logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/01/2016 lúc 10:52:13(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Các nhà ái quốc Việt Nam cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, trong phong trào Đông du cũng như Duy tân, như Phan Chu

Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940), Ngô Đức Kế (1878-1929) và Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)… thì cụ Tây

hồ được dư luận đồng thời và hậu thế dành cho những chấm son trang trọng nhất.
Phan Bội Châu, một bậc vĩ nhân, danh vọng với quốc dân rất cao, tuy lớn tuổi hơn Phan Chu Trinh nhưng tỏ ra trọng tài, trọng

chí, trọng đức của người bạn đồng chí từng nhiều phen chỉ trích đường lối cứu quốc của bản thân mình.
Trong một bài văn tế viết năm 1926 khi nghe tin bạn tạ thế ở Sài gòn, bằng những lời ca tụng di sản của người quốc sĩ vừa

chính xác vừa cảm động, tác giả Việt nam vong quốc sử viết:

Anh em ta
Đất rẽ đôi đường
Tình chung môt khối
Gánh tồn vong ai cũng nặng nề
Nghĩa chung thủy lòng càng bối rối…
Thương ôi!
Bể bạc còn trơ
Trời xanh khó hỏi…
Lời này ông xét cho chăng
Lòng ấy trời đã soi dọi.

Huỳnh Thúc Kháng trong làng Nho danh vọng vượt trội (đậu Hoàng giáp), trong nhóm quốc sĩ lại được trọng nể, với giới tân

học cũng có nhiều ảnh hưởng (từng làm chủ bút tờ Tiếng dân ở Huế-1927) và khi viết lại kỷ niệm ở Côn đảo đã dành cho

Phan Chu Trinh những lời kính ngưỡng chân tình (Xem Thi tù tùng thoại).

Đối với thế hệ sau, rất nhiều sử gia đặt Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh vào hàng những vĩ nhân tạo ảnh hưởng sâu sắc lên

phong trào giải phóng dân tộc.

Riêng về Phan Chu Trinh, học giả Hoàng Xuân Hãn (1908-1996) trong một lần trò chuyện với một người cháu ngoại của của

cụ Tây Hồ, vào năm 1994, đã phân tích xác đáng công trạng của cụ trong những dòng sau đây:
“Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản

về văn hóa xã hội Việt Nam, Cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa của sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây đã đưa đến mất

nước, bị đô hộ ngày càng khốc liệt. Trong lúc ấy, Nhật Bản nhờ canh tân đã ngoi lên địa vị cường quốc, Phan Châu Trinh đã

đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước của sĩ phu, ông chủ trương không đấu tranh vũ trang nữa mà

ngược lại “Ỷ Pháp cầu tiến bộ”.

Về đối ngoại thì dựa vào các lý tưởng của cách mạng Pháp, lách giữa các thủ đoạn mỵ dân của thực dân, tranh thủ được xu

thế ôn hòa nhân đạo trong những người Pháp tiến bộ hoặc thức thời, làm cho thực dân lúc đầu khó đàn áp.
Về đối nội thì đưa khẩu hiệu “nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, chú trọng mở mang kinh tế, yêu nước…”. Chỉ trong có mấy

năm với sự hưởng ứng của lực lượng tiến bộ trong nhân dân, Cụ được sĩ phu Duy tân hưởng ứng đưa lên thành cao trào yêu

nước, một cuộc cách mạng tân văn hóa và vận động dân quyền sôi nổi trong những năm đầu thế kỷ XX. Công cuộc canh tân

được thực hiện nhanh chóng trên nhiều mặt cụ thể: Cắt tóc, ăn mặc gọn gang, bỏ mê tín dị đoan, cải lương hương tục, tìm lối

làm ăn mới, đẩy mạnh giáo dục, đưa chữ quốc ngữ lên ngôi, đưa đến chống áp bức bóc lột, cuối cùng bột phát trong phong

trào quần chúng biểu tình chống thuế lan rộng gần khắp miền Trung. Phan Châu Trinh là một văn nho nhưng không phải hủ

nho, ông yêu nước thiết tha, mong muốn lật đổ áp bức thực dân để giải phóng đất nước một cách thật sự và vững chắc trong

điều kiện thực tế tương quan lực lượng là “trứng chọi đá”, ông thấy rõ chỉ có tạo nội lực quốc dân bằng dân trí , dân khí và

dân sinh, đi đến toàn dân nhất trí đấu tranh mới tạo được sức mạnh tinh thần và chính trị, đi đến “đông tay vỗ bộp mà đoạt lại

lợi quyền” như ông thường nói. Ông nêu vấn đề chống triều đình Huế lên hàng đầu vì nó là tay sai đắc lực và là chỗ dựa cho

thực dân. Mặc dầu biết rõ là phải lật đổ Pháp mới khôi phục được độc lập, nhưng động trực tiếp đến Pháp thì không còn giữ

được thế đấu tranh hợp pháp, bất bạo động nữa, nên ông buộc lòng phải chủ trương lật đổ chế độ tay sai trước, chứ đâu

phải ông mơ hồ như một số học giả lầm tưởng.

Nhưng bọn thực dân cáo già thấy ngay nguy cơ lâu dài của chủ trương ôn hòa này. Lợi dụng cuộc chóng thuế, chúng chém

giết và đưa các cụ Duy tân vào tù đày. Phan Châu Trinh thoát được tù đày, đi được sang Pháp là nhờ được biết tiếng ở vị trí

lãnh tụ của đường lối chủ hòa, được những người Pháp thiện chí vận động các tổ chức tiến bộ (Liên minh nhân quyền, cánh

tả Đảng Xã hội Pháp…) bảo trợ. Có sự trùng hợp là bấy giờ ngay trong cánh thực dân cũng xuất hiện chủ trương phải giảm

đàn áp “tìm đối tác trong lực lượng chủ hòa” do toàn quyền Sarraut đại diện. Do Đó Phan Châu Trinh đã sang được Pháp.”

