logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/02/2016 lúc 06:04:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng giới thiệu tranh của mình. Photo by Tuong An

Trong tất cả các mặt bằng nghệ thuật tại Việt Nam, hội họa có thể được xem là một nghệ thuật đang trong thời kỳ phát triển. Tại các thành phố lớn, nhiều galery được mở ra để giới thiệu các tác phẩm đến giới thưởng ngoạn. Trong mục tiêu đem hội họa Việt Nam đến với quốc tế. Từ ngày 6 đến 28 tháng 2 một cuộc triển lãm tranh của 4 họa sĩ Việt Nam được tổ chức tại quận 13 Paris. Trong vòng 22 ngày, những người đam mê hội họa có thể thưởng thức nét đặc thù của 4 họa sĩ Lê Anh Hoài, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Nguyên Mạnh và Nguyễn văn Hổ qua nhiều sắc độ màu khác nhau.

Cuộc triển lãm tranh nhân dịp Tết Bính Thân đến từ ý kiến của Giáo sư Nguyễn Thái Sơn, chủ tịch Hội Interface Francophone Paris, một hiệp hội được lập ra để giao lưu văn hóa giữa những quốc gia có sử dụng tiếng Pháp. Ông Nguyễn Thái Sơn cho biết mục tiêu của cuộc triển lãm này:

"Chúng tôi làm như vậy với ý hướng có tính cách hoàn toàn về văn hóa, muốn giới thiệu văn hóa của Việt Nam, của dân tộc Việt Nam chứ không phải của chế độ nào, của chính phủ nào, mà là của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam để cho quốc tế biết, giúp cho nghệ thuật Việt Nam, hội họa Việt Nam ra quốc tế. Trong dịp này thì chúng tôi có hợp tác với khối nói tiếng Pháp, đại sứ Pháp tại Việt Nam.
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam ủng hộ sáng kiến này, vì tranh của người Việt hiện giờ được lắm, có tài nhưng không được giá vì không ai làm quảng cáo. Nhà nước thì còn yếu kém lắm, nhân viên của nhà nước thì không được đào tạo đàng hoàng. Chúng tôi, những xã hội dân sự thì chúng tôi phải làm điều đó để giúp cho dân. Chúng tôi muốn thăng hoa văn hóa Việt Nam."

Chủ đề của cuộc triển lãm là "Dằn vặt", tại sao lại lấy chủ đề này? Giáo sư Nguyễn Thái Sơn giải thích:

"Tiếng Pháp là "La Tourmente" nói lên tâm trạng của xã hội Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, còn dằn vặt lắm, dân tộc Việt Nam chưa được thăng bằng. Chúng tôi muốn nói với thế giới là dân tộc Việt Nam chưa lành mạnh, cần phải được giúp đỡ để được thăng bằng. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn được thay đổi, muốn tự do như những dân tộc khác, nhưng có những thành phần muốn níu kéo lại, họ sợ làm mất quyền lợi của họ, họ kéo lại, không cho làm để giữ quyền lợi của họ. Chúng tôi muốn nói về đề tài đó và những bức tranh này cũng nói lên đề tài đó. Người Pháp họ tới đây họ thích lắm và họ nói là sẽ hợp tác để mua những bức tranh này."

45 tác phẩm của 4 họa sĩ được mang đến Paris. Tuy nhiên, chỉ có 2 họa sĩ có may mắn được đồng hành cùng với tác phẩm của mình, đó là họa sĩ Lê Anh Hoài và họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng.

Đến Paris lần thứ hai, nhưng là lần đầu triển lãm, Qua 15 bức họa sơn dầu và màu nước mang theo lần này, họa sĩ Lê Anh Hào muốn thể hiện sự dằn vặt nội tâm qua chân dung méo mó, hoặc nửa người, nửa thú. Họa sĩ Lê Anh Hào chia sẻ về những tác phẩm của mình:
Lần này tôi chỉ mang theo một serie là những bức chân dung thôi, những bức chân dung của tôi được khai thác theo một hướng tức là những gương mặt có rất nhiều những xúc cảm như lo lắng, giận dữ, nhạo báng, hài hước. Tất nhiên tùy cảm nhận của người xem, nhưng mình cũng muốn người xem cảm nhận được sự hoang mang, dằn vặt, lo lắng của những người chung quanh tôi được thể hiện qua những tác phẩm đó."

