thì ít ra bên cộng đồng cũng phải có người đứng ra để hợp tác. Giới lập pháp có uy quyền nhưng cũng phải có người Việt Nam tham gia. Theo tôi nghĩ tất cả những anh em thương phế binh đã được đi rồi, Không gì hơn là các anh em thương phế binh đã được qua đây đứng ra giúp cho chương trình này. Tôi nghĩ là các anh em đó đã đồng hoàn cảnh, nói được tiếng nói của anh em thương phế binh còn ở bên Việt Nam, bị đau khổ như thế nào, khi mà mấy anh em trở thành thương phế binh. Những lời nói đó rất là quí giá và không ai bằng các anh em hiện giờ đã định cư ở tại đây.

Nam Nguyên: Việc khởi động chương trình tái định cư Thương phế binh VNCH mới đang chỉ là một bước đi hạn chế, nhưng người xưa nói vạn sự khởi đầu nan. Bà có lời nhắn nhủ đặc biệt gì với anh em thương phế binh, trước tiên là các cựu sĩ quan thương phế binh, vì nếu được đi thì thời gian chờ đợi có thể rất lâu, cần kiên nhẫn, chuẩn bị tinh thần và không nên có những quyết định vội vã có thể ảnh hưởng cuộc sống của họ và gia đình hiện ở Việt Nam.

Khúc Minh Thơ: Ở bên Việt Nam bây giờ anh em thương phế binh rất là nghèo, họ thấy tất cả những tù nhân chính trị đã được đi qua bên Mỹ được có một đời sống, con cái tốt đẹp như vậy, thì tất cả cũng đều mong muốn được như vậy hết. Cho nên bây giờ mình vận động… nhắc lại hồi xưa chúng tôi làm âm thầm, bởi vì không biết làm có được hay không, mà chưa chi bên Việt Nam có những tổ chức trục lợi, họ đưa ra làm anh em nghĩ rằng mình cũng được đi, giống như anh em bên chương trình H.O tù nhân chính trị…họ nôn nao tội nghiệp cho họ mà mình không muốn làm cho họ thất vọng.

Bên này mình cứ làm việc của mình…ngày xưa khi chúng tôi vận động, ai cũng nói rằng làm chuyện mò kim đáy biển. Hồi xưa chúng tôi làm H.O vì tình máu mủ gia đình, thì bây giờ theo tôi nghĩ tất cả những anh em thương phế binh đã được đi tới đây, vì tình đồng đội tình chiến hữu cùng hoàn cảnh nên nói lên tiếng nói, đứng lên để giúp cho chương trình này.

Nam Nguyên: Cảm ơn bà Khúc Minh Thơ về những chia sẻ của bà.
Theo RFA

xuong  
#3 Đã gửi : 30/12/2015 lúc 09:15:55(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
DB Alan Lowenthal trả lời RFA về đề nghị đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ

UserPostedImage
Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015. Ảnh do văn phòng DB Alan Lowenthal gửi RFA

Hôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu Zoe Lofgren và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư tại Mỹ. Nhân dịp này, Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Lowenthal về đề nghị này.

Không có ai tranh đấu cho họ
Việt Hà: Thưa Dân biểu, cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm về trước. Đã có nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa được sang định cư tại Mỹ theo chương trình ra đi có trật tự ODP và chương trình nhân đạo HO từ lâu. Tại sao đến bây giờ Dân biểu cùng với các Dân biểu khác quyết định đưa ra đề nghị định cư các thương phế binh VNCH còn ở lại Việt Nam sang Mỹ?

