logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 09:28:44(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 2015 đến ngày 6 tháng 01 năm 2016. Photo by Huỳnh Công Thuận

Cuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.

Những mảnh đời rách nát
Năm 1999, tại Pháp, tuyển tập góp nhặt những bài viết ngắn do các thương phế binh trong nước gởi ra, được nhà báo Nguyển Văn Huy và bác sĩ Phan Minh Hiển biên soạn lại dưới tựa đề Những Mảnh Đời Rách Nát, là tiếng chuông vang đầu tiên về cuộc đời khốn khổ của thương binh miền Nam ngay sau 30 tháng Tư 75. Dần dà, khi cuộc sống ổn định, những cựu quân nhân và những người dân Việt thoát ra bến bờ tự do bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước.

Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa rất cần được giúp đỡ vì họ là những người bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử và không được hưởng một chế độ phúc lợi nào, là khẳng định của hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì:

“Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp. Nhà nước không có sự nhân đạo đối với anh em.”
Khi mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đưa ra phóng sự này, thì cũng là lúc chương trình Tri Ân Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn bước sang ngày thứ tư:

“Tôi là Lê Hoàng Ngọc Sinh, bị cụt chân phải lên tới đùi. Anh em tụi tôi giờ đây có làm gì được, vợ phải đi bán phụ, hai vợ chồng già mà thôi.
UserPostedImage
Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 2015 đến ngày 6 tháng 01 năm 2016. Photo by Huỳnh Công Thuận.


Tôi là Phan Thế Hùng, bị thương vô đùi phải, ở trên Bến Cát, Bình Dương lận, đang ngồi ở Dòng Chúa Cứu Thế. Thương phế binh qui tụ về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế này đông lắm. Không thể nào diễn tả hết cảm xúc của tụi tôi được, hoàn cảnh ở Việt Nam tất nhiên rất khó khăn, từ 75 đến giờ hiện tại tôi vẫn đi làm mướn và đang ở nhà thuê nữa . Con nó làm chỉ đủăn ăn làm sao nó giúp cho mình được. Khi được một khoản tiền dù không nhiều nhưng cũng đỡ đần được 10 ngày hoặc nửa tháng thì rất là quí tấm lòng, tấm chân tình hải ngoại gởi về để giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Chúng tôi chân thành cám ơn.

Tôi là Nguyễn Văn Vinh, bị cụt chân phải và vết thương bên cẳng trái nữa, giờ đang ở Dòng Chúa Cứu Thế, nói chuyện với anh em bạn già cũng là linh ngày xưa đây. Ngồi để 2 giờ là lãnh quà, lần trước thì Dòng Chúa Cứu Thế đã giúp đỗ cho một cái xe lắc để đi bán vé số, nay được Dòng Chúa Cứu Thế báo tin c1o quà vậy thì cũng rất mừng, phấn khởi lắm, cũng có được xoay sở qua ngày.”

Đây là dịp tri ân bắt đầu từ ngày 28 tháng Mười Hai, đến ngày 6 tháng Giêng 2016, mỗi ngày tặng quà ủy lạo cho hai trăm hoặc hơn hai trăm thương phế binh khắp nơi đổ về. Linh mục Đinh Hữu Thoại, một trong những người tích cực tổ chức ngày Trai Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế:

“Cái này là tất cả sự đóng góp của những người hảo tâm, Công Giáo cũng như không Công Giáo, trong cũng như ngoài nước. Thậm chí một người nước ngoài, có vợ là Việt Nam, biết chương trình này và chính ông về Việt Nam giúp, Chúng tôi chỉ có điều kiện tổ chức chứ không có tiền.”


Tưởng cần nhắc trước khi chương trình Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế từ 2013, thì mấy năm trước đã có những cuộc ủy lạo tại chùa Liên Trì. Lời hòa thượng Thích Không Tánh:

“Ngay từ những năm xưa, trước khi mời anh em về chùa Liên Trì để phát quà thì tôi có ra ngoài Quảng Trị, vùng xa xôi mà tôi đi cứu trợ bão lụt đó. Ra ngoài đó nhiều anh em thương phế binh họ khổ quá họ cũng đến xin cứu trợ. Bấy giờ tôi đặc biệt dành riêng một số để cứu trợ anh em ở Quảng trị với Thừa Thiên.

