logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/04/2013 lúc 08:53:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?

UserPostedImage
Đền Hùng là thánh tích của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay
Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.

Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.

Bị yểm 600 năm

Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.

Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.

Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.

Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.

Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.

Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên kế hoạch thực hiện.

Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến tâm lý e ngại.
UserPostedImage
Mặt trước của phiến đá bùa là trận đồ bát quái cùng với thần chú Mật tông
Ý nghĩa gì?

Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa trấn này như sau:

Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng lượng của tinh tú trời đất’.

Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.

Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.

Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.

Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.

“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,” ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết’.

Ký ức dân gian

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.

Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.

“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.

“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.

“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”

Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.
UserPostedImage
Đạo bùa này được cho là trấn bùa xấu và giúp vận nước hưng thịnh
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.

Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.

“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”

“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông nói.

Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng 10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.

Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem ra một hội thảo khoa học’
Source: BBC

Sửa bởi người viết 23/04/2013 lúc 05:20:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 17/04/2013 lúc 08:57:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phương Bắc từng yểm bùa nước Nam?

Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.

Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.

“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.

“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.

“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”

Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.

Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.

Source: BBC
song  
#3 Đã gửi : 23/04/2013 lúc 05:11:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
CÁN BỘ NHÀ NƯỚC TUYÊN BỐ VẪN CHƯA THỂ DỜI HÒN ĐÁ LẠ RA KHỎI ĐỀN HÙNG
UserPostedImage
Tin Phú Thọ - Như tin SB-TN đã loan về việc một hòn đá lạ được đặt tại Đền Hùng ở Phú Thọ mà nhiều người cho rằng đây là bùa trấn yểm của Trung cộng, cho đến nay mọi người đang chờ xem kết luận của cán bộ nhà nước về việc này như thế nào. Bản tin báo chí vào sáng nay cho biết hòn đá lạ vẫn chưa thể di dời, mà sẽ tổ chức hội thảo để làm sáng tỏ mọi việc. Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Hùng trả lời báo chí là hòn đá nói trên không phải lạ mà đã được đặt trong đền từ năm 2009, đến nay đã trên 3 năm. Hòn đá không phải do người nước ngoài đặt mà do những người có trách nhiệm với khu di tích thời điểm đó quyết định.

Thế nhưng ông này lại không giải thích được là người có trách nhiệm là ai và hòn đá là gì, mà chỉ nói tỉnh sẽ tổ chức cuộc hội thảo, mời các nhà nghiên cứu Hán Nôm, chuyên gia, nhà lịch sử và Cục Di sản cùng đánh giá về hòn đá này. Cán bộ nhà nước còn khẳng định là khi đặt viên đá này thì người cung tiến và người đặt đều mong muốn những sự tốt đẹp cho đất nước, cho nhân dân, cho dù vẫn không hiểu rõ ý nghĩa của hòn đá là như thế nào. Một số cán bộ nhà nước thì cho rằng hòn đá là bùa cát, bùa lành, phản lại bùa yểm của quân Nguyên Mông đã được phát hiện khi hạ giải đền Thượng.

Chi tiết này cho thấy trước đó Trung cộng đã đưa người đến yểm bùa tại đền Hùng trong nhiều năm, bùa này được yểm giữa đền Thượng, thần chú trên tờ giấy viết bằng chữ của vùng cao nguyên Ấn Độ Tây Tạng. Sau khi bùa này được gỡ đi, thì nay đến phiên hòn đá lạ được đưa về Đền Hùng từ năm 2009 cho đến nay. Điều đáng nói là những nhà nghiên cứu nghi ngờ hòn đá lạ này có những ý nghĩa khác, nên đã đề nghị di dời ngay lập tức hòn đá ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này, nhưng nhà nước Cộng sản Việt Nam đã từ chối thực hiện việc này.
SBTN
song  
#4 Đã gửi : 23/04/2013 lúc 05:27:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ “hòn đá lạ” ở Đền Hùng : quản lý bừa bãi di tích lịch sử

Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như “vụ hòn đá lạ” đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày…, thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.

Về “dịch vụ”, thì kinh tởm nhất là các khu nhà vệ sinh do người dân dựng lên hai bên đường để tranh thủ kiếm thêm trong những ngày lễ. Những khu nhà này được che chắn tạm bợ, quây bằng bạt, nilông, không có khu xả thải… trông rất mất vệ sinh và phản cảm.