DB Alan Lowenthal: Khoảng hơn 1 năm trước vào tháng 11 năm 2014 tôi có gặp đại diện của SBTN và hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH và họ đưa ra vấn đề là có nhiều thương phế binh VNCH vẫn còn sống ở trong nước. Mặc dù chúng ta đã có chương trình ODP và HO nhưng nếu những thương phế binh đó không phải đi học tập cải tạo hay đi tù thì họ không hội đủ tiêu chuẩn theo các chương trình đó dù họ có chiến đấu và bị thương trên chiến trường đi chăng nữa. Hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH đưa cho tôi danh sách 500 sĩ quan VNCH là những thương phế binh và họ có thể hội đủ điều kiện để định cư ở Mỹ nếu chúng ta được phép thực hiện việc này theo diện HO. Chúng tôi quyết định tìm hiểu và tôi đã gặp Dân biểu Royce để xem xét là liệu chúng tôi có thể cùng nhau thực hiện việc này. Tại cuộc gặp đó chúng tôi quyết định là chúng tôi sẽ thảo một bức thư và đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm những thay đổi ngay bay giờ mặc dù đã nhiều năm trôi qua, chúng tôi không đưa ra một dự luật mới. Chúng tôi nghĩ rằng sẽ dễ hơn là đưa ra một dư luật mới vì mặc dù đã nhiều năm trôi qua kể từ khi chương trình HO bắt đầu nhưng những người này đã không được vào chương trình HO. Tôi và Dân biểu Royce cho rằng sẽ dễ dàng hơn nếu chúng tôi nhận được hậu thuẫn từ Ngoại trưởng để đưa 500 người này vào trong bước tiếp tới. Đó là lý do vì sao đến bây giờ mới có bức thư nhưng đây là cả một quá trình được bắt đầu từ ngày 4 tháng 11 năm 2014 khi tôi gặp Hội cứu trợ và đại diện SBTN và do đó mà tôi biết được vấn đề và đã tiến hành việc này trong suốt hơn một năm qua.
UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP PHOTO.

Việt Hà: Mục đích việc đề nghị xin định cư cho họ tại Mỹ là gì thưa ông?

DB Alan Lowenthal: Bởi vì họ bị bỏ ra ngoài. Họ đã phải chịu đựng khổ cực cho đến tận bây giờ. Rất nhiều người trong số họ đã phải sống trong nghèo khổ, bị bệnh tật, không được chấp nhận trong xã hội, họ bị tàn tật bởi chiến tranh. Không có ai tranh đấu cho họ. Vì vậy khi chúng tôi đưa vấn đề này ra theo chương trình HO là chương trình nhân đạo thì họ phải được tham gia vào chương trình đó. Chúng tôi đã không có danh sách của họ trước kia, không ai cung cấp danh sách của họ. Bây giờ khi hội cứu trợ thương phế binh và quả phụ VNCH đưa ra danh sách 500 người và hỏi là liệu chúng tôi có thể làm gì cho họ và đó là lý do chúng tôi thực hiện việc này bây giờ.

Việt Hà: Như vậy, những người nằm trong diện được đề nghị sang Mỹ lần này chỉ là những cựu sĩ quan VNCH chứ không phải cả những người lính thường?

DB Alan Lowenthal: Đúng vậy, chúng tôi bắt đầu với những người này, những sĩ quan quân đội VNCH vì đó là danh sách mà chúng tôi có được vào lúc này mà chúng tôi có thể đưa ra cho Bộ Ngoại Giao. Đó là danh sách chính thức duy nhất mà chúng tôi có về các cựu sĩ quan quân đội VNCH, những người bị từ chối không được dời Việt Nam trước kia và bị kẹt lại trong tình thế khó khăn.

Nhiều hy vọng sẽ được thông qua
Việt Hà: Hiện tại ở Mỹ đang có tranh luật rất gay gắt liên quan đến vấn đề nhập cư, liệu ông có chuẩn bị cho những khó khăn mà mình sẽ gặp phải khi đưa ra đề nghị này?

DB Alan Lowenthal: Đó là lý do mà chúng tôi bắt đầu với việc đề nghị Bộ Ngoại Giao đưa những người này vào chương trình hiện tại, thay vì đi qua quá trình tranh luận về nhập cư và giới thiệu một dự luật mới. Chủ tịch ủy ban Đối ngoại Hạ viên Ed Royce và tôi theo cách lưỡng đảng hy vọng là chúng tôi không phải thảo luận vấn đề đó mà thay vào đó để Bộ Ngoại giao xem xét chương trình hiện tại và đưa những người này vào chương trình hiện tại.

