logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/04/2013 lúc 05:23:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Công an TPHCM đang làm thủ tục cấp giấy CMND cho người dân, ảnh minh họa. Photo courtesy of PL

Người Việt ra sống ở nước ngoài một thời gian mới nhận ra ở nước người ta, con người tuy rất tự do tưởng như

không ai kiểm soát mình nhưng thật ra vẫn có sự kiểm soát “lỏng mà rất chặt” do hệ thống luật pháp vô cùng chặt

chẽ, chi tiết. Và chính sự chặt chẽ, rõ ràng, chi tiết ấy lại bảo đảm sự công bằng cho xã hội.

Ví dụ thứ nhất là kiểm soát về tiền bạc. Trong lúc ở VN vẫn còn thói quen xài tiền mặt, là một nền kinh tế tiền mặt,

thì ở các nước phát triển, mọi giao dịch tiền bạc đều đi qua cửa ngân hàng, con người từ lâu đã quen sử dụng

các loại thẻ tín dụng để chi trả mọi thứ. Điều này cho phép chính phủ của nước đó kiểm soát được dòng tiền ra,

vào, đến và đi, luân chuyển trong xã hội, và nhờ đồng tiền luôn có “dấu vết”, có nguồn gốc như thế nên giảm thiểu

tối đa nạn tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền cũng như rất nhiều loại tội phạm kinh tế khác. Hệ thống ngân hàng thì

tránh được nạn khan hiếm tiền mặt, chảy máu ngoại tệ…

Còn con người thì có vô số tiện lợi như đi đâu, thanh toán cái gì cũng chỉ cần mấy cái thẻ mỏng dính trong ví.

Chẳng bù cho ở VN, mua những món to như xe hơi, nhà cửa cũng vác cả bao tiền đi thanh toán, cực kỳ nguy

hiểm, đã có khối người mang tiền đi trên đường bị cướp chẳng hạn. Nhưng tất nhiên, trong một xã hội như vậy,

người dân rất khó mà trốn thuế, còn quan chức thì khó mà tham nhũng, rửa tiền.
UserPostedImage
Một số CD nhạc trẻ đang thịnh hành. RFA photo.
Nhân vụ lùm xùm cát-xê 6.000 USD của ca sỹ Mỹ Tâm với Đà Nẵng vừa qua, dư luận lại đề cập đến mức thu

nhập “khủng” của một số ca sĩ, diễn viên… trong khi mức thuế họ đóng hàng năm thì quá thấp, bởi theo các nhà

quản lý “Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM: Thuế thu nhập nghệ sĩ - chủ yếu dựa vào sự

tự giác”. Rằng “Ngoài việc tôn trọng tinh thần tự giác của các cá nhân thì bản thân ngành thuế đang gặp những

khó khăn nhất định. Nếu nguồn chi trả được thực hiện qua ngân hàng thì rất dễ, nhưng phần nhiều nghệ sĩ được

chi trả bằng tiền mặt nên phải cần có thời gian để kiểm tra thông qua các ông bầu, các công ty tổ chức biểu diễn”.

(báo Phụ Nữ). Đọc bài báo mà buồn cười. Có mấy ai tự nguyện tự giác khai đủ, đóng đủ thuế khi hoàn toàn có thể

qua mặt nhà nước kia chứ?
Đó là mới nói đến giới nghệ sỹ, còn các quan to quan nhỏ, lương chỉ để cho vui, thu nhập chính của họ là từ bổng

lộc, từ rất nhiều cách kiếm tiền khác, nhà nước có kiểm soát được không. Đã có nhiều ý kiến về những thiệt hại

của một xã hội chi xài tiền mặt, nhưng các bác quản lý lại cứ sợ khó thay đổi thói quen của người dân, nói cho

trắng ra là nếu cái gì cũng phải đi qua ngân hàng, rành rành ra đó, thì làm sao các quan ta tham nhũng được.

Chưa kể đến các loại tội phạm ở nước ngoài tìm cách về VN làm ăn, thực chất là rửa tiền, cũng khó mà kiểm

soát.

Thứ hai là kiểm soát về nhân thân, lý lịch. Không cần phải có đủ thứ giấy tờ nào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng

minh nhân dân, hộ chiếu (passport), số thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy đăng ký kết hôn, học bạ học sinh,

lý lịch cán bộ, công chức, lý lịch quân nhân, đảng viên, bằng lái xe, thẻ đảng viên, thẻ sinh hoạt các tổ chức xã hội,

mã số thuế… và đủ các loại giấy tờ lôi thôi lằng nhằng như ở VN, ở các nước, mỗi người chỉ cần một số personal

number hay số social security number là đủ. Đi đến bất cứ cơ quan nào của nhà nước, từ cơ quan cảnh sát, ngân

hàng, sở xã hội, các văn phòng hành chính…chỉ cần thông báo số personal number, nhân viên gõ vào máy tính là

toàn bộ dữ liệu thông tin về cá nhân anh sẽ hiện ra đầy đủ, thống nhất ở mọi nơi, do đó, nhà nước rất dễ kiểm soát

còn người dân thì khỏi phải mất công làm đủ loại giấy tờ lỉnh kỉnh.

Vừa rồi ở VN cũng có đề xuất cấp mã số định danh cho công dân vì sự tiện lợi của nó (“Mã số định danh có thể

thay thế mọi giấy tờ tùy thân”, VNEXpress), giảm bớt thủ tục hành chính quá rườm rà, tiết kiệm được một số tiền

không nhỏ “Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai

các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời

gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỉ đồng/năm.” (“Mã số định danh cá nhân sẽ tiết kiệm 460 tỷ

đồng/năm”, Dân Việt).

