logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/01/2016 lúc 09:21:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Những thương phế binh VNCH trong một buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP photo

“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi…” (tiếng hát của người thương binh bán vé số và âm thanh hỗn tạp của một bến xe buýt)

Giữa những âm thanh hỗn tạp của bến xe đò, người thương binh chỉ còn lại một chân vội vã leo lên chiếc xe khách chưa chuyển bánh. Cây ghi ta thùng cũ kỹ, lộ những vết tróc nhem nhuốc, khắc lên đó tuổi đời của thời gian. Người thương binh cất tiếng hát, bài hát “Rừng lá thấp” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Những người khách trên chuyến xe, già có, trẻ có, bỗng nhiên được vài phút giây tách mình ra hẳn tiếng la ó của bến xe, tiếng hàng rong mời gọi ổ bánh mì, cây mía ghim. Người nhìn xa xăm. Người cúi đầu yên lặng. Họ nghĩ gì, thấy gì? Không ai biết…

Chỉ biết rằng khi ngừng tiếng hát, người thương binh rút cọc vé số trong túi áo màu xanh lá đã bạc cùng năm tháng, bước những bước đi khập khiễng mời khách mua giúp. Những gương mặt quay đi, ngại ngùng… Có lẽ cuộc sống của họ cũng chẳng có phần tốt hơn.

Đó là hình ảnh quen thuộc ở những bến xe khách, hay dọc theo các bến phà xuôi về miền Tây trong những năm 80, từ ngày kết thúc cuộc chiến. Họ chính là những người lính trở về trong một cơ thể không còn lành lặn. Một phần thân thể của họ đã vĩnh viễn gửi vào mảnh đất mà họ đã hy sinh cả tuổi trẻ của mình để bảo vệ.
UserPostedImage
Những ngày chiến đấu bên nhau

Cứ thế, qua từng chuyến xe này rồi đến chuyến xe khác, bến phà này đến bến phà khác, họ hát để mưu sinh, để sống lại một thời binh lửa oai hùng. Phải, họ hát để sống lại, chứ không phải nhắc lại. Vì, nhắc cho ai nghe đây? Nói cho ai nghe đây?

Có người nhạc sĩ, đã hỏi giùm những người lính ấy, đó là cố nhạc sĩ Phạm Duy. Ông thay họ hỏi cuộc đời rằng có ai nhớ người thương binh?

“Một chiều, một chiều trên quãng đường xa

Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này

Chàng về nay đã cụt tay

Chàng về, chàng về nay đã cụt tay

Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù

Từ ngày chinh chiến mùa thu

Người quê còn nhớ người chăng

Vì vào chốn tử sinh

Chiến trường quên, quên mình

Người về có nhớ thương binh…” (Nỗi nhớ người thương binh)

Chiến tranh chấm dứt, người thương binh về lại quê xưa. Mảnh đất quê hương còn đó, nhưng cha anh không còn nữa, mẹ anh đã già, và một phần thân thể của anh cũng đã gửi lại nơi chiến trường năm đó.

“Rồi mai anh trở về Cha anh không còn nữa

Mẹ anh bây giờ đã già

Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh

Xa rồi một trái Nam trần

Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân.


Chiều nay có người thương binh

Đi về với bàn tay năm ngón như đi về với cuộc chiến chinh

Anh mất đi bàn tay nhưng còn quê hương yên lành

Một ngón tay dâng một cụm ngũ hành.


Niềm vui chờ đón tương lai

Thư gửi cho người yêu viết bằng tay trái không ngay

Tình mình mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương

Ôi năm cụm núi quê hương…!!!!” (Năm cụm núi quê hương)

Đó là Cuộc đời của người lính trở thành thương binh sau cuộc chiến trong ca khúc Năm cụm núi quê hương, sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ vẫn còn một trời hy vọng và niềm tin về một tình yêu đang chờ anh nơi quê hương có ngọn núi Ngũ Hành.
Không phải chỉ khi cuộc chiến đã tàn thì người lính mới trở về trong một hình hài không còn nguyên vẹn. Chiến tranh khắc nghiệt có thể lấy đi cuộc sống của người ta bất cứ giờ phút nào, bất cứ chiến tuyến nào. Mà đã là lính, thì có gì ngậm ngùi hơn khi phải giã từ đồng đội, giã từ lý tưởng để quay về trên đôi nạng gỗ, dang dở cuộc đời cho cả người mình yêu. Khi đó, tiếng súng nơi chiến trường có lẽ không đáng sợ bằng phải nhìn người yêu bằng ánh mắt chưa quen. Chỉ có thể là Phạm Duy mới cảm nhận được ánh nhìn ấy trong Kỷ vật cho em vào năm 1970, khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang ở thời kỳ khốc liệt nhất.