Việt Hà: Dân biểu đã nhận được phản hồi nào từ Bộ Ngoại giao chưa?

DB Alan Lowenthal: Chưa chúng tôi chưa nhận được phản hồi. Đó là bước tiếp theo. Chúng tôi bây giờ đang đợi Bộ Ngoại giao phản hồi, và dựa vào những đánh giá chúng tôi sẽ có quyết định những bước tiếp theo là gì.
Việt Hà: Theo ông thì sớm nhất đến bao giờ Bộ Ngoại giao mới có trả lời?

DB Alan Lowenthal: Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhận được phản hồi vào đầu năm tới vì Bộ ngoại giao đang trong thời gian nghỉ lễ. Tôi nghĩ là khoảng vào tháng một hoặc tháng 2 chúng tôi sẽ nhận được câu trả lời, chúng tôi sẽ không đợi quá lâu vào năm mới.

Việt Hà: Dân biểu hy vọng thế nào vào câu trả lời từ Bộ Ngoại giao?

DB Alan Lowenthal: Chúng tôi nghĩ đây là việc làm hợp lý. Chúng tôi bây giờ đã có họ tên những người này, chúng tôi có số lượng giới hạn. Chúng tôi không giới thiệu một dự luật mới nên chúng tôi có nhiều hy vọng. Chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận với Bộ Ngoại giao và chúng tôi hy vọng là chừng nào chúng tôi không phải đề nghị Bộ Ngoại giao đưa ra một dự luật mới mà chỉ đề nghị họ dùng chương trình hiện tại thì chúng tôi có nhiều hy vọng là đề nghị này sẽ được thông qua.

Việt Hà: Nếu trường hợp vì những lý do khó khăn nào đó mà Bộ Ngoại giao không chấp nhận đề nghị này thì Dân biểu đã có kế hoạch cho bước tiếp tới là gì không?

DB Alan Lowenthal: Nếu vậy thì đến lúc đó tôi nghĩ tôi sẽ phải nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Ed Royce nếu chúng tôi sẽ phải đi qua một quá trình về một dự luật cứu trợ, đó sẽ là một quá trình dài hơn và chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ không phải đi qua bước đó. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ thảo luận với nhau các bước tiếp tới là gì. Điều mà chúng tôi vừa làm là một bước khởi đầu hợp lý vì chúng tôi có danh sách của 500 sĩ quan… Chúng tôi sẽ không ngừng việc này. Chúng tôi hy vọng Bộ Ngoại giao sẽ đồng ý nhưng nếu họ không đồng ý thì chúng tôi sẽ xem xét bước tiếp cận về dự luật…

Việt Hà: Như vậy chắc sẽ nhiều khó khăn và mất thời gian?

DB Alan Lowenthal: Nó sẽ là một trong nhiều dự luật liên quan đến vấn đề nhập cư. Khó khăn đối với dự luật không nằm ở vấn đề là nó là một dự luật đặc biệt mà khó khăn nằm ở chỗ là có quá nhiều dự luật về nhập cư được đưa ra và có nhiều khả năng nó sẽ bị kẹt lại trong đó. Vì thế chúng tôi cố gắng đưa vấn đề này tránh xa khỏi những khó khăn đó bằng cách để Bộ Ngoại giao đưa nó vào trong các chương trình hiện tại.

Việt Hà: Xin cảm ơn Dân biểu đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo RFA
xuong  
#4 Đã gửi : 30/12/2015 lúc 09:21:53(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tâm tình của TPB VNCH về đề nghị được định cư ở Hoa Kỳ

UserPostedImage
Một người thương phế binh Việt Nam trong những năm tháng cuối đời.