Trong khi đó, 16 tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng mang đến Paris lần này là những bức tranh điển hình cho mỗi thời kỳ vẽ của anh. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện khác nhau thể hiện những thời kỳ đen tối, bế tắc hay những giai đoạn trong trẻo, nhẹ tênh hiếm hoi của đời họa sĩ. Nguyễn Xuân Hoàng chia sẻ những góc cạnh phức tạp của một nghệ sĩ:

"Thời kỳ đầm lầy, là thời kỳ mà em khá là bế tắc, dùng toàn những màu đen để vẽ, sơn rất là lỏng, cảm giác như mọi thứ đang nhễ nhãi, đang chảy rớt. Có những tác phẩm vẽ một lớp sáng rất nhẹ nhàng trong trẻo, cứ mỗi một thời kỳ có một tâm trạng, đời sống hoàn cảnh của em thay đổi, nói chung là em khá phức tạp, đa dạng một chút. Bản thân một nghệ sĩ mà không phức tạp thì nghệ thuật với anh ta không hề là một điều kỳ diệu. Bản thân một nghệ sĩ mà phức tạp thì anh càng đi vào nghệ thuật anh càng thấy cái phức tạp của bản thân cũng như là cách mà anh ta có thể nhận thức được nhiều điều của thế giới này. Lúc đó anh ta mới có thể trở thành một nghệ sĩ đạt được sự kỳ diệu."

Những tác phẩm nghệ thuật thường được lấy từ nguồn cảm hứng ngoại tại. Nhưng với họa sĩ Lê Anh Hoài, tác phẩm của anh chính là anh, là những cung bậc của cảm xúc nội tại được thể hiện qua những sắc độ của màu. Và những cung bậc đó không phải lúc nào cũng tròn trịa, hưng phấn mà tác phẩm của anh là những vết sẹo chứa đựng bên trong nỗi cô đơn, khủng hoảng. Anh nói:

"Thật ra, có lẽ cảm nhận của người vẽ là từ bên trong. Bạn bè tôi nói là tất cả những tranh của tôi đều có tôi trong đó, đều có người vẽ trong đó. Thế thì chắc chắn là cái khủng hoảng này xuất phát từ bên trong mình là chính. Thế nhưng một cảm xúc khác thì xã hội Việt Nam đang chuyển động rất là mạnh, cái cũ, cái mới, cái lạc hậu, kể cả cái mới tiếp nhận, cũng rất nhiều những va đập. Và cuộc sống thì cũng có rất nhiều sự khủng hoảng. Với góc độ nhìn từ cá nhân tôi thì một số góc cạnh đó cộng lại thành các tác phẩm này. Có thể khi mình nhìn những người vui, mình cũng thấy họ vui, nhưng mình không vẽ, mình chỉ vẽ những cái nó đang ở trong mình thôi. Tôi có cảm hứng với những số phận, những gương mặt buồn, có góc cạnh buồn, xung đột nhiều hơn."
Tranh của Nguyễn Xuân Hoàng phần lớn được lấy cảm xúc từ ngoại tại, đó là những đối tượng rất gần gũi với anh, từ người yêu của chính mình đến một người phụ nữ đấm bóp trên đường phố, người nghệ sĩ gặp ở đường hầm métro tại Paris cũng là nguồn cảm hứng để ghi lại trên khung vải.

"Em chọn nghệ thuật không phải em nhìn xa, em nghĩ gần, em toàn vẽ những gì chung quanh thôi, gần gũi em, khi em chọn con đường nghệ thuật, em có năng khiếu, khi em có năng khiếu thì nó gần gũi với em nhất, em có thể làm được tốt nhất. Cái quan tâm của em nhất là con người. Tranh của em thường vẽ con người và những đồ vật chúng quanh em. Ngay cả em đi Paris, cái mà em quan tâm, cảm xúc đập vào em không phải là kiến trúc hoành tráng hay đường phố hay đời sống văn minh hơn ở Việt Nam hay cái gì khác mà là khi em vào những ga tàu ngầm, em gặp những người vô gia cư hay là những người chơi nhạc đường phố, em rất là thích và xúc động, em về nhà vẽ ngay tác phẩm một nhạc công đang chơi violon."

Là một nhà báo, một họa sĩ, nhà văn, nghệ thuật thị giác, Lê Anh Hoài là một tập hợp của nhiều thể hình nghệ thuật khác nhau. Với anh, mỗi cảm hứng được thể hiện bằng mỗi loại hình sáng tác riêng như mỗi chiếc thuyền chuyên chở những sản phẩm riêng của nó đến với khách thưởng ngoạn. Anh nói:

"Khi tôi viết, làm thơ hay sáng tác văn chương, thì bản thân ngôn từ có một sức mạnh riêng và nó đòi hỏi một lối tư duy khác nhưng có những cái mà tôi thấy viết không đáp ứng được thì lúc đó mình phải vẽ, mình phải làm performence art, rồi nhiều thứ khác… Tôi nghĩ mỗi cái đều có một sức mạnh riêng, khi mình đa dạng được những sáng tác của mình thì cũng rất có lợi cho việc đưa tiếng nói của mình ra trước quần chúng. Còn làm báo tôi không coi nó là một nghệ thuật mà chỉ là một việc làm để tồn tại, đó là một ngăn khác, việc mình phải làm sao cho nó chuyên nghiệp còn việc sáng tác thì còn tùy theo cảm hứng."

