logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/04/2013 lúc 06:06:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chuyên gia cảnh báo vụ lợi làm cho tôn giáo, tín ngưỡng trở nên tha hóa
Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam có nguy cơ bị tha hóa và lũng đoạn mạnh vì tính vụ lợi trong số người giàu, quan chức, được tiếp tay bởi một số tu sỹ và cơ sở tôn giáo tín ngưỡng.

Đó là nhận định của một số nhà nghiên cứu tôn giáo và xã hội học nhân sự kiện một số 'đại gia' tài trợ cho các cơ sở tôn giáo, thậm chí xây chùa đứng tên mình gây ồn ào.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 15/4/2013 từ Hà Nội giữa lúc báo chí nêu nhiều về chuyện 'chùa Trầm Bê', Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng các hiện tượng này đang gây xáo trộn, làm rối loạn đời sống, tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt Nam.

Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.

Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.

"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm," ông nói.

"Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."
Giáo sư Thịnh cũng phản ánh hiện tượng nhiều đảng viên, quan chức chính quyền công khai tới các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo để cầu lộc cầu tài, một số còn để cho tên tuổi của họ được một số đền chùa loan báo danh tính, mà theo ông là để tăng uy danh cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cầu an, giải hạn đó.

Ông nhắc tới một số ngôi chùa như Chùa Phúc Khánh ở ngay thủ đô Hà Nội, hay Lễ hội đền Trần ở Nam Định là những địa điểm mà nhiều quan chức tới cầu chức, cầu tài và địa vị.

"Đền Trần trở thành nơi cầu lộc cầu tài của quan chức, chứ không phải là nơi dành cho dân thường nữa," ông nói.

"Những việc làm này của quan chức chỉ gây tác động xấu cho cộng đồng và cho người dân..."

"Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."

Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính.

'Xa lạ'

Cũng về chủ đề này, hôm thứ Hai, Tiến sỹ xã hội học Bấm Nguyễn Đức Truyến khẳng định các đại gia, quan chức ở Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu mạnh về cầu tài, cầu lộc, cầu an, cũng như cầu quyền lực ở góc độ nhu cầu và tâm linh nhằm vụ lợi cá nhân, một hiện tượng mà ông cho là phổ biến.

Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.

Ông Truyến cho rằng khi tôn giáo trở thành một thứ dịch vụ xã hội, thì tính chất tôn giáo của nó đã biến đổi và không còn thuần khiết nữa.

Ngay cả cách thức tu hành và hưởng thụ của nhiều bậc tu sỹ, trong đó có nhiều sư sãi, thầy đền, thầy chùa cũng đang đặt ra vấn đề.

"Chùa ngày xưa để cứu giúp sinh linh, lấy cảnh khổ của mình để an ủi, chia sẻ với chúng sinh nghèo, khổ," ông nói.
Nhưng nay theo ông nhiều vị tu sỹ vừa được hưởng thanh bình sau không gian chùa, chiền, đền, đài, miếu mạo, vừa có vẻ hài lòng, tỏ ra có nhu cầu rõ ràng và thích nhận các khoản cúng dường không nhỏ của các giới tín đồ, phật tử, trong đó có những quan chức, đại gia.

Ông cũng nói nhiều bậc tu hành hiện nay không còn đạm bạc trong sinh hoạt ăn uống như xưa, mà họ ăn uống, dinh dưỡng, dù là chay, nhưng phong phú, chất lượng, dinh dưỡng tốt hơn rất nhiều, lại có phương tiện sinh hoạt ăn ở, đi lại rất thuận lợi.

"Nhiều phòng ở của tu sỹ còn gắn máy điều hòa... chứ đâu còn cảnh một vại cà muối ăn cả ba năm như ngày xưa."

"Nhiều chùa ngày ngay chót vót ở đỉnh đồi, đồ sộ, lôi cuốn thập phương", ông nói tiếp và cho rằng những hình ảnh này có thể làm cho nhiều phật tử, tín đồ nghèo hoảng sợ, xa lánh các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và các tu sỹ quá giàu có, phồn vinh, tránh xa những nơi tạo ấn tượng của dấu ấn tiền bạc.

Tiến sỹ Truyến, người có nhiều công trình nghiên cứu với Viện xã hội học về tôn giáo cho rằng khi tôn giáo, tín ngưỡng xuất hiện từ góc độ cá nhân là chính, đặc biệt là đề cao tiền bạc, vụ lợi thì chúng đã mất đi rất nhiều ý nghĩa của mình.

"Tôn giáo nguyên thủy lành mạnh hơn," ông nói với BBC.

Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.

Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.

Luật pháp các nước này thậm chí cũng coi các hoạt động quảng cáo, PR vụ lợi thông qua các hoạt động, kinh doanh tôn giáo tín ngưỡng là đối tượng chịu các loại thuế hay lệ phí nhất định.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.