Vào hôm 17/12/2015, 5 vị Dân Biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét để tái định cư cho các cựu sĩ quan Thương Phế Binh (TPB) VNCH còn sót lại ở VN hiện nay. Phản ứng và tâm tình của các cựu quân nhân TPB VNCH trước thông tin này ra sao?

Theo số liệu không chính thức của Hội H.O Cứu trợ Thương Phế Binh (TPB) & Quả phụ VNCH, hiện có khoảng hơn 500 cựu sĩ quan và 15 ngàn hạ sĩ quan cùng binh sĩ TPB VNCH đang sinh sống ở VN. 40 năm, kể từ khi cuộc chiến tranh VN kết thúc, có thể là một cái chớp mắt đối với nhiều người nhưng riêng với những cựu quân nhân TPB VNCH thì đây là thời gian quá dài trong tuyệt vọng khi họ phải sống kiếp lưu đày trên chính quê hương mình trong thân phận của một phế nhân.

Những tháng ngày sau 30/4/1975, dù không bị đi học tập cải tạo nhưng họ vẫn bị phân biệt đối xử, ngược đãi vì Chính phủ Hà Nội xếp họ vào thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” và “có nợ máu với nhân dân”.

Vào cuối thập niên 1980, VN tiến hành đổi mới, đời sống dân chúng có phần thay đổi mà nôm na gọi là “được dễ thở hơn”. Tuy nhiên thành phần cựu quân nhân TPB VNCH không có gì khá hơn so với trước. Họ vẫn không nhận được sự trợ giúp nào từ phía cơ quan chức năng và xã hội. Là người tật nguyền với thân thể không lành lặn, họ lê lếch khắp mọi nơi tìm kế sinh nhai. Nhiều người trong số họ chọn cách đi hát dạo và bán vé số để tồn tại qua ngày. Cuộc đời như thế cứ trôi, các cựu quân nhân TPB VNCH nay đầu đã bạc, sức đã mòn, sống trong bệnh tật và tự hỏi bao giờ phận người không may mắn của họ được kết thúc.
Tin vui nhưng buồn

Mới đây nhất, thông tin về các Dân biểu Mỹ kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu xét cho các cựu sĩ quan TPB VNCH vào hôm 17/12 được các cựu quân nhân TPB VNCH đón nhận như tia sáng le lói ở cuối đường hầm. Một cựu Trung úy bị liệt 2 chân, thuộc Sư đoàn 9/Bộ Binh, hiện đang sống cảnh một thân một mình, cư ngụ ở vùng Đông Nam Bộ, không muốn nêu tên chia sẻ:

“Không phải riêng tôi đâu mà bất cứ một người nào nghe tin ấy thì có thể họ cũng đều vui nhưng có điều là niềm vui ấy không trọn vẹn vì đã hơi trễ đối với lứa tuổi của chúng tôi. Phải chi sớm hơn cách nay 10 năm trước! Bây giờ chúng tôi cũng già hết rồi, cũng đang bấp bênh giữa 2 bờ sinh tử. Nghe thì cảm thấy vui vui nhưng giá mà sớm hơn được thì tốt hơn”.

Hầu hết các cựu sĩ quan TPB VNCH đài ACTD tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng khi nghe được thông tin này. Tuy vậy, tất cả họ có cùng ước nguyện nếu còn sống và không đi được thì vẫn mong chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ một cách thiết thực hơn cho cuộc sống hiện tại được vơi đi phần nào nỗi cơ cực. Cựu Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức, bị cụt chân trái, ở Tiền Giang, tâm tình:
“Bây giờ nếu ai đi được thì đi. Còn đi không được thì cũng có nguyện vọng được số vốn để sống ở VN với gia đình được thoải mái hơn một chút”.

