logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 08:07:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bò có nhiều loại, ngoài bò rừng, bò tót, bò xám… sống từng đàn trên rừng núi… còn có bò nhà (bò thịt). Bò nhà là loài động vật gắn liền với cuộc sống của con người. Nghề nuôi bò ngày nay chiếm hàng tỷ Mỹ kim trên toàn cầu. Ngoài cung cấp thịt, bò còn cung cấp sữa để bồi dưỡng sức khỏe và da để chế tạo đồ dùng. Một số quốc gia trên thế giới còn dùng bò vào công việc đồng áng hay vận chuyển…
Ấn Độ và một số ít quốc gia khác, bò được coi là linh vật để thờ cúng… 80% trên 1,3 tỷ dân số Ấn Độ là người theo Ấn Độ giáo thờ thần bò, không được phép ăn thịt. Từ ngày Đảng Nhân dân Ấn Độ (Bharatiya Janata Party – BJP) giành được thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2014, ông Narendra Modi, một tín đồ ngoan đạo của Ấn Độ giáo được cử làm Thủ tướng, ra lệnh cấm ăn và buôn bán thịt bò. Tuy nhiên… ngoài 80% dân số Ấn Độ không ăn thịt bò, nhưng lại uống sữa, 20% số dân còn lại vẫn ăn thịt bò, nên đã xảy ra những xung đột giữa tín đồ Ấn Độ giáo không ăn thịt bò cùng tín đồ Hồi giáo ăn thịt bò. Thậm chí còn xảy ra ẩu đả giữa các ông nghị không ăn thịt bò và các ông nghị ăn thịt bò ngay trong nghị trường.

Nghị trường rối loạn &xung đột tôn giáo vì thịt bò
Ngày 08/10/2015, Nghị viện bang Jammu – Kashmir, cực bắc Ấn Độ, nằm trên vùng núi Hymalaya (Hy mã lạp sơn), vừa khai mạc cuộc họp, các nghị sĩ Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) hùa nhau phê phán ông Rashid Ahmed, nghĩ sĩ đảng đối lập, một tín đồ theo đạo Hồi.

Đoạn video phát trên truyền hình cho thấy, ông nghị Rashid Ahmed bị một số nghị viên phỉ báng về chuyện dùng thịt bò chiêu đãi khách trong một bữa tiệc gia đình. Do quá tức giận. ông Ahmed đánh trả lại một người. Một số nghị sĩ khác cố gắng can ngăn không cho vụ ẩu đả xảy ra. Sau đó ông Ahmed được các nghị sĩ đảng đối lập giải cứu, đưa ra khỏi nghị trường.

Khi trả lời phỏng vấn của ký giả, nghị sĩ Ahmed cho hay, ông chiêu đãi thịt bò trong bữa tiệc gia đình để phản đối lệnh cấm ăn thịt bò trên toàn bang Jammu – Kashmir.
Từ ngày BJP lên cầm quyền, chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm mổ và buôn bán thịt bò ở các bang có nhiều người Hồi giáo sinh sống, mâu thuẫn giữa các ông nghị trong nghị viện bang Jammu – Kashmir, nơi có nhiều công dân Ấn Độ theo đạo Hồi, ngày càng gia tăng.

Sau khi xảy ra ẩu đả, ông Omar Abdullah, 45 tuổi, Thống đốc bang Jammu – Kashmir, người theo Đạo Hồi Sunni (Sunni Islam) vô cùng tức giận, đã nói: “Như vậy, tôi có quyền gây sự với những người ăn thịt lợn và uống rượu!”.

Ông Nirmal Singh, Phó Văn phòng Nội các (Deputy Chief Minister) bang Jammu – Kashmir, người của BJP nói rằng, ông không đồng tình với việc các nghị sĩ ẩu đả nhau tại nghị trường, tuy nhiên, ăn thịt bò là… “một sai lầm”…