“Em hỏi anh. Em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

Anh trở lại với kỷ vật viên đạn đồng đen

Em sang sông anh cho làm kỷ niệm

Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ

Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân.

Em ngại ngùng dạo phố mùa Xuân,

Bên nguời yêu tật nguyền chai đá.


Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về

Anh trở về nhìn nhau xa lạ

Anhh trở về dang dở đời em

Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen

Cố quên đi một lần trăn trối... Em ơi!

Em hỏi anh em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.....” (Kỷ vật cho em)

Khi trang lịch sử của cuộc chiến mỗi ngày một dày thêm, thì phận đời của những người thương binh trở về từ Khe Xanh, từ Đồng Xoài, từ những vùng chiến thuật càng thêm cơ cực. Ngày xưa họ là đồng đội. Giờ đây, họ là… “đồng nghiệp”. Cát Linh xin mượn một đoạn trích trong bài tạp ghi của tác giả Nguyễn Mạnh Trinh để nói lên cái xót xa của hai từ “đồng nghiệp”:

“Trên một chuyến xe, có hai người lính cũ, một mù một què, dắt díu nhau đi hát để kiếm miếng ăn độ nhật. Người què thì dẫn đường cho người mù không có mắt để đi lần theo từng hàng ghế. Họ mặc bộ quần áo trận đã rách te tua bạc phếch nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó hình ảnh của người lính thời xưa. Trên tay người lính mù là chiếc dàn mandoline cũ kỹ và anh hát những bản nhạc lính của cuộc chiến ngày cũ đã tàn nhưng còn nhiều hậu quả nhức nhối. Khi hát tôi thấy dường như trong đôi mắt đen đục của người lính mù có chút nước mắt.”

Nếu trong cuộc sống, người ta hay trả cho nhau cái nợ ân tình, thì với những người lính ấy, họ trả cho nhau nợ vào sinh ra tử. Đây là cái nợ oai hùng và mãnh liệt nhất trong cuộc đời của mỗi người lính trận. Cũng trên mảnh đất này, ngày xưa họ chiến đấu bên nhau, những đêm đạn pháo, tao mày vào sinh ra tử, thì ngày nay, tao, mày dựa vai nhau mà sống.

“Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối

Để mai này biết có gặp nữa không

nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng

Tao bươn chải đời long đong vô định


Ngồi xuống đây giữa tâm tình người lính

Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian

Tao với mày từng vượt những gian nan

Đã sống chết – lầm than – và tủi nhục


Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút

Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao

Giữa Cổ Thành tiếng quân dậy lao xao

Tao gục xuống và mầy lao ra cứu…”(Tao đút mày lần cuối)

Trong suốt 40 năm qua, những hình ảnh nương tựa nhau đó tiếp tục trôi dạt từ nơi này đến nơi khác. Ngày xưa là anh thương binh với đôi nạng gỗ, giờ đây, khi tuổi trẻ đã trôi qua cùng lý tưởng, họ “ngồi” trên cái ghế gỗ đã mòn nát bốn chân, với cơ thể ngắn hơn cả cái gậy dò đường, để tiếp tục cảnh đời mưu sinh.

Trong đêm mưa tầm tã, nơi góc đường vắng nào đó của Sài Gòn, có một người lính già, co cụm bên ngọn đèn đường, tấm vé số nhàu nát, đôi mắt mờ đục, nhớ về một rừng lá thấp, về chiều xanh ra nơi sa trường.

“Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú

Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ

Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ

Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi


Thôi mầy ạ! Đời chúng mình gió bụi

Chết ngang tàng trong ngày tháng Tư Đen

Tao với mày chinh chiến đã thành quen

Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách


Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch

Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng

Tao với mầy có dòng máu chảy chung

Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.108 giây.