Gia đình của cựu quân nhân TPB Nguyễn Văn Đức bao năm qua sống lây lất nhờ vào một công vườn ổi và tiền công làm thuê, làm mướn của người vợ tảo tần. Đứa con gái út, Nguyễn Thị Trúc An, đang học lớp 11, kể trong nước mắt với đài RFA về hoàn cảnh gia đình:

“Mẹ đi làm mướn ở Sài Gòn. Cha ở nhà đi làm vườn rồi cha bị té. Em về thấy cha ngồi ở trong nhà mà cha mệt lắm. Mẹ thì không về nhà được. Em mong cha được khỏe mạnh với nhà em bớt khổ. Gia đình em khó khăn quá. Nhiều lúc cha bệnh mà không có tiền cho cha đi khám bệnh”.
Mặc dù sống trong thời đại thông tin kỹ thuật số nhưng với Trúc An, Mỹ là một đất nước xa xôi bên kia Thái Bình Dương và em không hình dung nỗi nếu gia đình được qua định cư ở một nơi xa lạ thì cuộc sống có bớt khổ hơn không. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của Hòa Ái rằng nếu gia đình được di dân đến Hoa Kỳ thì có muốn đi hay không, Trúc An khẳng định là “đi” chỉ vì:

“Đi qua bển ở với ba, để ba ở một mình không ai lo”.

Ước mơ và ước vọng

Đó cũng là câu trả lời của số đông những người con của các cựu sĩ quan TPB VNCH mà Hòa Ái ghi nhận được. Đối với họ, được di dân qua Mỹ không phải là một cuộc đổi đời vì hầu như họ không có nhiều kiến thức về xã hội ở xứ sở được cho là một trong những quốc gia văn minh nhất thế giới. Nguyện vọng của họ được đi chỉ vì tình cảm gia đình keo sơn gắn bó. Và đa số họ ước mong trở thành ý tá không phải vì biết được đây là nghề thịnh hành ở Mỹ mà chỉ đơn thuần là săn sóc cho cha mẹ lúc tuổi già sức yếu vì e ngại không đủ tiền chữa bệnh như ở VN.
UserPostedImage
Thương phế binh Nguyễn Văn Lộc mất hai chân trong trận đánh ở Bến Cát

Trong khi trao đổi với gia đình các cựu quân nhân TPB VNCH qua điện thoại, ký ức tuổi thơ của Hòa Ái ùa về hình ảnh những người tàn phế ăn xin ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Tâm tưởng của Hòa Ái không bao giờ phai nhòa về một người TPB VNCH vô danh trên chuyến phà qua sông Tiền trong một buổi chiều mưa tầm tã. Người TPB này bị cụt 2 chân và mù 1 con mắt với cái mủm dùa treo tòn ten nơi cần cổ, bò trườn một cách khó nhọc xin từng đồng bạc lẻ của những hành khách hảo tâm. Vì nhớ đến người TPB VNCH vô danh này, Hòa Ái liên lạc với Trung sĩ nhất Phan Văn Thất, 82 tuổi, ở Long An. Dù nhớ rõ tên tuổi của mình nhưng ông là 1 TPB VNCH vô danh đúng nghĩa. Ông không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào của chế độ cũ lẫn chế độ mới. Hiện ông bán vé số ở vùng ngã 3 Thủ Thừa, Cầu sắt Lộ tẻ để sống qua ngày nhưng thật là khốn khó ở tuổi đời gần đất xa trời. Ông kể:

“Nhiều khi mình đưa cho khách mua, họ cầm trên tay rồi vọt chạy luôn, lấy hết cọc vé số vậy đó”.

Năm 2016 sắp đến với nhiều niềm hân hoan, ước vọng. Và nguyện ước cuối đời của ông Trung sĩ nhất 82 tuổi là:

“Hy vọng, ước nửa đêm nằm ngủ chết luôn. Vậy thôi!”

Trong thâm tâm mỗi người Việt chúng ta ít nhiều mong muốn năm mới đến được hạnh phúc, thành đạt và thịnh vượng. Tuy nhiên, ước mong trong năm mới được “nằm ngủ rồi chết luôn” của rất nhiều TPB VNCH dường như không phải là điều dễ dàng để thành hiện thực.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (4)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.171 giây.