logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/01/2016 lúc 10:38:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh minh hoạ: Máy bay chuẩn bị cất cánh từ phi trường Sydney, Australia.

Đầu tháng 1, có một tin rung động cộng đồng du học sinh Úc: hơn 300 học sinh tại thành phố Sydney và Melbourne bị lừa vé

máy bay 1 hoặc 2 chiều từ Úc về Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán bởi một người tên Vi Tran. Số tiền mà Vi Tran lừa

được tính đến thời điểm hiện tại lên tới 500 ngàn đô Úc (khoảng 8 tỉ quy theo tiền Việt). Ngồi ngẫm thì thấy phương thức lừa

đão chẳng có gì tinh vi. Vi Tran có thể đã bỏ ra 1 số tiền vốn nhất định trong năm đầu, săn vé rẻ ở nhiều đại lý khác nhau và

sẵn sàng bán lại với mức giá chịu lỗ từ 200 đến 300 đô mỗi vé để tạo uy tín. “Tiếng lành đồn xa”, tên tuổi của Vi Tran được

lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng du học sinh.

Năm nay, vẫn sẵn chiêu thức cũ, chỉ khác là chẳng có cái vé nào, Vi Tran ngay lập tức ẵm trọn mỗi người cả ngàn đô, không

chỉ thu hồi vốn mà còn lãi đến gấp 3 4 lần. Tất cả giao dịch mua bán vé giữa Vi Tran và khách hàng chỉ thông qua duy nhất 1

tài khoản cá nhân trên facebook, mới hoạt động chỉ 1 năm trở lại đây. Khi khai báo điều tra, không một ai biết rõ mặt mũi,

thông tin của Vi Tran, bằng chứng đưa ra chỉ là vài ba đoạn chat.

Việc mua vé về nhà dịp mỗi dịp đông hè không còn xa lạ đối với mỗi du học sinh. Nếu các bạn đã từng mua vé trên các trang

web giá rẻ có uy tín thì ai cũng biết, không phải chỉ riêng đối với các chuyến bay quốc tế đường dài, các chuyến nội địa cũng

luôn có một quy luật bất thành văn: trong 24 giờ đồng hồ vé sẽ được chuyển vào email hoặc địa chỉ của người mua. Thậm

chí trong vòng 24 giờ đồng hồ đó có việc đột xuất xảy đến khiến lịch trình thay đổi hay chỉ đơn giản là bỗng dưng chẳng

muốn đi nữa, khách hàng hoàn toàn có thể gọi điện hủy vé trong 24 giờ đó và tiền vé sẽ được hoàn lại trong vòng không quá

3 đến 4 ngày làm việc.

Nói thêm về vấn đề thanh toán qua thẻ, đối với các công ty dịch vụ trả qua thẻ, số tiền mà khách hàng phải trả thường bị “trừ

giả”, tức là tưởng là bị trừ nhưng trên thực tế số tiền đó chỉ bị “đóng băng”, kiểm tra tài khoản thì đã thấy tiền bị trừ nhưng

bên bán vé cũng chưa hề nhận được tiền của khách hàng trong một thời gian nhất định, trong khoảng 2 tuần. Thế nên trong

trường hợp có kẻ lừa lọc muốn cuỗm tiền thì cũng vô cùng khó khăn. Chỉ cần sau 1 đến 2 ngày người mua thấy khả nghi là

có thể kiện cáo ngay. Khi tôi ở Mỹ thường mua vé trên các trang giá rẻ khá uy tín như Kayak, Studentuniverse hay

Kingvacation, có vé trên tay vẫn phải kiếm tra lại mã số vé với chính hãng máy bay mà mình đi.

Nếu để ý, có thể thấy người Việt hầu hết chưa có kỹ năng về “critical thinking”. Định nghĩa nôm na về “critical thinking” đó là

tư duy phê phán, phân tích tình huống một cách đa chiều để có cách nhìn nhận vấn đề cặn kẽ, kỹ càng. Tư duy này thường

không dựa trên tiêu chuẩn đúng sai, mà thiên về sự khách quan. Có thể các bạn du học sinh sẽ nghe thấy cụm từ này nhiều

khi học hoặc viết luận văn ở trường lớp. Trong hầu hết các lớp học, có nhiều giờ giáo sư không giảng bài mà thay vào đó là

đưa một số vấn đề cho học sinh thảo luận với nhau rồi lên trình bày. Đó là lúc họ muốn luyện tập cho học sinh cách suy nghĩ

vấn đề theo nhiều hướng. Ý kiến nào được nêu ra cũng được gật gù cho là “good idea” hết trơn. Tôi đưa ví dụ đơn giản thế

này, hồi còn học cấp 1 cấp 2, đa số học sinh đều phải làm các bài tập làm văn tả bố, mẹ, ông bà, hoặc cây cối, hoa lá trong

vườn. Nâng cao quan điểm lên, chúng ta học cách nói về tình mẫu tử và tình thương yêu động vật, thực vật quanh mình.