Dùng văn chương và hội họa để lửng lơ với cảm xúc của mình, nhưng để có thể nuôi sống cảm giác lửng lơ đó thì chính là nghề làm báo, họa sĩ Lê Anh Hoài thú nhận:

"Cái chính là nghề làm báo của tôi, cái nghề đó mới nuôi sống tôi và gia đình. Thị trường tranh ở Việt Nam rất èo uột, rất khó bán. Còn viết sách thì mình hứng thú mình làm thôi. Sách ở Việt Nam xuất bản 2000-3000 bản thôi, sách viết 1-2 năm, xuất bản chỉ thu được khoảng 10 triệu."

35 tuổi đời, 16 tuổi nghề, với phong thái vui tươi, cởi mở, Nguyễn Xuân Hoàng chia sẻ những khó khăn gặp phải của giới nghệ sĩ, đặc biệt là hội họa tại Việt Nam:

"Họa sĩ trên thế giới mà chưa thành công thì tất cả đều khó khăn, ở Việt Nam thì nghệ sĩ thành công rất ít. Chính phủ, hội nghệ thuật trong nước cũng không đầu tư cho nghệ thuật đương đại của chúng em nhiều lắm, bao nhiêu năm rồi cũng thế thôi. Bọn em toàn phải tự cố gắng hết, từ lối sống bản thân, tự làm tác phẩm, không có gia đình, bạn bè giúp đỡ thì cũng rất khó để mà theo nghề."
Các họa sĩ hiện đại không theo một trường phái nào mà mỗi người tự khám phá cho mình một hướng riêng từ cách tạo hình cho đến sử dụng màu sắc. Nguyễn Xuân Hoàng đã mất 10 năm để tìm cho mình một phong thái mới mà anh gọi là "đảo ngược không gian" được thể hiện qua tác phẩm "Hay là trôi mãi" với điểm tụ là chân trời, điểm tụ không ở đằng sau tranh mà ở đằng trước tranh như lời giải thích của anh. Niềm đam mê sáng tạo là chìa khóa của thành công, anh nói:

"Bất kỳ một công sức nào cũng phải có thành quả, quan trọng là mình có yêu, có đam mê và muốn làm hay không? thời gian đầu vẽ cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng đến lúc nào đó mình phải có niềm tin, lúc bắt đầu bán được tác phẩm, được các galery để ý, các nhà sưu tập để sy đến mình, dần dần mình có những thành quả, lúc đó thì cuộc sống nó cũng dễ chịu hơn và thúc đẩy mình làm việc tiếp."
UserPostedImage
Những bức tranh của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng. Photo by Tuong An

Một người khách đặc biệt cũng có mặt trong buổi triển lãm là ông Guy Georges Vĩnh San, tức Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Ngọc, con trai của vua Duy Tân, cho biết cảm tưởng:
UserPostedImage
Khách đang xem tranh. Photo by Tuong An

"Tôi rất lấy làm hài lòng được xem các bức tranh có rất nhiều đặc thù và rất sâu sắc, bởi vì nó biểu hiện được những nỗi thống khổ. Cùng một lúc nó diễn tả được sự sáng suốt mà người xem có thể cảm nhận được. Họa sĩ này quả là một người có bàn tay nghệ thuật cao. Dù không phải là một chuyên viên về hội họa nhưng tôi có thể biết, chẳng hạn như đây là một bức tranh tân thời, nó phản ảnh một cái gì đó đã làm xúc động trong tâm hồn của người họa sĩ này và cái nhìn của ông được diễn tả qua những bức tranh về thế giới và nói một cách đơn giản là những gì đã xảy ra chung quanh đời sống hàng ngày của ông."

Bên cạnh các tác phẩm của Lê Anh Hoài, Nguyễn Xuân Phương, 8 tác phẩm của họa sĩ Lê Nguyên Mạnh và 8 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn văn Hổ diễn tả sự ngộp thở của đời sống đô thị, sự bất an của xã hội, những tuổi trẻ chúi đầu vào bụi xe, sự vô cảm của con người trong một xã hội đang bị vật chất hóa được thể hiện một cách châm biếm, có chút hài hước nhưng mang đậm bản chất Việt cũng lôi kéo được sự quan tâm của nhiều khách xem, đặc biệt là người Pháp, đúng như mong muốn của Ban Tổ Chức là đem hội họa Việt Nam đến với thế giới bên ngoài.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.