Năm vừa qua, bang này từng xảy ra nhiều vụ ẩu đả đánh chết người do chuyện ăn thịt bò gây ra:
– Đầu tháng 10/2015, một người đàn ông 50 tuổi theo đạo Hồi bị một đám đông dân trong làng đánh đập chết vì có tin đồn ông ta và những người trong gia đình ăn thịt bò trong một bữa tối.
– Một thiếu niên theo đạo Hồi bị 10 tín đồ Ấn Độ giáo bao vây đánh chết chỉ vì họ nghi ngờ chú bé ăn thịt bò. Sau khi pháp y khám xét, nạn nhân ăn thịt dê không phải ăn thịt bò.
– Một tài xế lái xe tải cũng bị một số tín đồ Ấn Độ giáo đánh chết về tội… ăn thịt bò.
Sau khi xảy ra nhiều vụ tín đồ Ấn Độ giáo đánh chết người theo đạo Hồi do nghi ngờ các nạn nhân ăn thịt bò, nhiều tín đồ Hồi giáo bang Jamu – Kashimir đã tụ tập biểu tình phản đối luật cấm ăn thịt bò do chính phủ của TTg Narendra Modi ban hành. Nhân viên các cửa hàng bãi công, nhà trường bãi khóa. Một số đông người biểu tình còn ngăn chặn đường cao tốc duy nhất nối liền thủ phủ mùa đông của bang Jammu – Kashmir là thành phố Jammu với thủ phủ mùa hè của bang này là thành phố Srinagar. Không những thể, còn xảy ra những vụ xung đột với cảnh sát, khiến cho trên 10 người bị thương. Chính phủ bang phải ra lệnh giới nghiêm.

Không riêng gì bang Jammu – Kashmir, ngay tại thủ đô Ấn Độ là New Delhi và thành phố lớn nhất Ấn Độ là Mumbai cũng ban hành luật cấm mổ thịt bò bán và cấm ăn thịt bò. Những ai vi phạm luật này có thể bị kết án 5 năm tù ngồi. Tuy nhiên, hàng trăm triệu người theo đạo Hồi đã có phản ứng mãnh liệt. Họ nói, heo là con vật sống nơi bản thỉu, đạo Hồi không cho phép ăn, chỉ có thịt bò và thịt dê là món ăn thích hợp đối với họ.

Xã hội Ấn ngày càng thay đổi,địa vị thần bò ngày càng lung lay
Đối với đa số dân Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng những người theo Ấn Độ giáo, bò mộng Nandi (bull) là “kỵ mã” của nữ thần Shiva, một trong ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo. Do đó, người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng.
Khoảng 80% trên 1,3 tỷ người Ấn Độ là tín đồ Ấn Độ giáo không ăn thịt bò. Thức ăn trong bữa ăn hàng ngày của họ là đậu, rau và thịt dê, thịt gà, thịt trâu. Tuy nhiên, muốn kiếm được những quán ăn có các món này trên đường phố Ấn Độ cũng không dễ dàng gì. Một vài nơi còn không ăn thịt gà, trứng gà cũng không ăn. Tất cả các món đều được nấu với cà ri.

Theo truyền thống văn hóa của tín đồ Ấn Độ giáo, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần. Tiếc rằng, thời thế đổi thay khá nhiều, vị thế bất khả xâm phạm của những chú bò được tôn là vật linh thiêng để thờ cúng đang bị lung lay. Những tên trộm táo tợn bắt trộm và giết thịt chúng từng ngày. Ngay trong các thành phố lớn cũng thường xuyên xảy ra chuyện trộm bò mổ thịt.

Màn đêm buông xuống, từ các ngõ ngách tối tăm tại các khu ổ chuột ở ngoại ô New Delhi, những băng nhóm trộm cắp bắt đầu hoạt động. Phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp nghèo khó nhất trong xã hội Ấn Độ. Mục tiêu hàng đầu những tên trộm này nhắm tới là những con bò già đi lang thang ngoài đường phố. Điều này nghe có vẻ phi lý, bởi ở Ấn Độ, từ ngàn năm nay, bò luôn được coi là “linh vật”, được thờ cúng như những vị thần. Tuy nhiên… sự thực đang thay đổi đến phũ phàng. Những “linh vật” này đang là nạn nhân của tệ nạn bắt và giết thịt trộm. Cảnh sát New Delhi nhiều lần mở chiến dịch truy quét, cho người thâm nhập vào các băng nhóm trộm bò. Hàng ngàn tên trộm bị bắt giữ, nhưng giới chức thành phố vẫn thừa nhận là chưa thể chấm dứt được tình trạng tồi tệ này.