Nếu một học sinh có một người mẹ nhìn chung là không được tốt đẹp lắm, đi đêm về hôm, uống rượu hút thuốc, không

chăm lo con cái cẩn thận… Trong một bài văn tả mẹ, cậu bảo cậu chẳng cần có mẹ trên đời, mẹ cậu vô dụng và đối với cậu

tình mẫu tử là cực kỳ vô nghĩa. Bài văn đó bị điểm kém là điều chắc chắn. Hầu hết chúng ta nhìn nhận các vấn đề theo

“common sense”, nói về mẹ là tình mẫu tử, nói về cha là sự bao bọc chở che… Các bài văn nghị luận vô hình chung chỉ

khác về mặt từ ngữ câu cú, còn ý kiến thì đều được chỉnh sửa như đúc từ một khuôn. Từ đó, hầu hết học sinh lớn lên cũng

mất đi khả năng phân tích tình huống đa chiều. Chỉ dựa vào một lời nói, một lời đồn đại là có thể kết luận và hành động.

Cứ nhìn các cách các bạn trẻ chia sẻ bài viết từ các trang tin về một vấn đề y tế, khoa học một cách bừa bãi không nghiên

cứu, không suy nghĩ là có thể thấy rõ hiện trạng này. Nếu theo dõi tin tức gần đây tại Việt Nam, từ khóa vacxin Quinvaxem

được quan tâm nhiều nhất. Loại vacxin này đang trở nên nguy hiểm gây chết người tại Việt Nam bởi năm 2013 có ca tử vong

do tiêm nhầm thuốc tạo làn sóng bức xúc. Sau khi nghiên cứu chán chê, dù WHO đã kết luận các ca tử vong trên không liên

quan đến Quinvaxem, nhưng do báo chí khai thác mãnh liệt cộng thêm giật tít liên hồi, chưa kể các bài chia sẻ đau thương

trên mạng xã hội khiến các bà mẹ Việt hoang mang không dám màng gì đến Quinvaxem nữa. Họ đổ xô đi kiếm Pentaxim,

được bộ Y tế cho phép nhập với lượng thuốc có hạn và mức giá cắt cổ. Ngày 25/12, hàng trăm người đổ xô đến chen lấn tại

một điểm tiêm Pentaxim tại Hà Nội dẫn đến tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Phải nói thêm rằng Quinvaxem đã được WHO phê duyệt an toàn năm 2006 và 400 triệu liều thuốc đã được sản xuất và sử

dụng tại 90 nước trên toàn thế giới. Sau vụ việc năm 2013, WHO đã có nguyên một bài viết nghiên cứu về 21 trường hợp

nguy kịch sau khi tiêm vacxin Quinvaxem và khẳng định thêm một lần nữa đây là loại vacxin cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, vì khó

hiểu quá nên chắc là chẳng có ai rảnh hơi ngồi đọc, vậy nên Quinvaxem vẫn bị “dè bỉu” không thương tiếc.

Bị lừa vé máy bay, bị lừa tiền trong các “phi vụ” kinh doanh đa cấp… đó chỉ là một vài hệ lụy nhỏ bởi lối suy nghĩ một chiều,

không dựa trên bất cứ cơ sở chắc chắn nào. Nhưng điều quan trọng hơn hết là chúng ta thường đổ tội cho một đối tượng

hay tác động ngoại cảnh mà không chịu tự nhìn nhận ra vấn đề đó một cách thẳng thắn. Nghĩ cho cùng, cách tư duy đa chiều

cũng cần được học hỏi và rèn luyện, trong khi đó lại là một kỹ năng vô hình mà học sinh không hề được dạy, đó là điều đáng

tiếc của nền giáo dục Việt Nam.

Theo Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.