logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 30/12/2015 lúc 07:22:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vừa qua, để kỷ niệm đúng một năm ngày Hoa Kỳ và Cuba cùng tuyên bố “xóa bỏ hận thù” và bắt tay nhau để nối lại bang

giao, một số đài truyền hình cho chiếu ít đoạn phim tài liệu về tình hình của đất nước Cuba. Nói chung, tình hình Cuba vẫn

không thay đổi gì nhiều: anh em nhà Castro vẫn tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và tình trạng kinh tế của đất nước

cũng chưa thấy có dấu hiệu sáng sủa vì chính sách cấm vận của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực. Cho đến khi tiền của tư bản chưa

đổ vào thì chưa mong thấy được ánh sáng cuối đường hầm.

Đặc biệt trong những đoạn phim tài liệu đó có một đoạn quay cảnh xe chở nhóm quay phim đi trên một con đường ở thủ đô

Havana dưới bầu trời tối hù, chung quanh không thấy một ánh đèn điện. Nhóm quay phim giải thích rằng thành phố đang bị

cúp điện và tình trạng cúp điện này vẫn thường xuyên xảy ra không chỉ ở thủ đô Havana mà khắp đất nước Cuba từ mấy chục

năm nay. Chuyện cúp điện ở Cuba làm chúng ta nhớ lại tình trạng tương tự đã từng xảy ra ở Việt Nam sau 75, ngay tại Sài

Gòn mỗi tuần bị cúp điện ít nhất cũng vài ba lần. Và mỗi khi cúp điện như thế làm nhiều người bực mình không ít. Cứ thử nhớ

lại xem, cái thời khốn khó đó, phương tiện giải trí không nhiều và cái tivi chính là phương tiện giải trí có thể nói là duy nhất

không chỉ cho một gia đình mà là cho cả xóm. Tối đến, mọi người trong xóm tụ tập lại trước tivi để xem một cuốn phim hay

một vở kịch. Đang coi tới hồi gay cấn thì điện tắt cái phụp thì chẳng cần phải nói ra cũng biết tất cả mọi người, từ trẻ con đến

người lớn, ai cũng méo mặt và âm thầm oán trách ông nhà nước không ít.

Đó là chuyện Cuba và Việt Nam. Ở Mỹ này, tuy tình trạng cúp điện cúp nước hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có, và

mỗi lần xảy ra nó cũng gây rất nhiều phiền toái. Cúp điện một vài giờ thì không sao, nhưng có đôi khi đường dây điện hư nặng

phải mất vài ba ngày mới sửa lại được thì kể như thức ăn cất trong tủ lạnh phải mang đi đổ hết. Cúp điện vào mùa hè máy

lạnh không chạy, căn nhà sẽ biến thành hoả ngục. Cúp điện vào mùa đông, nhiều nhà không có máy sưởi, căn nhà thành

chiếc tủ lạnh thiên nhiên. Còn cúp nước ư? Nó cũng gây ra nhiều điều bất tiện. Nếu chuyện xui xẻo xảy ra vào đúng lúc đang

tắm và đang ở giai đoạn chưa đến phần kì cọ mà mới ở phần gội đầu, bọt xà phòng còn trắng xoá trên đầu mà cúp nước một

cái thì biết phải giải quyêt sao đây. Thế là mất tiêu một ngày vui.

Điện nước là những nhu cầu căn bản nhất trong cuộc sống. Nhu cầu đẻ ra phương tiện. Nhưng nhiều khi chính phương tiện

đẻ ra nhu cầu.
Hình như Steve Jobs, đồng sáng lập công ty Apple và là cha đẻ của chiếc điện thoại iPhone, từng nói một câu để đời:

“Người tiêu thụ không biết họ muốn cái gì.” (Consumers don’t know what they want.) Ý của Jobs là người phát minh cứ làm

đúng công việc của mình là tạo ra sản phẩm. Nếu sản phẩm đó đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu thụ thì tự nó sẽ trở

thành nhu cầu không thể thiếu của công chúng.
Trường hợp của internet cũng thế. Có thể nói cuộc sống của chúng ta ngày nay không thể không có internet. Muốn mua một

món đồ nào, hay cần một dịch vụ gì, hoặc muốn biết một thông tin nào đó, thì internet có thể cung cấp hầu như tất cả mọi thứ

đó sau vài cái nhấp chuột.

