logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 11/02/2016 lúc 09:34:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cửa hàng Louis Vuitton tại trung tâm mua sắm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội.

Có tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” trong 20 năm tiến hành đổi mới vừa qua ở Việt Nam, trong khi có nhận định rằng người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới.

Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”.

Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm 90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính.
Theo ông Kính, nếu thể hiện bằng biểu đồ, hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam có hình kim tự tháp với tầng lớp cao (phần chóp) theo thứ tự từ trên xuống bao gồm lãnh đạo, quản lý; doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Tầng lớp giữa gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tầng lớp thấp bao gồm lao động giản đơn và nông dân.

Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ:

“Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình kiểm soát thu nhập của người dân.”

Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ tới”.
Theo công ty tư vấn có trụ sở ở London, trong 10 năm tới, số người có tài sản từ 30 triệu đôla trở lên ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng hơn gấp đôi, lên con số 300 người với tỷ lệ tăng hơn 150%.

Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116 người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla.

Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam “do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”.

Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”.

Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.