UserPostedImage
Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn từ ngày 28 tháng 12 năm 2015 đến ngày 6 tháng 01 năm 2016. Photo by Huỳnh Công Thuận.

Sau đó, khi có một số ân nhân giúp đỡ thì tôi dùng cái quĩ cho bão lụt là tôi giúp hết cho thương phế binh. Tiếp đến, nhờ một số mạnh thường quân khác thì tôi mời về chùa Liên Trì, lúc đó giúp khoảng chừng hai ba trăm anh em ở vùng Sài Gòn. Sau đó cũng giúp cho anh em một số các vùng phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh miền Tây nữa. Sau thì số anh em thương phế binh họ đông quá, cũng nhờ bác sĩ Phan Minh Hiển bên Pháp yểm trợ về thì chúng tôi cố gắng làm nhưng gặp rất nhiều khó khăn.”

Tiếp lời hòa thượng Thích Không Tánh, linh mục Đinh Hữu Thoại:

“Do những khó khăn, nhất là công an họ ngăn cản không cho thương phế binh vô chùa. Lúc tổ chức thì họ xen vào giữa họ quậy phá cho nên năm 2013 thầy Thích Không Tánh mới nhờ Dòng Chúa Cứu Thế cho mượn cơ sở để tổ chức. Thành ra lần đầu tiên Dòng Chúa Cứu Thế biết đến thương phế binh là do tổ chức giùm cho thầy Không Tánh và từ đó chúng tôi mới bắt đầu làm riêng.”

3.000 thương phế binh cần giúp đỡ
Từ hơn 230 thương phế binh ghi danh tham dự lúc đầu, con số tăng dần lên thành 3.000 tính đến lúc này. Đó là lý do khiến kỳ tri ân này Dòng Chúa Cứu Thế không thể tổ chức trong một ngày với từng ấy người mà phải chia ra thành 10 ngày, mỗi ngày 2 đợt, mỗi đợt 100 người buổi sáng và 100 người buổi chiều.

Được ủy lạo và nhận quà là đa số thương binh với mức độ tàn phế cấp ba, coi như mất tay mất chân, mất sức lao động,, di chuyển khó khăn, có người bị mù, có thương binh thậm chí cần người khác theo giúp. Từ nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, nơi đang diễn ra những buổi tặng quà cho thương phế binh ăn Tết năm nay, ông Huỳnh Công Thuận, nói rằng giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là một trách nhiệm:

“Tôi, cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tình nguyện viên của chương trình Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa là chương trình đã thực hiện từ năm 2013 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Đợt này gần tới 3.000 người, trung bình một ngày 250 người, dự kiến 6 tây sẽ chấm dứt. Quà đã lo đầy đủ cho 3.000 người rồi. ngoài tiền tri ân cuối năm riêng mỗi người là một triệu đồng, chúng tôi lo cả chi phí đi đường luôn, chẳng hạn gần thì khoảng 200.000 hay 300.000, xa nhất như Quảng Trị, Đà Nẵng thì phải là 800.000 tiền xe, bảo đảm là 3.000 thương phế binh phải có đầy đủ. Anh em không đến đây vẫn có phần quà gởi tới nơi, anh em bị công an làm khó dễ chận đi không được hoặc binh hoạn đau yếu đi không được ở đây vẫn lo chu toàn cái chuyện đó.

Có rất nhiều trở ngại khó khăn từ nhiều phía, nhất là phía chính quyền, ngày giờ đến thì công an không cho đi, bắt làm cam kết này nọ, trong khi anh em mình đã bốn mươi mấy năm rồi, tàn tật, đui, què mù... còn gì đâu mà làm khó dễ! Chương trình của Dòng Chúa Cứu Thế chỉ dành cho thương phế binh loại năng, chứ còn loại nhẹ như loại một loại hai thì không thể lo nỗi hết.”

