logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/12/2015 lúc 07:30:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh hoạ

Mấy tuần nay, trên báo chí trong nước cũng như trong các diễn đàn mạng, người ta bàn tán sôi nổi về hiện tượng hầu hết

những học sinh xuất sắc nhất của Việt Nam, sau khi du học ở nước ngoài, đều không về nước. Theo thống kê, hiện nay có

trên 100,000 du học sinh rải rác ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tôi không biết chính xác là bao nhiêu người trong họ

quyết định ở lại nước ngoài. Chỉ nghe nói là rất nhiều. Ví dụ thường được nêu lên là trong số 13 học sinh thắng giải “Đường

lên đỉnh Olympia” và được đi du học, chỉ có một em, một em duy nhất, chịu về nước. Theo kinh nghiệm của tôi, từ các môn

tôi dạy vốn có khá đông sinh viên du học ghi danh, số người nghĩ đến việc về nước sau khi tốt nghiệp chỉ là một phần nhỏ,

may lắm là một phần ba. Còn lại, tất cả đều hoặc phân vân hoặc quyết định là sẽ tìm cách ở lại Úc.

Vấn đề là: tại sao nhiều sinh viên không muốn về Việt Nam sau khi tốt nghiệp?

Lý do đầu tiên các sinh viên của tôi nêu lên là họ không tự tin là sẽ tìm ra được việc làm, nhất là những công việc thích hợp

với chuyên môn của họ. Thú thật, thoạt nghe lý do này, tôi hết sức băn khoăn. Tôi nghĩ Việt Nam đang phát triển và đang cần

nhân tài, những người được đào tạo từ nước ngoài, do đó, trên lý thuyết, sẽ dễ dàng được trọng dụng. Nhưng không phải.

Tôi có một số sinh viên và người quen, sau khi học xong Cử nhân hoặc có khi Thạc sĩ ở Úc, trong đó có nhiều người học về

Y hoặc Luật, sau khi về Việt Nam, chạy đôn chạy đáo để tìm việc cả năm trời vẫn không được; sau, phải tìm cách quay lại và

xin định cư tại Úc. Nguyên nhân, người ta kể, là không có “quan hệ”. Ở Việt Nam, không có “quan hệ” hoặc “tiền tệ” để đút lót,

việc kiếm được việc làm tốt coi như vô vọng. Ngược lại, tôi cũng biết khá nhiều người, thuộc “con cháu các cụ” (CCCC), học

hành không giỏi giang gì cả, sau khi về nước một thời gian ngắn, được bổ dụng làm giám đốc công ty này công ty nọ. Bởi

vậy, ở Việt Nam mới có câu tục ngữ:

Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ

Trong câu ấy, “trí tuệ”, tức khả năng chuyên môn, nằm ở cuối cùng. Thậm chí, ở một biến thể của câu tục ngữ trên, nó còn

không có mặt:

Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ

Lý do thứ hai là lương bổng ở Việt Nam quá thấp. Nhiều người có bằng cử nhân, khi về nước làm việc, lương mỗi tháng chỉ

khoảng vài triệu đồng Việt Nam, tương đương với vài trăm dollar; trong khi đó, nếu họ tìm được việc làm ở Úc, lương khởi

đầu trung bình là 4,5 chục ngàn dollar. Đành là ở Úc, cũng như các quốc gia Tây phương khác, thuế cao và vật giá đắt đỏ hơn

ở Việt Nam, nhưng ngay cả sau khi trừ thuế và các khoản chi tiêu, số tiền còn lại cũng nhiều hơn hẳn lương hướng ở Việt

Nam. Ở đây, chúng ta cần ghi nhận một điều: ở Việt Nam, phần lương thường khá khiêm tốn nhưng phần bổng lại nhiều, có

khi gấp chục, thậm chí, gấp trăm lần lương thật, tuy nhiên, muốn có bổng lộc cao, người ta phải có chức tước lớn. Mà muốn

có chức tước lớn, điều kiện đầu tiên lại là “hậu duệ” hay “quan hệ”. Với những người thân cô thế cô, thu nhập duy nhất chỉ có

thể đến từ lương. Mà lương lại èo uột. Trong số bạn bè của tôi ở Việt Nam, khá nhiều người dạy đại học. Lương trung bình