Nhiều người dân còn đua nhau rải tiền ở Đền Hùng, thậm chí ném tiền vào tượng một cách vô ý thức. Theo báo chí trong nước thì việc rải tiền lẻ tại những nơi thờ cúng tín ngưỡng đang trở nên phổ biến một cách đáng báo động về ý thức văn hóa của một bộ phận người dân Việt Nam.
« Thượng bất chính, hạ tắc loạn », khi chính quyền làm không đúng thì người dân cũng làm bậy theo là lẽ đương đương nhiên. Nói như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, những người quản lý những khu di tích đó phải là những người hiểu biết về lịch sử và văn hóa, mà còn là những người có « một tấm lòng rất thành kính » và một cái « tâm rất thuần khiết » để bảo đảm cho những lễ hội, những cuộc cúng tế diễn ra đúng quy củ, truyền thống, cũng như để có thể cưỡng lại được những cám dỗ vật chất làm dung tục hóa những nghi lễ này. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
TS Nguyễn Xuân Diện


RFI : Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Trước hết xin ông nhắc lại sơ qua về vụ « hòn đá lạ » ở Đền Hùng ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Trong những ngày qua, báo chí và dư luận, nhất là cư dân mạng đã bàn luận rất sôi sôi nổi về tảng đá « đạo bùa », đã được đặt tại Đền Thượng, tức là di tích kiến trúc quan trọng nhất ở khu vực di tích Đền Hùng, nơi thờ quốc tổ của người Việt Nam.

Khi câu chuyện được phát giác thì người ta mới biết là hòn đá này được đưa vào Đền Hùng từ năm 2009, thời ông Nguyễn Tiến Khôi, giám đốc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Qua trả lời phỏng vấn của ông Khôi với báo chí trong nước, thì vào đầu năm 2009, ( ban quản lý ) Đền Hùng tiến hành tu sửa và trong khi đào đất móng nhà thì thấy có một viên gạch, mà trên đó có những văn tự nói về việc « xóa sổ » Đền Hùng. Ông ấy cho rằng đó là những bùa của giặc Nguyên Mông khi sang xâm lược Việt Nam đã yểm vào đó.

Sự việc đã được báo cáo lên cấp tỉnh, mà ở đây chính là bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Điền. Ông Điền cũng chính là người đã đi tìm long mạch để xây Đền Âu Cơ. Sự việc sau đó được báo cáo lên Bộ Văn hóa. Bộ Văn hóa đã môi giới để tìm đến một đại tá quân đội, tên là Nguyễn Minh Thông, một người có nghiên cứu về huyền thuật phương Đông. Chính ông Thông là người chủ trì việc đưa ra một cái bùa để trấn trị bùa mà phương Bắc đã yểm vào Đền Hùng.

Lúc chúng tôi có được bức ảnh chụp 2 mặt của viên đá đó, thì chúng tôi chỉ nghĩ đây là một cái bùa lành, tức là bùa để cầu phúc, giải tai họa thôi, chứ chưa nghĩ đây là một bùa trấn yểm. Nhưng tự ông Khôi đã tiết lộ rằng đây là bùa trấn yểm lại bùa của phương Bắc. Câu chuyện ngày càng lớn và không chỉ liên quan đến di tích Đền Hùng, mà còn liên quan đến UBND tỉnh và tỉnh uỷ Phú Thọ, cũng như đến Bộ Thể thao,Văn hóa và Du lịch Việt Nam.

RFI : Thưa ông, xét về thủ tục, thẩm quyền, thì họ có quyền đặt những tảng đá như vậy ở một di tích linh thiêng như Đền Hùng ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tín ngưỡng thờ đá, thờ cây là tín ngưỡng nguyên thủy và đã có ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Tại khu vực Đền Hùng, gốc xa xưa của nó cũng là những tín ngưỡng nguyên thủy thờ thần núi và thờ đá. Nhưng trong các huyền tích dày đặt chung quanh tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận, thì chúng ta không thấy một hòn đá nào mang dáng nét như vậy và đây là hiện vật được bịa đặt về sau.

Khi tìm hiểu về tảng đá này thì chúng tôi thấy trên đó có cả dấu ấn « Tổ Vương Tích Phúc », là một cái ấn bịa đặt của tỉnh Phú Thọ, có cả những dòng chữ Phạn, rồi dòng chữ Hán « Bách Giải Tiêu Tai Phù », rồi cả trận đồ theo kiểu Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Đó là một cái bùa hỗn loạn về mặt tâm linh, một hiện vật bịa đặt về sau, hoàn toàn mới, không có trong hồ sơ di tích Đền Hùng.

Bất cứ người nào quản lý văn hóa, kể cả quản lý hành chính, như ở UBND tỉnh, đều phải hiểu là đưa vào một di tích thuần Việt như Đền Hùng là một điều dứt khoát không được phép.