Khó khăn từ nhiều phía cũng là lý do mà Dòng Chúa Cứu Thế phải chia ra thành 10 ngày để tổ chức buổi tri ân năm nay thay vì một ngày như trước:

“Nói về thương phế binh người ta đã cụt chân cụt tay mà vẫn bắt đi học tập, đi lao động rồi phải đi kinh tế mới. Một mình đã không sống được mà cả con cái cũng không đi làm việc được. Nhà nước cộng sản không công nhận những người có lý lịch dính tới Việt Nam Cộng Hòa.

Tháng Bảy năm 2013 danh sách đầu tiên là không tới 200 người. Lúc mình thông báo thì số người nghe và tới trong ngày đó là 250. Tới ngày 28 thang Tư năm 2014 thì con số vượt lên gần 600 người, đó là lần thứ hai.”

Sang đến năm 2014 Dòng Chúa Cứu Thế xúc tiến nhiều chương trình cứu trợ khác ngoài sự trợ giúp vật chất cho thương binh:

“Chẳng hạn tổ chức khám bịnh cho anh em, danh sách mỗi đợt từ 150 đến 200 người. Nếu anh em có bịnh ở đây tiếp tục đồng hành, nghĩa là trợ giúp tới lành luôn. Từ bịnh mắt tới cấp kiến, bịnh tin bịnh phổi, đo huyết áp do bác sĩ chỉ định, liên tục khám một lần 150 tới 200 người.”

Sau 6 đợt khám sức khỏe, đến lần thứ 7 hồi tháng Bảy 2015 với danh sách 152 người, phải hoãn lại vì một lý do ngoài ý muốn. Để có thể tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho các thương phế binh, các linh mục thuộc Phòng Công Lý Hòa Bình trong Dòng Chúa Cứu Thế như linh mục Thoại, linh mục Thanh cũng như các tình nguyện viên như ông Huỳnh Công Thuận phải thay đổi lịch trình làm việc:

“Thay vì một lần 150 người như vậy thì phòng Công Lý và Hòa Bình lo việc thương phế binh tổ chức một tuần khoảng 20, 30 người, cuối cùng một tuần 50 người. Cứ liên tục mỗi tuần thành ra con số anh em được khám bịnh cũng vượt trên 2.000 người rồi.”

Đó là chưa nói đến những chương trình trợ giúp khác của Dòng Chúa Cứu Thế như xe lăn, xe lắc, nạng hay gậy cho người bị thương tật. Tất cả những chương trình này, ông Huỳnh Công Thuận cho biết tiếp, gần như được nhiều sự đồng tình ủng hộ của người bên Lương cũng như người bên Giáo ở trong và ở ngoài nước:

“Chưa nói là những anh em mà nhà cửa khó khăn, nghèo quá mà không có điều kiện sinh sống, thì chúng tôi cho người đến xem xét và cất nhà, sửa nhà cho anh em nữa, là mấy chục căn nhà rồi. Tôi chỉ cùng anh em ở đây duyệt hồ sơ xem anh em đúng thật là thương phế binh hay không.”

Linh mục Phạm Trung Thành, nguyên giám tĩnh Tỉnh Giòng Dòng Chúa Cứu Thế, người hết lòng ủng hộ chương trình tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ những ngày đầu. Họ xứng đáng được tuyên dương, linh mục Phạm Trung Thành bày tỏ, vì đã hy sinh tuổi thanh xuân cũng như một phần thân thể của mình cho đất nước:

“Rất vui mừng vì có dịp để bày tỏ nhận thức của mình về anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhận thức tôn trọng, nhận thức yêu thương, nhận thức muốn nâng đỡ.

Tri ân ảnh em thương phế binh, phục hồi quyền làm người và nhân phẩm của anh em mà trong nhiều năm qua cách này cách khác đã không được tôn trọng, đã không được đối xử đúng mức của nó. Tôi hiện diện và đóng góp với anh em linh mục nhóm Công Lý Hòa Bình để nâng đỡ và chia sẻ với anh em thương phế binh.”