Đề cập tới di sản của cụ Tây Hồ, Gs. Hãn viết:
“Cụ đã có công mở đường, nói lên tiếng nói đầu tiên tố cáo chính sách thuộc địa vô nhân đạo ở Đông Duông ngay trên đất

Pháp. Tại Pháp, cụ đã tập hợp được một số người Việt Nam yêu nước, nhen nhóm được một phong trào yêu nước, thực

hiện sự có mặt đầu tiên của người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Đáng chú ý là sau 14 năm ở Pháp , đương đầu với vô vàng khó khăn, Phan Châu Trinh vẫn giữ được thanh danh, giữ được uy

tín lớn trong Việt kiều và đồng bào cả nước.

Với phái cựu duy tân và quần chúng rộng rãi, Cụ là biểu tượng của tinh thần yêu nước Việt Nam trong thời gian ấy. Bản thân

Cụ cũng ý thức được điều ấy khi viết “Cái trách nhiệm nòi giống của dân tộc Việt Nam tôi không nhường cho ai cả”.

Phan Châu Trinh về nước đã gây được tiếng vang lớn, quy tụ được các trào lưu yêu nước, hình thành được một cao trào

mới, “thời kỳ duy tân mới”, đấu tranh hợp pháp sôi nổi với dân khí rất cao, không những ở Sai Gòn nơi có mặt cụ Phan mà cả

ở Hà Nội, kết hợp với vụ án Phan Bội Châu, cả ở Huế với Đảng Tân Việt. Thời kỳ này tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa rất lớn

tạo điều kiện cho “Sự kiện tang lễ Phan Châu Trinh tháng 4-1926.
Tang lễ Phan Châu Trinh có thể gọi là một “big bang” của tinh thần yêu nước Việt Nam, một sự thức tỉnh mạnh mẽ có tác

động rất rộng, rất sâu trong nhân dân. Sôi nổi nhất là sự tham gia trong học sinh sinh viên các trường… Nhưng nơi có sự

ngăn cản của thực dân đã xảy ra bãi khóa, sau đó học sinh nhiều trường bị đuổi học.
Tang lễ Phan Châu Trinh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ thanh niên thời ấy, ai cũng một lòng hướng về Cụ, noi gương

yêu nước của Cụ.”

Gs Hãn còn nhấn mạnh:
“Pháp chiếm Việt Nam thấy để chế độ cũ có lợi cho họ nên không sửa đổi, nô dịch bộ máy vua quan, giáo dục văn hóa chỉ

phát triển vừa đủ để cai trị, về kinh tế chủ yếu là bóc lột thuế má… Các phong trào chống Pháp bằng bạo lực đều thất bại.

Ách đô hộ ngày càng tàn khốc.

Phan Châu Trinh nghiên cứu tân thư, xem gương nước Nhật, thấy Pháp là nôi văn hóa, nơi xuất phát tư tưởng dân quyền

phương Tây, thấy triều đình Huế thối nát vô phương cứu chữa, Cụ chủ trương dựa vào lý tưởng của cách mang Pháp để đòi

hỏi canh tân: cải thiện chế độ cai trị, mở rộng giáo dục, vận động nhân dân tự lực vươn lên thực hiện tân văn hóa sinh hoạt,

tân kinh tế tạo nội lực trong quốc dân… thực hiện canh tân ngay dưới ách nô lệ.
Từ chủ trương đó Phan Châu Trinh đã biến thành tổ chức và thực hành, đứng ra vận động thực hiện từ thí điểm ban đầu ở

Quảng Nam rồi Bình Thuận, Nghệ Tĩnh, vùng quanh Hà Nội và cả Nam Kỳ.

Cụ đã xông xáo đi lại khắp nước, liên kết các sĩ phu cấp tiến, tỏ rõ khí phách người chí sĩ yêu nước: mở được nhiều cơ sở ở

Quảng Nam, Liên Thành, Đông Kinh nghĩa thục (Hà nội), Minh Tân cuộc ở Nam Kỳ. Chỉ qua 4 – 5 vận động hồi đầu thế kỷ,

dân khí đã bồng bột lên cao gây biến đổi lớn trên nhiều mặt:
– Nhiều đổi mới trong ăn mặc, đầu tóc, viết lách. Đưa chữ quốc ngữ lên ngôi. Phong trào cải lương hương tục sôi nổi trong

nhiều vùng que
– Trong suy nghĩ tư tưởng tự quản dân chủ phát triển, dám mạo hiểm ham học hỏi đi vào khoa học kỹ thuật.
– Về chính trị: đấu truê…anh hợp pháp, đoàn kết nội bộ, mở rộng phong trào…
– Về kinh tế: học cách làm ăn mới, mở mang các ngành nghề…
Những cải cách này tuy sau đó bị thực dânueđàn áp dữ dội nhưng vẫn để lại những dấu ấn không phai mờ trong đời sống

của nhân dân ta. Và đến khi Cụ Phan về nước thì sống lại mạnh mẽ, rồi với tang lễ của Cụ lai chuyển lên một bước phát triển

mới… Những tư tưởng của Phan Chu Trinh về cơ bản vẫn còn giá trị lớn đối với xã hội ta ngày nay.”
Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.