Nỗ lực ngăn chặn của cảnh sát dường như không mấy hiệu quả trước những hành động của bọn trộm. Chúng dùng cả xe tải (tự mua bằng tiền thu được từ trộm bò hoặc đi thuê) khi “hành nghề”. Khi nhìn thấy một chú “bò lang thang”, bọn trộm dừng xe lại, dắt bò lên thùng xe rồi tiếp tục chuyến “săn đêm”. Khi gặp cảnh sát, bọn trộm đẩy những chú bò này từ thùng xe xuống đường làm vật cản đường, rồi tìm đường tẩu thoát.
Số tiền quá lớn từ những con bò trộm được là động cơ khiến chúng bất chấp giá trị truyền thống của dân tộc và những vụ truy quét gắt gao của cảnh sát. Trung bình, mỗi con bò trộm được các chủ lò mổ bất hợp pháp mua lại với giá khoảng 5.000 rupee (tương đương 94 Mỹ kim). Mỗi đêm, với một xe tải, chúng bắt được khoảng 10 con bò, tính ra số tiền kiếm được khoảng hơn 900 đô Mỹ.

Tại đất nước hơn 800 triệu người sống dưới mức 2 Mỹ kim một ngày, mức thu nhập hơn 900 Mỹ kim một đêm là sức cám dỗ không thể cưỡng lại được. Khi bị bắt, hối lộ cảnh sát không xong, những tên trộm bò chỉ phải ngồi tù từ 10 đến 15 ngày. Ra khỏi nhà tù, bọn chúng lại tiếp tục “hành nghề”. Ngay cả những con bò đang được nuôi trong các trang trại, bọn trộm cũng không bỏ qua.

Song song với sự lộng hành của các băng nhóm trộm bò là những thay đổi sâu sắc ngoài xã hội. Loại thịt bò trộm lò mổ lậu bán ra dần dần được chấp nhận, ngay cả cộng đồng những người theo Ấn Độ giáo cũng vậy. Mặt khác, dù thịt bò không tiêu thụ ở nội địa nhưng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ. Các chủ lò mổ bán thịt bò cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu với cái tên thật của nó, hoặc bán ra thị trường nội địa với danh nghĩa là thịt trâu xuất khẩu.
Tín đồ Ấn Độ giáo kiêng thịt bò, nhưng không kiêng thịt trâu, bởi vậy, tuyệt chiêu “treo đầu trâu bán thịt bò” vô cùng hiệu quả. Nhiều người ăn thịt bò cứ nghĩ mình đang ăn thịt trâu.

Số phận những chú bò già
Nhiều tổ chức xã hội và tín đồ Ấn Độ giáo từng lên tiếng yêu cầu Chính phủ Ấn Độ bảo vệ địa vị xã hội và tôn giáo của thần bò. Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền lập lại trật tự, những “trung tâm cứu hộ bò” đã được thành lập. Tại vùng ngoại ô thủ đô New Delhi, một “khu bảo tồn” có tên Shri Mataji Gaushala đã được lập nên và hoạt động từ vài năm nay. Với diện tích rộng khoảng 42 hecta, “khu bảo tồn” này là nơi trú ẩn của hàng ngàn chú bò được giải cứu từ các lò mổ, hoặc thu gom về khi chúng đang đi lang thang trên đường phố.

Ông Brijinder Sharma, một tín đồ Ấn Độ giáo, đồng thời là người quản lý “khu bảo tồn” cho biết, kinh phí duy trì hoạt động của khu này lên tới 5,4 triệu Mỹ kim mỗi năm. Những người tài trợ số tiền kếch sù này là các vị Ấn kiều giàu có đang định cư tại Hoa Kỳ. Ông hy vọng, trong tương lai, “khu bảo tồn” của ông nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, coi đó là hành động nhà cầm quyền tham gia vào cuộc đấu tranh giữ gìn sự tôn kính của con vật linh thiêng.

Ngoại ô New Delhi tập trung rất nhiều trang trại nuôi bò lấy sữa. Khi một con bò sữa đã “nghỉ hưu”, chúng thường bị thả đi lang thang trên đường phố hoặc đường làng. Nếu tiếp tục nuôi dưỡng chúng cho đến khi chết già, chủ trang trại sẽ phải chi một khoản phí quá lớn so với số tiền họ thu được từ con bò đó. Vì thế, số lượng bò lang thang ngày càng nhiều. những tên trộm bò càng hoạt động dữ dội. Thành lập các trại nuôi bò già là một nhu cầu cấp bách đối với tín đồ Ấn Độ giáo.
Lý Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.