Được hỏi về sự kiện một nhóm dân biểu Hoa Kỳ hôm 17 tháng Mười Hai gởi thư kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam, nói rằng đây là những chiến sĩ can trường đã sát cánh chiến đấu cùng quân nhân Mỹ nhưng đáng tiếc bị lãng quên trong bóng tối khi chương trình HO được khai triển, linh mục Phạm Trung Thành trả lời rằng ông thật sự vui mừng vì sau rốt người thương binh Việt Nam Cộng Hòa được chính giới Hoa Kỳ nghĩ đến, mặt khác ông muốn trình bày ý kiến riêng trong tư cách một người gần gũi và hiểu biết tình cảnh anh em thương phế binh sau 40 năm chống chõi với đời sống nhọc nhằn:

“Có lẽ họ cũng không muốn đi nữa, tưởng tượng bây giờ họ 60, 70 tuổi rồi, mù què rồi, thân thể cũng tàn tạ đi rồi, làm sao mà hội nhập được, họ không thể hội nhập được nữa. Bây giờ có cho đi tôi nghĩ không mấy người đi. Chúng tôi có gặp nhau nói chuyện, họ bảo ‘chúng tôi sang đó làm gì bây giờ, thêm gánh nặng cho chính phủ và thêm gánh nặng cho con cháu, họ hàng, bà con bên đó’.

Nhưng mà ước vọng của họ vẫn là những đứa con đứa cháu của họ được chiếu cố, để được thụ hưởng một nền giáo dục tự do, dân chủ. Họ rất là mong điều đó. Tôi nhắc lại là tôi cảm kích trước sự lên tiếng và những nỗ lực của các vị dân biểu quan tâm chiếu cố đến những người một thời trai trẻ đã hy sinh, đã hiến dâng tuổi trẻ thân xác của mình cho đất nước.”

Được biết thư ngỏ gởi cho ngoại trưởng John Kerry có nêu rõ ý kiến của dân biểu Edward Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Mỹ, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Chris Smith, dân biểu Zoe Lofgren, dân biểu Gerald Connolly, rằng thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa hiện đang sống cảnh nghèo nàn với nhiều vấn đề sức khỏe trong lúc phải đối diện với những sự phân biệt đối xử vì quá khứ phục vụ của họ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 09:36:21(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người lính miền Bắc nghĩ gì về thương phế binh VNCH?

UserPostedImage
Ảnh minh họa chụp một sĩ quan QĐNDVN tại Hà Nội hôm 11/10/2013. AFP

Những mất mát của thân thể không thể thay thế
Sau chiến tranh người thương phế binh VNCH bị phân biệt đối xử một cách công khai bởi những người chiến thắng, tuy nhiên đối với gần như hầu hết bộ đội miền Bắc thì cái nhìn của họ đối với người từng cầm súng phía bên kia chiến tuyến không vô cảm và cục bộ như của chính quyền hiện nay.

Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 40 năm nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại trên rất nhiều phần thân thể của những người thương phế binh chế độ cũ. Vết thương trên mình có thể lành nhưng mất mát của thân thể không có gì thay thế được.

Trong những cuộc chiến giữa hai quốc gia thì thương phế binh được đất nước của mình chăm sóc kể cả khi thua cuộc nhưng trường hợp Việt Nam thì khác, cả hai phía cùng một quốc gia nên kẻ thắng cuộc cũng là người thua mặc dù chỉ một một nửa dân số, trong đó có hàng chục ngàn thương phế binh của chế độ cũ.

Những người lính này không ai có trách nhiệm tới. Họ bị chính quyền mới xem như thành phần ngụy quân ngụy quyền, và cuộc sống có khó khăn cách mấy thì cũng phải tự bươn chải chiến đấu với cuộc sống mới.

Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH mà ông gọi là khắc nghiệt như sau:

“Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”

Mới đây một bức thư chung của nhiều vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị xem xét và nhận số sĩ quan thương phế binh của VNCH sang Mỹ định cư như đã từng có chương trình HO cách đây hơn 30 năm.

Tin vui này lập tức lan rộng và niềm hy vọng cho người thương binh ở quê nhà thêm vững chắc. Nhiều người tin rằng tuy cuộc vận động nhắm vào cấp sĩ quan nhưng trong hoàn cảnh của những mất mát chung thì vết thương của họ hoàn toàn không thể phân biệt giữa người lính và chỉ huy của họ, vì vậy chương trình khi đi vào thực hiện không ai tin quốc hội Mỹ lại phân biệt những thương binh đã bỏ một phần thân thể của họ trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc mặc dù không khoác áo bộ đội nhưng ông theo sát người lính miền Bắc qua công tác phóng viên của tạp chí Văn nghệ giải phóng khu V luôn luôn trong tuyến đầu và vì vậy ông quan sát được rất nhiều trận đánh cùng các bi kịch chiến tranh mà cả hai bên chịu đựng. Ông chia sẻ với tin vui này:

“Chính sách của chính quyền Việt Nam lâu nay từ sau 75 tới nay rất tệ. Tức là họ phân biệt đối xử và họ không quan tâm tới cái quyền sống của số anh chị em thương phế binh của phía VNCH này. Cho đến lúc gần đây do những chuyển biến của cục diện, tình hình chính trị thế giới và quốc nội thì họ buộc phải có những chuyển hướng và bây giờ nghe tin chính phủ Mỹ có một chính sách như thế tôi rất mừng rất hoan nghênh.”
UserPostedImage
Một thương phế binh VNCH sau buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP PHOTO.


Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, cũng là một bộ đội của quân đội Bắc Việt cho biết:

“Khi nghe thông tin này tôi rất ủng hộ. Vừa qua tôi có tiếp xúc với anh em thương phế binh VNCH tại nhà thờ 38 Kỳ Đồng tôi đã gặp rất nhiều anh em và đã phỏng vấn họ. Trong trường hợp này nếu có chương trình như vậy thì tôi rất ủng hộ vì thực ra họ là những người lính đã chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì kết cục của cuộc chiến tranh 55-75 là một kết cục hoàn toàn bất lợi cho anh em binh sĩ VNCH và đặc biệt là những người thương phế binh. Họ không được chăm sóc từ phía chính quyền. Họ không được hưởng một điều gì cả.”

Những người xứng đáng được trả công
Chiến tranh đã qua, người thắng trận tuy không phải ai cũng chia sẻ đồng đều quyền lợi an sinh xã hội nhưng dù sao thì những thương phế binh VNCH ngày ngày ngồi một mình trong bóng tối vì không di chuyển được hay đang phải đấu tranh kiếm sống ngoài chợ đời cũng đều chung một ý tưởng bị bạc đãi vì đã cầm súng chống lại phía bên kia. Đề nghị đưa họ sang định cư ở Mỹ có lẽ sẽ làm cho nguồn hy vọng bừng cháy trở lại không phải cho chính bản thân mà là cho con cái của họ, những người xứng đáng được trả công vì đã bỏ một phần thân thể cho đất nước Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, Dòng Chúa Cứu Thế nằm tại nhà thờ đường Kỳ Đồng Saigon đã có những hoạt động từ thiện giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Mặc dù sự chia sẻ của xã hội không nhiều nhưng những gói quà ít ỏi lại chứa rất nhiều tình cảm con người với nhau, khả dĩ vơi bớt những đau đớn mà họ và gia đình gặp phải hàng ngày. Thế nhưng những tấm lòng ấy cũng bị săm soi bởi chính quyền vì họ không tin trong những gói quà ấy không chứa đựng mầm mống bất ổn cho chế độ. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kể lại:

“Tôi được biết khi anh em đi nhận quà của chương trình tri ân thương phế binh VNCH thì họ bị cản trở ở các địa phương cho nên họ rất thiệt thòi và tôi đã tiếp xúc rất nhiều với họ rồi. Chương trình này diễn ra trong 10 ngày mỗi ngày có thể tặng quà cho 200 tới 300 người thôi trong khi đó thì danh sách rất nhiều người. Tôi đã thấy những hoàn cảnh mà vợ đưa chồng đi, những người thương phế binh cụt chân cụt tay…

Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như vậy. Tôi là một người lính trong quân đội Bắc Việt trước tình cảnh ấy thì tôi cũng phải nói là rất xúc động, xúc động vô cùng.”

Đại tá Phạm Xuân Phương nhận xét về đề nghị cho chương trình định cư của anh em thương phế binh VNCH:

“Tôi cho rằng nếu nhà nước không đảm đương nỗi thì để cho họ đi là tốt chứ có gì đâu.”

Tất cả hy vọng vẫn còn phía trước và không người Việt Nam nào đành lòng nói không với đồng bào mình nhất là khi họ đáng được có đời sống không chật vật như hôm nay bởi những gì họ đã cống hiến từ chính thân thể của họ.
Theo RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 09:39:02(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu

UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP photo

Tiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.

Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:

“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.”

Năm 1990, chương trình H.O cho các tù nhân chính trị phải chịu cảnh tù đày sau biến cố 30 tháng 4 đã mở ra một chương lịch sử lớn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với gần 300 ngàn sĩ quan viên chức chế độ cũ cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn là sức người có hạn. Vẫn còn rất nhiều những người lính sau khi kết thúc chiến tranh, dù là sĩ quan nhưng là thương phế binh nên họ không đi “học tập cải tạo”, không ở tù, và như thế, họ không đáp ứng được yêu cầu của dự luật H.O năm đó.

Từ tiếng kêu gọi của một người bạn bên kia bờ đại dương

40 năm sau, những phận đời lính oai hùng ngày nào, giờ đang trải qua những tháng ngày nhọc nhằn với một cơ thể không còn lành lặn. Không những khó khăn trong cuộc sống, con, cháu của họ cũng phải đối diện với những đối xử bất công trong xã hội. Họ chia sẻ nỗi niềm với những đồng đội cũ, những người may mắn hơn trong chương trình H.O hơn 20 năm trước. Và điều này đã làm cho nhạc sĩ Trúc Hồ cùng với nhóm những người H.O (Hội thương phế binh, cô nhi quả phụ do nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn sáng lập từ năm 1992 đến nay) nghĩ về việc vận động cho một chương trình tái định cư:

“Đây là tấm lòng thành thật của người Việt Nam ở hải ngoại từ tiếng kêu gọi của một người bạn ở bên kia bờ đại dương, là một thương phế binh sĩ quan gọi cho một người sĩ quan bên Hoa Kỳ, nói rằng có cách nào giúp cho họ đi không. Họ cũng là sĩ quan, gãy tay, gãy chân. Bây giờ con của họ bị đì, cháu của họ bị đì.”

Theo lời Bà Hạnh Nhơn, sau khi nhận được lời đề nghị từ nhạc sĩ Trúc Hồ, dân biểu Alan Lowenthal đã kêu gọi những dân biểu khác cùng đưa vấn đề này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Về phía nhạc sĩ Trúc Hồ thì ông cho biết mình đã tìm gặp ông John McCain, một trong hai tác giả của dự luật H.O để vận động mở lại chương trình tái định cư cho thương phế binh VNCH:

“Tôi gặp ông Alan, rồi đến ông Ed Royce, rồi đến ông John McCain. Tất cả những người dân biểu tôi gặp đều chỉ về ông John McCain hết, tác giả của đạo luât H.O. Tôi đã vận động ông McCain hai lần rồi, và sẽ tiếp tục vận động trong mùa bầu cử này.”

Chương trình được vận động từ hơn một năm nay. Cho đến ngày 17 tháng 12 vừa qua, năm vị Dân biểu Hoa Kỳ gồm các Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Christopher Smith, Dân biểu Gerald Connolly và Dân biểu Zoe Lofgren đã kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét về việc có thể dùng các luật lệ hiện hành để tái định cư các Cựu quân nhân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn sót lại tại Việt Nam.

Cho đến ‘Chương trình H.O nối tiếp’

Như lời Bà Hạnh Nhơn đã cho biết, Hội H.O Cứu trợ Thương phế binh VNCH đã gửi 580 bộ hồ sơ của cựu sĩ quan thương phế binh để chờ xem xét cho chương trình tái định cư. Nói về lý do vì sao đối tượng của các bộ hồ sơ chỉ là sĩ quan, cả nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn đều cho biết bởi vì chương trình mà họ vận động là một chương trình nối tiếp cho dự luật H.O đã có sẵn vào năm 1990. Thời gian để dự luật H.O được thực thi năm 1990 là phải trải qua 7 ,8 năm thương thảo, thay đổi rất nhiều điều lệ. Chính vì thế, theo Bà Hạnh Nhơn, không ai dám chắc rằng sẽ không phải chờ đến 7 hoặc 8 năm để làm hết tất cả hồ sơ cho các thương phế binh còn lại ở Việt Nam:

