Mặc dù có ảnh hưởng bởi yếu tố an toàn, Mỹ vẫn là quốc gia thu hút nhiều du học sinh nhất thế giới. (Credit: ABC Licensed) .Cái chết của một sinh viên Trung Quốc tại vụ đánh bom Boston cho thấy một cơn ác mộng tiềm tàng với ngành giáo dục đại học của Mỹ và cho thấy Mỹ là một quốc gia không an toàn đối với du học sinh.
Một nữ sinh viên Trung Quốc đang học Thạc sĩ về Thống kê tại đại học Boston được xác định là một trong ba người chết trong vụ tấn công vào thứ Hai vừa qua và cũng làm hơn 180 người bị thương.
Để có thể có được tấm bằng tại Mỹ, các sinh viên đã phải bỏ hàng trăm nghìn đô-la để đặt chân đến một trường đại học tại đây. Nhưng khi quyết định đi du học, ngoài yếu tố chất lượng và chi phí, các cuộc tấn công như ở tại Boston, hoặc các cuộc thảm sát bằng súng tại Virginia Tech năm 2007 và trường tiểu học Hook Sandy trong năm 2012, có thể sẽ là những yếu tố khiến sinh viên cân nhắc..
Ngoại trưởng John Kerry nói trong chuyến viếng thăm Nhật Bản, trước khi các cuộc tấn công tại Boston xảy ra, rằng một số sinh viên ở đây lo sợ khi đi du học tại Mỹ.
"Một trong những câu trả lời tôi nhận được từ các quan chức của chúng tôi trong các cuộc trò chuyện với các bậc cha mẹ ở đây là họ đang thực sự sợ hãi. Họ nghĩ rằng họ không an toàn tại Mỹ và vì vậy họ sẽ không đến Mỹ," ông Kerry nói với đài CNN.
Theo thông tin của Bộ Thương Mại, sinh viên nước ngoài đóng góp 22,7 tỉ đô-la cho nền kinh tế Mỹ thông qua các khoản học phí và các chi phí khác.
Số sinh viên Nhật Bản đến Mỹ đã giảm kể từ đầu những năm 1990, một trong những lí do là do dân số già và nền kinh tế trì trệ.
Trung Quốc là nước đứng đầu trong việc gửi sinh viên quốc tế đến Mỹ, vì vậy vấn đề bạo lực sẽ tác động lớn đến việc này.
Trong dữ liệu công bố chỉ vài ngày trước đây, Hội đồng các trường đại học báo cáo số đơn xin học của sinh viên Trung Quốc cho các chương trình sau đại học tại Mỹ đã giảm 5%, sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ.
Ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm khoảng một nửa số sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ, theo Viện Giáo dục Quốc tế.
Gary Rhodes, giám đốc Trung tâm Giáo dục toàn cầu tại Đại học California tại Los Angeles nói an toàn là yếu tố để lựa chọn trường đại học, gồm cả những trường tại Mỹ.
Ellen Badger, người phụ trách các dịch vụ cho sinh viên quốc tế tại đại học Binghamton khi một cuộc tấn công bạo lực đã diễn ra gần đó trong năm 2009, nói rằng sau sự cố, họ đã chứng minh cho sinh viên quốc tế thấy rằng, những sinh viên này quan trọng như thế nào và bạo lực chỉ là hy hữu.
Bà Badger, người hiện tại đã nghỉ hưu, vẫn cho rằng các chương trình của trường đại học, chi phí và địa điểm sẽ là những yếu tố chính. Bà cũng nhấn mạnh an toàn là mối quan tâm hàng đầu, tuy nhiên khủng bố có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu, kể cả ở các thành phố lớn và các thị trấn nhỏ.
Số lượng sinh viên quốc tế nhập học tại các trường đại học Mỹ đã giảm trong ba năm liên tiếp sau sự kiện 11/09/2011, điều này không chỉ là vì những lo ngại về an toàn mà còn vì việc thắt chặt các qui định về visa.
Các nhà giáo dục nói rằng Hoa Kỳ đã đạt được tiến bộ trong những năm gần đây trong việc thúc đẩy thị thực cho sinh viên tại thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là nước Anh - đã áp đặt các quy tắc thị thực nghiêm ngặt.
Hoa Kỳ cho đến nay vẫn là nước có lượng sinh viên quốc tế lớn nhất, gần 765 nghìn sinh viên trong năm 2011 - gần gấp đôi so với nước đứng thứ hai là Anh Quốc, theo một khảo sát của chính phủ Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu gần đây của viện Lowy Australia về chính sách quốc tế cho thấy sinh viên Ấn Độ có xu hướng thiên về du học tại Mỹ, mặc dù họ cũng có những suy nghĩ tích cực về các nước châu Âu và Singapore.
Source: ABC Australia