Các nước phát triển người ta đã tiến hành việc này cả hàng vài chục năm nay, vậy mà bây giờ VN ta mới bắt đầu

đề xuất, bàn bạc mà vẫn có lắm ý kiến bàn ra, nào “Cấp mã số công dân, ý tưởng hay nhưng thiếu khả thi”,

(VNExpress), rồi làm thế nào để bảo mật thông tin cá nhân v.v… Xin thưa ở các nước mọi thông tin cần thiết về

anh, các cơ quan nhà nước sẽ nắm hết qua số cá nhân, nhưng nếu anh không làm gì phạm pháp thì việc gì mà

phải sợ. Có lẽ các bác ở nhà nên cử người qua các nước học xem cách người ta cấp mã số cho công dân, cập

nhật thông tin, quản lý thông tin của công dân như thế nào chăng.

Thuốc men cũng được kiểm soát rất chặt. Mua thuốc, chỉ trừ những thứ thuốc hết sức thông thường như nhức

đầu loại nhẹ, cảm cúm, ho loại nhẹ…còn lại đều phải có đơn, toa của bác sĩ. Chứ không phải như ở VN đau gì

cũng cứ ra tiệm thuốc tây khai, còn đi khám bác sĩ tư, rất nhiều bác sĩ khi cho toa chữ thì lằng nhằng không thể

đọc được, còn nếu cho thuốc tại chỗ thì cứ lột hết cả bao bì, nhãn hiệu ra chỉ còn lại viên thuốc, không hiểu tại

sao. Chắc sợ bệnh nhân biết thuốc gì thì sau khi hết thuốc sẽ tự động ra tiệm thuốc tây mà mua chứ không đến

tái khám nữa, bác sĩ không thu được tiền? Người bệnh dùng thuốc vô tội vạ, không có hồ sơ lưu trữ, nên đến khi

bệnh nặng vào bệnh viện, bác sĩ cũng không biết được trước đó bệnh nhân đã từng dùng thuốc gì, có tiền sử

bệnh gì, có bị dị ứng với loại thuốc nào không v.v….Còn ở nhiều quốc gia, mọi người dân đều có bác sĩ gia đình,

có hồ sơ bệnh tật, đã dùng thuốc gì…đều nằm cả trong dữ liệu, rất dễ cho bác sĩ để điều trị.

Ở nước người, chẳng ai thèm kiểm soát anh suy nghĩ gì, có yêu Bác yêu Đảng không, có tư tưởng phản động

không, có vào mạng, viết báo phản động hay liên lạc với “các thế lực thù địch” không…nhưng chỉ cần nhìn qua là

cũng đủ thấy chính phủ họ có kiểm soát được công dân của mình hay không. Còn VN, cứ tưởng chặt mà lại lỏng,

tiền bạc thì thất thoát, tha hồ tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế, giấy tờ thì rắc rối, chồng chéo, vừa lôi thôi vừa khó

kiểm soát v.v…

Nhân tiện một chuyện không liên quan, mà cũng là có liên quan vì cũng thuộc về phạm trù “kiểm soát như thế

nào”, đó là chuyện kiểm duyệt phim ảnh qua vụ bộ phim “Bụi đời Chợ lớn” bị Hội đồng kiểm duyệt kiểm duyệt bắt

phải sửa chữa, dư luận đang lùm xùm mấy bữa nay. Có những ý kiến bênh vực người làm phim, chỉ trích việc

kiểm duyệt ở VN, thậm chí cực đoan hơn, cho rằng nên dẹp quách luôn chuyện kiểm duyệt vì làm thui chột tài

năng của nghệ sỹ. Người viết bài này chưa xem “Bụi đời Chợ Lớn” nên không có ý kiến là chuyện Hội đồng kiểm

duyệt bắt sửa chữa, cắt cúp là đúng hay sai. Nhưng cũng đừng nghĩ rằng ở các nước tự do dân chủ thì không có

kiểm duyệt. Ở Mỹ, Anh, Pháp…gì cũng có kiểm duyệt hết. Vấn đề ở đây là kiểm duyệt như thế nào.

Ở VN do không có quy định chặt chẽ rằng những từ ngữ gì, những hình ảnh như thế nào thì không được đưa vào

phim thay vì nói chung chung cần phải sửa hay cắt bỏ vì “thiếu tính nhân văn, vì không phù hợp với thực tế xã hội,

với thuần phong mỹ tục”… Biết thế nào là thiếu tính nhân văn, là không phù hợp. Cần phải quy định càng rõ ràng,

càng cụ thể, chi tiết càng tốt. Và một điều mà rất nhiều nước người ta đã làm, đó là xếp loại, phân loại đối tượng

khán giả cho bộ phim, lứa tuổi nào thì được phép vào xem. Như vậy nhiều phim thay vì phải sửa chữa thậm chí

cắt bỏ cảnh đã quay, vừa phí công phí tiền của nhà làm phim vừa ảnh hưởng đến nội dung cấu trúc bộ phim, thì

chỉ cần dán nhãn quy định phim này cấm trẻ em ở các mức dưới 10 tuổi, dưới 15 hay 18 v.v... Cái này các nước

người ta quy định, xếp loại rất cụ thể.

Không phải cái gì của nước khác cũng hay, cái gì của ta cũng dở, nhưng có những cái văn minh, tiện lợi, nhiều

quốc gia đã áp dụng và đưa vào xã hội vận hành rất tốt, thì ta cũng nên học vậy.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.