của một giảng viên đại học là khoảng 6 triệu đồng (khoảng 300-400 Mỹ kim). Muốn tăng thu nhập, cách duy nhất họ có thể

làm được là dạy thật nhiều giờ ở nhiều trường khác nhau. Có người dạy cả 3,4 chục giờ một tuần. Thú thật, nghe số giờ dạy

như vậy, tôi không thể tưởng tượng được. Tại Úc, ở bậc đại học, số giờ dạy trung bình mỗi tuần của các giảng viên chỉ

khoảng trên dưới 10 tiếng. Thì giờ còn lại là để nghiên cứu. Với số giờ dạy như ở Việt Nam, công việc nghiên cứu hoàn toàn

bất khả thi. Kiến thức của các thầy cô giáo, do đó, cứ ngày một lạc hậu và mòn mỏi dần.

Lý do thứ ba là cơ chế và văn hoá làm việc ở Việt Nam hoàn toàn không phù hợp với những người được đào tạo ở nước

ngoài. Ở nước ngoài, đi làm, mọi người được khuyến khích phát huy sáng kiến cũng như tinh thần độc lập và việc thăng tiến

trong nghề nghiệp được căn cứ chủ yếu trên khả năng của mỗi người. Ở Việt Nam thì sự thành công tuỳ thuộc vào quan hệ

hơn là chuyên môn. Trong cái gọi là “quan hệ” ấy, ngoài chuyện con ông cháu cha, còn một yếu tố quan trọng khác: làm sao

vừa lòng cấp trên. Để làm vừa lòng cấp trên, người ta thường có hai cách: đút lót hoặc nịnh bợ. Cách nào cũng là một sự sỉ

nhục đối với lòng tự trọng.

Không phải chỉ với những sinh viên mới tốt nghiệp, ngay cả những chuyên gia có bằng cấp cao và chức vụ lớn ở hải ngoại, vì

nhiệt tình, muốn về Việt Nam để đóng góp vào việc xây dựng đất nước cũng gặp khó khăn với cơ chế và văn hoá làm việc ở

Việt Nam. Một trong những lời than thở tôi nghe nhiều nhất là: Các cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam rất ít khi lắng nghe ý kiến của

họ. Hầu như người ta không thể chịu nổi sự phê phán. Nghe phê phán, dù xuất phát từ nhiệt tình và thiện chí, người ta sa sầm

nét mặt ngay tức khắc. Thành ra, những người muốn đóng góp cho đất nước rất dễ vỡ mộng. Phần lớn chỉ làm được một thời

gian rồi cũng quay ra hải ngoại trở lại. Điều đó giải thích tại sao mặc dù giới lãnh đạo Việt Nam thường kêu gọi các chuyên gia

ở hải ngoại về nước nhưng cho đến nay, số người trở về rất ít ỏi. Số người chịu làm việc lâu dài lại càng ít ỏi. Chuyên gia còn

thế, huống gì là sinh viên mới ra trường.

Việc du học sinh, học xong, không về nước không phải là vấn đề liên quan đến cá nhân của họ. Mà nó liên quan đến cả tiền

đồ của đất nước. Ai cũng biết, trong thời đại ngày nay, để phát triển, đất nước cần nhiều thứ, trong đó, có một thứ quan trọng

nhất là vốn trí thức. Đã đành không phải ai tốt nghiệp ở nước ngoài cũng đều là những người giỏi nhưng ngay cả những

người không giỏi cũng là những người được đào tạo bài bản, với những kiến thức được cập nhật và có căn bản ngoại ngữ

tốt. Mất họ là một thiệt thòi lớn của đất nước.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
song  
#2 Đã gửi : 29/12/2015 lúc 09:06:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Con Thứ trưởng VN 'du học không về'

UserPostedImage

Một thứ trưởng Việt Nam cho biết ông có hai người con đi du học nhưng không về nước, và đặt ra vấn đề sử dụng nhân tài, trong phiên giải trình của chính phủ trước Quốc hội hôm 29/12.

Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói: "Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Ví dụ như thế thì thấy khó thật.

"Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút ra làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách," báo Tiền Phong dẫn lời ông Thăng trong cuộc họp trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội liên quan tới luật về thanh niên.

Vị thứ trưởng cũng cho rằng đa số các trường hợp đi du học từ cấp phổ thông và đại học không về.

“Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu,” trang Vietnamnet dẫn lời.

Theo Nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên (VBF) 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 USD mỗi năm. Như vậy, người Việt mỗi năm chi gần 3 tỷ USD cho việc du học.

Số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ cũng lên tới 16.500 người, đứng đầu các nước Đông Nam Á và thứ 8 trên thế giới.

'Giấc mơ Mỹ'

Theo phân tích năm 2013 của tổ chức ICEF Monitor - chuyên theo dõi ngành công nghiệp giáo dục quốc tế, "phụ huynh Việt Nam tiêu một khoản tiền khổng lồ cho con đi học nước ngoài, so với tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người. Tóm gọn trong một câu, giáo dục là quan trọng và cha mẹ đang đặt tiền của họ vào nơi mà họ ưu tiên và cho là có giá trị."

Trang ICEF Monitor cũng phân tích, tuy vào năm 2012, Úc là nơi có đông du học sinh người Việt nhất, nhưng học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn mang theo 'giấc mơ Mỹ'.

"Sinh viên Việt Nam đánh giá học cao học ở Hoa Kỳ là "tốt nhất thế giới" và "là ưu tiên đáng được đầu tư tài chính lớn".

ICEF Monitor giải thích lý do học sinh Việt Nam chọn ra nước ngoài dù tốn kém, có đoạn viết về tỷ lệ thấp đối với số lượng đăng ký học cao học ở Việt Nam:

"...Cũng giống như nhiều phương diện khác của xã hội Việt Nam, đang diễn ra cuộc chạy đua điên cuồng nhằm bù lại thời gian đã mất, tranh thủ rất nhiều cơ hội mới, và đáp lại nhu cầu ngày càng lớn đối về giáo dục và đào tạo - mà không có được cơ sở hạ tầng cần thiết hay kiểm soát chất lượng.

"Không mấy ngạc nhiên, kết quả cuối cùng là "thiếu sót trong cơ sở hạ tầng và giảng dạy", là một trong những lý do khiến lượng đăng ký dừng lại."
Cùng với đó, một nguyên nhân khác khiến học sinh Việt Nam chọn ra nước ngoài là "sự đàn áp các tổ chức nước ngoài trái phép hoạt động ở Việt Nam".

Bài viết cũng trích dẫn Nghị định 73 với những điều khoản và điều kiện bó buộc và hạn chế các tổ chức giáo dục nước ngoài, có đầu tư nước ngoài, hay hợp tác ngước ngoài - Việt Nam vào các chương trình đào tạo ngắn hạn, mầm non, đại học .v.v.

Trong thảo luận trực tuyến với BBC Tiếng Việt về chủ đề du học hôm 17/12, anh Nguyễn Tuấn Hải, từng theo học tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ, cho rằng "đa số phụ huynh khi cho con đi học ở nước ngoài đều mong muốn con mình ở lại sau khi học xong. Đó có thể xem là cuộc chạy trốn nền giáo dục phổ thông trong nước”.
Theo BBC
song  
#3 Đã gửi : 29/12/2015 lúc 09:15:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ: con tôi đi du học nước ngoài không về

Trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay về vấn đề thu hút nhân tài về phục vụ đất nước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết ngay chính hai người con trai của ông đi du học nước ngoài cũng không muốn quay về nước sau khi học xong.

Phát biểu của ông Nguyễn Duy Thăng được truyền thông trong nước trích dẫn lại sau khi ông nhận được câu hỏi của một đại biểu trước sự việc 12/13 nhà vô địch Olympia không quay về nước sau khi du học.

Không những vậy, ông Nguyễn Duy Thăng còn nói thêm rằng, theo ông nghĩ thì gia đình của tất cả những người có mặt trong phiên họp hôm nay đều có tình trạng như thế.

Tuy nhiên, ông Thăng cho biết theo quan điểm cá nhân ông thì không về nước không phải là không đóng góp cho đất nước và không yêu nước.

Trả lời thêm cho câu hỏi nhận được từ vị đại biểu Quốc hội, ông Thăng nói rằng mặc dù trong quá khứ đã có nhiều phong trào kêu gọi người đi du học quay về phục vụ đất nước bằng hình thức lương bổng, vay vốn, thế nhưng Việt Nam hiện chưa có chính sách thu hút nhân tài mang tính chất lâu dài.

Theo ông thì điều chỉnh chính sách là điều cần phải làm trong tương lai gần.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.140 giây.