RFI : Ông có thể hiểu được động cơ của những người làm như vậy không ? Phải chăng đó là nhằm thỏa mãn nhu cầu mê tín của khá nhiều quan chức hiện nay, hay đây là cách để kiếm tiền ?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tôi chưa nghĩ việc đặt đá bùa ở đó là nhằm mục đích kiếm lợi, nhưng ở đây có một điều đáng báo động về não trạng của những nhà quản lý văn hóa Việt Nam hiện nay : cái gì cũng muốn thổi phồng lên, cái gì cũng làm cho sai lạc đi, làm cho nó hoành tráng lên, làm cho nó đi xa với truyền thống. Không chỉ Đền Hùng, mà nhiều nơi khác cũng như thế, ví dụ như Đền Trần ở Nam Định, Đền Trần ở Thái Bình và một loạt các nơi khác. Có những nơi họ bịa ra những câu chuyện, những sự tích mới, đặt ra những vật linh, hiện vật không hề có trong sử sách, hoặc là nhằm mục đích thỏa mãn một nhu cầu về tâm linh cho riêng cá nhân, gia đình hoặc dòng họ mình, hoặc có nơi bịa đặt ra những thứ đó để cầu lợi, kiếm tiền.

Chúng tôi cũng phát hiện là ở Đền Hùng, trên các tờ phiếu ghi công đức do bản quản lý phát, có ghi một cái ấn và trên ấn đó có hàng chữ Tổ Vương Tứ Phúc. Những chữ này viết không đúng, đã thế họ lại phiên âm ra là Vua Hùng ban phúc, mà ghi bên dưới đây là dấu ấn thời Hồng Đức truy phong cho vua Hùng ! Một việc làm bậy bạ hết sức, một sự bịa đặt nhạo báng tổ tiên, nhạo báng vua Hùng, lường gạt nhân dân, lợi dụng tín ngưỡng vua Hùng kiếm chác. Tôi cho rằng đó là một việc làm phi đạo đức và rất là đáng trách, nhất là lại được thực hiện bởi một cơ quan văn hóa. Ban quản lý khu di tích Đền Hùng được xem như là một ông thủ từ của một ngôi Đền quốc tổ mà lại làm một cái việc bậy bạ như thế, rất đáng lên án. Nếu được quyền, người dân địa phương sẽ truất quyền thủ từ Đền Hùng của ban quản lý đó.

RFI : Theo ông, để tránh những trường hợp như vậy, việc quản lý những di tích lịch sử có tính chất thờ tự như Đền Hùng nên được giao cho cơ quan nào?

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Từ ngàn xưa, những ngôi đền có tính chất thờ phượng những nhân vậtanh hùng dân tộc được gọi là những ngôi đền quốc tế. Quốc tế đây có nghĩa là những nơi tế lễ cấp Nhà nước, tức là nơi mà đại diện của Nhà nước phải đến đó để tế lễ hàng năm. Dân ở đó bao giờ cũng là những người giữa các việc thờ cúng đó và theo truyền thống, được Nhà nước đặt riêng ra, gọi là dân tạo lệ, tức là dân ở xã đó hay vùng đó được miễn hoàn toàn việc phu phen tạp dịch hoặc miễn mọt số thuế khóa để tập trung vào việc chăm lo ruộng đất ở đó để lấy hoa lợi chi dùng vào việc tế lễ hàng năm. Tế lễ bằng vật phẩm gì, nghi thức như thế nào đều được quy định một cách rất chặt chẽ.

Còn hiện giờ, những di tích như thế giao cho địa phương là hợp lý và đúng với truyền thống nhất, tức là mô hình như hiện nay là đúng rồi. Nhưng ban quản lý các di tích đó trước hết phải là những người hiểu biết về lịch sử văn hóa và phải là những người có tấm lòng rất thành kính và một cái tâm thuần khiết thì mới có thể duy trì các lễ hội hoặc là các cuộc cúng tế hàng năm được đúng quy củ. Phải có một tấm lòng như thế nào thì mới có đủ bản lĩnh để từ chối những cám dỗ về vật chất do sự nổi tiếng của những ngôi đền mà họ quản lý đưa.

Ví dụ như tỉnh Nam Định, phường Lộc Vượng không có cái tâm như thế, cho nên không thể từ chối những món lợi béo bở từ việc phát ấn Đền Trần. Dẫu họ biết làm thế là sai, là lừa gạt nhân dân, nhưng họ vẫn cứ làm. Thế thì, đòi hỏi những người quản lý có được cái tâm, có tấm lòng, có sự hiểu biết về các di tích như thế là một việc tương đối khó, nhưng không phải là không có những người như thế, nhất là đối với những di tích quan trọng cấp quốc gia, được nhiều người đến thăm viếng như Đền Hùng.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.