Thế nhưng trước khi có internet, đâu ai biết internet là cái chi và có ai nghĩ rằng chúng ta cần đến internet làm gì. Muốn liên

lạc ai, người ta viết thư dán tem rồi nhờ bưu điện gửi đi. Muốn biết tin tức thời sự, người ta ra sạp báo mua một hai tờ là tha

hồ đọc. Muốn tìm hiểu về một vấn đề gì, người ta ra thư viện hoặc hỏi những nhà chuyên môn về lãnh vực đó, chỉ có điều là

mất thời gian chờ nhận câu trả lời. Từ nhu cầu hỏi đáp đó, nhiều tờ báo đẻ ra những mục như giải đáp thắc mắc hay vấn kế

cho độc giả.
Nghe nói một trong những mục vấn kế đầu tiên đó xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 có tên Bintel Brief đăng trên tờ báo có tên

Forverts bằng tiếng Yeddish (tiếng của người Do Thái sống ở Đức) để vấn kế cho những di dân gốc Do Thái đến Mỹ từ khu

vực Đông Âu. Một trong những độc giả của tờ báo đã từng viết thư hỏi: “Ôi, căn nhà của tôi, căn nhà yêu dấu của tôi. Lòng tôi

nặng trĩu nỗi nhớ thương cha mẹ mà tôi đã để lại. Tôi muốn được chạy ngay về, nhưng tôi bất lực … Tôi vô cùng cô đơn

trong nỗi nhớ nhà và xin ông hãy chỉ dùm cho tôi biết phải làm gì.”

Trong phần trả lời, người phụ trách mục trên lúc đó là Abraham Cahan đã vấn kế vị độc giả là hãy kiên nhẫn vì: “Tất cả những

di dân lúc đầu ai cũng thương nhớ người thân và căn nhà của mình. Ban đầu dường như họ đau khổ tiều tụy lắm, nhưng rồi

thời gian trôi qua phần đông trong số họ vui vẻ trở lại và bén rễ vào vùng đất mới.”
Hồi tưởng lại đời sống tỵ nạn của người Việt lúc đầu có lẽ cũng tương tự như vậy. Rất tiếc là báo chí tị nạn vào thuở ban đầu

ấy hình như không có mục vấn kế như mục Bintel Brief.

Trong gần suốt thể kỷ 20 vừa qua, những mục vấn kế như trên thường theo một khuôn mẫu: Độc giả viết thư cho toà soạn,

rồi chờ người phụ trách mục trả lời thắc mắc đó. Mà đề tài của những mục vấn kế bao trùm đủ mọi lãnh vực, nhưng nói chung

thường chú trọng tới cuộc sống, giúp ý kiến để độc giả có thể có được một đời sống tốt đẹp hơn.
Nay thì những mục vấn kế trên nở rộ hơn bao giờ hết, tới gần với độc giả hơn và không còn là độc quyền của các tờ báo nữa.

Những mục vấn kế truyền thống được nhiều người biết đến như Dear Abby và Ask Amy thì vẫn còn trên nhiều tờ báo, nhưng

rất nhiều mục vấn kế mới xuất hiện trên khắp các trang mạng internet, cung cấp nhu cầu cho đủ mọi hạng độc giả khác nhau.

Trước đây, những mục vấn kế trên đến với độc giả qua các kênh nguồn uy tín, đặc biệt là các tờ báo lớn có chuyên gia phụ

trách hẳn hoi, nhưng nay có thể nói internet đã dân chủ hoá mục vấn kế này với đủ mọi hạng người phụ trách, không chỉ

chuyên gia mà ai cũng có thể làm cố vấn, thậm chí độc giả cũng có thể góp ý cho độc giả.

