logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/01/2016 lúc 09:02:04(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nguyễn Việt Hải cầm biển đi xin việc và sau đó bị một trang tin trong nước tìm hiểu và cho là 'có bệnh tâm thần'

Một nam thanh niên quỳ gối trước cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ở Hà Nội hôm 5/1 để xin việc làm.

Tấm bảng ghi nội dung "Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội xin làm ơn hãy cho tôi có việc làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi."

Đây không phải lần đầu tiên có người trẻ Việt Nam cầm biển để xin việc làm.

Trước đó, ngày 17/8, tại Hà Nội, một nam thanh niên tên Phùng Đức Ninh cũng cầm tấm bảng lớn, đứng xin việc giữa đường với dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi."

Hình ảnh của cả hai thanh niên đều nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội. Ngoài sự hiếu kỳ, rõ ràng người trẻ Việt Nam có quan tâm đặc biệt với chuyện tìm việc làm mà họ sẽ phải đối mặt khi rời ghế nhà trường.

Trả lời BBC Tiếng Việt, tiến sỹ Trương Văn Vỹ - Ngành Xã hội học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM) nói: "Người trẻ họ rất cần công việc để tự khẳng định mình. Có thể họ đã đi bằng nhiều cách để tìm kiếm việc làm cho mình, nhưng đều khó khăn nên tìm một cách rất khác người nhưng rất chính đáng, đó là đeo bảng để xin việc làm như vậy".

Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ hành vi này. Những thanh niên “cầm bảng” đi xin việc, nhiều người đã bị chỉ trích trên mạng xã hội và cả báo chí.

Ông Vỹ cho biết: “Chắc ít nhiều các em cũng có áp lực và phải chuẩn bị tinh thần cho những áp lực đó vì những cách xin việc làm như vậy khác xa từ trước đến giờ. Họ cũng phải đối đầu với dư luận từ xã hội. Nhưng tôi nghĩ chắc họ cũng đã chuẩn bị cho những đối đầu này rồi”.

Học cao cũng thất nghiệp
Thất nghiệp không chỉ là vấn đề với người lao động phổ thông, truyền thông trong nước cũng thường mô tả những trường hợp điển hình người có học vị cao thạc sĩ, cử nhân nhưng thất nghiệp.

Một con số từ Tổng cục Thống kê trong Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý Ba 2015 cho thấy có 225.500 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp tại Việt Nam. Thất nghiệp được coi như một “ám ảnh của người trẻ”.

Ông Vỹ nói: "Công việc là nhu cầu chính đáng, có việc mới có tiền để nuôi sống bản thân. Tôi cho đó là hành vi tích cực. Xin việc làm để tự nuôi bản thân mình. Các bạn đang ra đường cầm biển xin việc có lẽ đã nhận thức được không có việc làm có thể dẫn đến những hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội".

Tuy nhiên, khi chia sẻ với BBC Tiếng Việt về ‎ những mong đợi của người trẻ với việc làm, bà Huyền Tôn Nữ Cát Tường – Giám đốc điều hành Viet Seeds – một quỹ hỗ trợ và đào tạo cho sinh viên khó khăn, lại nói: "Khi chúng tôi tìm đến các em học sinh cấp Ba vừa tốt nghiệp. Mục đích của các bạn muốn học đại học, khoảng một đến hai năm mới nghĩ đến việc phải có việc làm tốt để hỗ trợ gia đình, rất ít các bạn nghĩ về việc làm từ sớm."
Bà Cát Tường cũng mô tả tình trạng của nhiều người trẻ trước nghề nghiệp tương lai: "Các bạn loay hoay khi đi tìm chương trình thực tập sinh, không kiếm được ngành đúng chuyên môn, không biết mình muốn gì, không biết cái gì là thế mạnh của mình" và “thiếu kỹ năng cần cho môi trường làm việc”.

Nhiều sinh viên cần phải được “cầm tay chỉ việc” đến cả việc viết CV để bắt đầu tìm việc làm cho bản thân.

"Tôi không nghĩ hành động xin việc là kém, nhưng việc đeo bảng như vậy là rất mới lạ ở Việt Nam. Mà mới lạ thì không phải được tất cả ủng hộ, dẫn đến ý kiến phản đối. Còn tôi cho đó là một khía cạnh tích cực.” – ông Vỹ nói.

Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.