“Chúng tôi không phải là phân biệt đối xử mà không lo cho anh em hạ sĩ quan, binh sĩ. Mà tại vì có chương trình H.O có sẵn, và trước đây chính phủ Hoa Kỳ đã cho chương trình H.O để sĩ quan qua đây trước chứ không có chương trình cho hạ sĩ quan, binh sĩ. Cái đó là do quyết định ở trên, chúng tôi không rõ. Bây giờ chúng tôi chỉ cho sĩ quan với cái số ít như vậy để cho người ta mở chương trình H.O đã có sẵn thì dễ hơn là mở ra 1 chương trình khác. chúng tôi xin hé mở chương trình H.O nối tiếp cho số sĩ quan thương phế binh qua trước cái đã rồi mình sẽ tính về sau.”

Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng chia sẽ những ý tưởng của ông trong bước đầu của cuộc vận động này:

“Chúng tôi có nói với thượng nghị sĩ Việt Nam mình là bà Janet Nguyễn giúp một tay. Ý tưởng ban đầu là dựa vào dự luật H.O có sẵn. Mình chỉ muốn mở rộng thêm cái dự luật H.O thôi vì hồ sơ của thương phế binh, mà sĩ quan thì H.O đã có sẵn. Mình làm sao để người ta cộng thêm một số người mà dự luật này bỏ quên là những người sĩ quan mà thương phế binh. Những dân biểu mình gặp thì họ đã lên tiếng. Bà Janet Nguyễn thì lại muốn hết tất cả thương phế binh.”

Chưa có quyết định cụ thể
Cho đến thời điểm hiện tại thì chương trình này vẫn còn đang trong quá trình xem xét, chưa có một quyết định cụ thể nào từ phía Hoa Kỳ. Và theo như lời Bà Hạnh Nhơn cho biết, mặc dù lá thư của các vị dân biểu đã được gửi ra, nhưng thật sự đây chỉ là một sự khởi đầu:

“Hiện tại chưa có một quyết định nào hết. Chưa đưa ra bàn cãi gì hết. Chúng tôi rất dè dặt phổ biến, vì nếu đưa ra mà không được chấp thuận thì tội cho anh em ở Việt Nam người ta hy vọng quá. Cho nên chúng tôi vẫn âm thầm.”

Chính nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nói rằng con đường phía trước còn rất dài, vì tất cả những gì mà ông và hội H.O cũng như chính lá thư của các vị dân biểu đều đang ở thời kỳ vận động cho việc mở lại chương trình tái định cư:

“Đây là những gì đang trong thời gian vận động, chưa có gì thật hết. Những người lính trong nước đừng nghe lời ai mà đưa tiền làm hồ sơ. Hiện giờ còn nằm trong vận động và những người dân biểu lên tiếng ủng hộ thôi.”

Bà Hạnh Nhơn bày tỏ sự lo lắng trước những thông tin không chính xác sẽ làm cho số người thương phế binh VNCH ở Việt Nam hy vọng trong khi tất cả vẫn còn là bước khởi đầu:

“Hiện tại chưa có quyết định gì hết. mà bên này cứ tin đồn về Việt Nam làm rất tội cho anh em. Họ cứ tưởng là đã quyết định rồi, được rồi. Rồi có những dịch vụ đưa ra để làm giúp hồ với giá rẻ làm cho anh em rất tội nghiệp. Họ đang bình an, đang chấp nhận cuộc sống. Chúng tôi trấn an anh em là khi nào chính phủ Hoa Kỳ quyết định thì sẽ phổ biến rộng rãi, khi đó mới biết được chắc chắn.”
UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015

Vạn sự khởi đầu nan. 40 năm là một đoạn đường dài cho một cuộc đời, đối với những người lính thương phế binh VNCH năm xưa sẽ còn vô tận và gian nan hơn nhiều nữa. Cho dù tất cả chỉ là bước khởi đầu, nhưng chúng ta hãy cùng cầu chúc cho niềm hy vọng của những người lính ấy mau chóng thành hiện thực.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.