Những trang mạng xã hội hiện nay chính là những diễn đàn thích hợp nhất cho tất cả mọi người cùng tham gia góp ý và bất

cứ ai thực sự có tài đều có điều kiện để lôi cuốn độc giả mà không cần phải dựa vào sự hỗ trợ của bất kỳ cơ chế nào. Có thể

nói, internet đã mở ra nhiều cánh cửa dẫn vào sân chơi chung cho mọi người, nó phá bỏ đi rất nhiều những rào cản trước đây

đã ngăn chặn hoặc “ém” những tài năng thật sự. Những tiếng nói trước đây không được ai nghe thì nay đã được lắng nghe và

được tham dự vào cả một tiến trình chung to tát có một không hai này: bất cứ ai cũng có thể đưa ý kiến và bất cứ ai cũng có

thể lắng nghe.

Nhưng ngay cả những người góp ý kiến hay cố vấn trên internet rồi đây có lẽ cũng trở nên thừa thãi. Thắc mắc muốn hỏi về

một vấn đề nào đó người ta có thể vào ngay trang mạng Google và đánh vào những gì mình muốn hỏi là sẽ nhận được câu

trả lời ngay sau ít giây chờ đợi. Có cả hàng tỷ lượt người ghé vào trang mạng Google để làm chuyện này mỗi ngày. Thế nên

cái tên Google nay đã biến hoá thành một động từ. Nếu có ai hỏi “Anh vừa googling gì đó?” nghĩa là “Anh vừa tìm gì trên

mạng?”

Công ty Google năm nay vừa đưa ra danh sách hàng năm về những điều được người sử dụng Google tìm kiếm nhiều nhất

trong năm. Và kết quả năm nay cũng giống như mọi năm trong suốt 15 năm qua: điều được người ta tìm nhiều nhất vẫn là về

người. Những nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất đó mỗi năm có thể thay đổi những vẫn là những nhân vật bằng xương bằng

thịt, có thể còn sống hay đã chết. Và lẽ tự nhiên, những nhân vật được tìm kiếm nhiều nhất đó thường được nhắc đền trong

những bản tin thời sự hay trong hoạt động văn hoá: ca sĩ, cầu thủ, tài tử, chính trị gia v.v…

Năm nay, giới thể thao chi phối danh sách xếp hạng của Google. Đứng đầu là anh chàng Lamar Odom, cựu cầu thủ bóng rổ,

người vừa bị cơn đột quỵ trong khi đang vừa phê thuốc vừa phê gái tại một nhà chứa gần Las Vegas. Người đứng kế là nàng

Caitlyn Jenner vừa đổi giống, đây là một cựu ngôi sao điền kinh Olympic. Tiếp đến là nàng Ronda Rousey, một nữ võ sĩ đẹp

và dữ mê hồn, vừa bị một đối thủ vô danh đánh cho tơi tả. Và người đang gây ồn ào nhất chính là ứng viên tổng thống vòng

sơ bộ Donald Trump cũng chỉ được đứng hạng tư.
Nhưng ngoài chuyện tìm thông tin về nhân vật này nhân vật nọ, người ta còn tìm thông tin về nhiều lãnh vực khác: từ những

điều nhỏ nhặt như lời của một bài hát, kiểu áo cưới trong năm cho đến chuyện thiên tai, thời tiết hoặc những điều cao hơn nữa

như văn hoá và lịch sử của một dân tộc. Như ai đó đã nói: “Con người là những con vật hiếu kỳ.” Tâm lý ai cũng thế, rất ghét

bị người khác coi thường là người không biết gì. Và đó là điều đáng quý của con người và là động lực khuyến khích người ta

vươn lên.

Nhờ có internet, từ một em học sinh tiểu học đến một giáo sư đại học, ai cũng có thể trở thành “nhà nghiên cứu” về bất kỳ

lãnh vực nào. Internet vừa là nhu cầu lại vừa là phương tiện. Thiếu mất nó, có thể nói văn minh nhân loại vừa đi lùi một bước.
Nhờ có internet, ta có thể hỏi về bất cứ điều gì và thường là nhận được câu trả lời đúng. Có thể ví internet như một người

thông kim bác cổ, chuyện gì cũng biết. Một người như thế ta thường tôn lên thành bậc thầy.

Vậy ta có thể gọi internet là “ông thầy” internet hay không? Có thể lắm chứ! Internet chỉ dạy cho chúng ta nhiều thứ. Nhưng

hãy nhớ điều này: trước hết và trên hết, chính con người đã tạo ra internet.
Internet là thầy, nhưng con ngưòi mới là chúa tể.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.