Thính giả Nguyễn Thành Giãng hỏi:
“Kính thưa Bác sĩ,
Tôi tên Nguyễn Thành Giãng, ở Ottawa, Canada.
Xin hỏi về việc đo huyết áp tại nhà bằng máy đo mua ở tiệm thuốc tây về.
Tôi đo huyết áp và theo dõi năm sáu tháng nay. Tôi muốn hỏi Bác sĩ là khi nào thì mình xác định được là cao huyết áp.
Mình nên đo nhiều lần trong một ngày rồi lấy trung bình để xác định là cao huyết áp, hay khi đo mà thấy trên 140 và trên 90
thì mình xác định là cao huyết áp.
Trường hợp cụ thể của tôi là đo trong thời kỳ trương tâm thì nó thay đổi trong khoảng từ 125 đến 135, nó không cao, nhưng
trong thời kỳ thu tâm thì lúc nào cũng trên 90, thường là 92 hoặc 95. Như vậy có thể xác định là cao huyết áp hay là chưa?
Hay cả hai số phải trên 140 và 90 mới gọi là cao?
Cám ơn Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Bệnh áp huyết caoTải để nghe hỏi đáp Y học: Bệnh áp huyết cao
http://av.voanews.com/cl...8d913172e6c_original.mp3Nói chung, bác sĩ đo huyết áp bệnh nhân 2 lần hoặc nhiều lần hơn, và nên đo 2 bên phải và trái. Nếu cộng lại lấy số trung
bình, áp suất lúc thu tâm (systolic pressure), là lúc tâm thất bóp vào (ventricular contraction), áp suất trên 140mm thuỷ ngân
(above 140 mmHg), hay lúc trương tâm (diastolic pressure), là lúc tâm thất giãn ra để hứng máu từ tâm nhĩ chảy xuống
(diastole), áp suất trương tâm (diastolic pressure) trên 90 mmHg thì định bệnh áp huyết cao.
Phân loại
(Categories) Thu tâm (systolic), mmHg Trương tâm (diastolic), mmHg
Tối hảo (Optimal) <120 và <80
Bình thường (Normal) <130 và <85
BT cao (High normal) 130–139 hay 85–89
Huyết áp cao (Hypertension)
Stage 1 (nhẹ, mild) 140–159 hay/ or 90–99
Phân nhóm: vùng ranh giới
(Subgroup: borderline) 140–149 hay/or 90–94
Stage 2 (vừa, moderate) 160–179 hay/or 100–109
Stage 3 (nặng, severe) ≥180 hay/ or ≥110
Áp huyết thu tâm đơn độc:
(Isolated systolic hypertension) ≥140 và <90
Phân nhóm: cao, vùng ranh giới
(Subgroup: borderline) 140–149 và <90
(Theo AHA)
Tuy nhiên bác sĩ có thể theo dõi một thời gian, đo đi đo lại trước khi dứt khoát là bệnh nhân mắc chứng áp huyết cao mãn
tính. Nhất là nếu định bệnh huyết áp cao không rõ nguyên nhân (essential hypertension), cần loại bỏ những yếu tố như bệnh
nhân lo âu lúc gặp người "áo choàng trắng" (white coat syndrome), đo lúc bệnh nhân vừa làm việc mệt nhọc, lúc nóng sốt,
xúc động, dùng thuốc kích thích (caffeine, pseudoephedrine), có thể làm ảnh hưởng đến áp huyết. Có những người áp
huyết lúc cao lúc thấp (labile hypertension). “Labile hypertension” là một chứng bệnh làm cho bệnh nhân áp huyết thay đổi
đột ngột khi cao khi thấp nhiều lần trong ngày, khó giữ ở mức ổn định. Người bệnh có thể thấy nhức đầu, ù tai kèm theo.
Những bệnh nhân này thường phản ứng với stress bằng các cơn áp huyết lên cao đột ngột. Stress có thể do mất việc làm,
buồn phiền việc gia đình, hay chỉ những phiền toái đơn giản như phải chờ đợi lúc kẹt xe, bực bội vì một chuyện nhỏ nhặt nào
đó. Stress cũng có thể do bệnh nhân sợ "máu cao" nguy hiểm cho mình, "đứt mạch máu", sợ chết.
Thường loại bệnh cao huyết áp "bất ổn" không đáp ứng tốt với các thuốc trị cao huyết áp thông thường. Uống thuốc loại này
có thể làm huyết áp bất ổn thêm: ví dụ chóng mặt (dizziness) có thể không liên hệ đến huyết áp cao làm bệnh nhân sợ, sợ
gây huyết áp vọt lên, bệnh nhân uống thuốc để hạ huyết áp, làm huyết áp tụt xuống quá thấp, lại gây chóng mặt, và như thế
tiếp theo...Một số bệnh nhân cần có những biện pháp đối phó với chứng lo âu, đối phó với stress thay vì chữa bằng thuốc
cao huyết áp: như dùng thuốc an thần, tâm lý trị liệu, hay những phương pháp thư giãn như thể thao, múa, thiền, tĩnh tâm
v..v...
Cách đo áp huyết cũng quan trọng và cần để ý những điểm sau:
Về cách đo huyết áp bằng máy tự động:
1. Nên kiểm soát pin còn tốt hay không, pin yếu có thể đo sai.
2. Một số máy có ngày tháng và memory nhớ các kết quả cho hai người. Nên điều chỉnh cho đúng, có thể dành memory A, B
cho mỗi người (vd vợ chồng khỏi lẫn lộn)
3. Ngồi xuống, lưng thẳng, đừng nằm xoài ra trên ghế.
4. Nghỉ ngơi vài phút, nhất là sau khi vừa mới làm việc gì mệt nhọc
5. Dùng cánh tay trần, hoặc áo vải mỏng; cởi áo len, áo khoác, v..v...
6. Để khuỷu tay phải lên bàn, cho máy đo nằm ngang tầm với tim, ngực mình.
7. Cho bờ dưới túi đo (cuff) cách nếp khuỷu tay chừng 1.25 cm (½ inch)
8. Cho ống cao su từ cuff nằm ngay giữa phía trước cánh tay.
9. Cho cuff bó vừa vào cánh tay, nếu thọc được hai đầu ngón tay vào phía trên là vừa.
10. Ngồi thẳng lên, hai chân nằm sát mặt đất và bắt đầu cho máy đo. Máy sẽ bơm cuff căng lên, làm cảm thấy tay bị siết lại.
11. Áp suất giảm từ từ, hai con số xuất hiện: số trên là áp suất thu tâm (SYS: systolic pressure) lúc tim bóp vào, và áp suất
trương tâm (DIA: diastolic pressure) lúc tâm thất nghỉ ngơi và máu đi vào đầy hai tâm thất.
12. Nếu muốn đo lại để có trị số trung bình, có thể đo bên kia (trái), hoặc đợi vài phút trước khi đo lại cùng một bên (đo lại
ngay có thể sai, quá thấp vì mạch máu vừa bị bóp chặt xong)
13. Nếu người mập quá, bắp cơ lớn quá, cần phải dùng máy có cuff lớn hơn trung bình. Nếu dùng cuff thường cho tay lớn
quá, trị số áp huyết có thể quá cao so với áp suất thực tế (chẩn đoán cao áp huyết sai).(3)
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền