logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/02/2016 lúc 10:11:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Bài viết trên báo Dân Việt trích lời cô Phạm Thị Ngọc Tâm, hiệu trưởng trường Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân: “Không đánh nhau sẽ không năng động”. Screenshot of danviet.vn

Tại thành phố Huế hôm thứ Năm 18 tháng 2, một nữ sinh Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân bị năm sáu bạn gái cùng trường xúm vào đánh đấm tới tấp trong lúc những học sinh khác chỉ đứng nhìn chứ không can thiệp.

Đây là lần thứ hai khi mà âm vang vụ nữ sinh đánh nhau lần trước ở Trung Học Cơ Sở Trần Phú, thành phố Huế, chưa kịp lắng xuống trong lòng mọi người.

Tin tức vừa nêu được các báo trong nước như tờ Thanh Niên hay tờ Dân Việt đăng lên với hình ảnh, thậm chí cả video clip cận cảnh năm sáu cô gái vừa chửi vừa đánh vừa đá vào mặt làm nạn nhân ngã bệt xuống đất, trong lúc bao nhiêu học sinh khác vây quanh chỉ đứng nhìn.

Đến khi giám thị của trường hay tin và chạy ra thì nhóm nữ sinh hung hăng kia đã tháo chạy sau khi có người la to là công an tới.

“Trường Bùi Thị Xuân là một trường vừa nam vừa nữ chứ không phải chỉ riêng là trường nữ. Hiện tượng nữ sinh đánh nhau không phải là trường hợp phổ biến ở Huế đâu. Nề nếp của người Huế mình thì đa số vẫn còn giữ được gia phong, tính cách của phụ nữ là dịu dàng và nhẹ nhàng , thấy như vậy thì thật sự cũng đau lòng.”
Bà Thanh Nhã, cư dân Huế, đang trông coi Quán Cơm Xã Hội dành cho sinh viên học sinh nghèo trong thành phố:

“Có lẽ là do hiện trạng xã hội, có những cái nó làm biến đổi đi tính cách của nữ sinh Huế. Mình nghĩ cũng nên nhìn lại sự giáo dục của học đường cũng như là tác động của xã hội, tác động của gia đình đối với những con em của mình, mình phải nhìn lại.”

Theo một phụ huynh là bà Tuyết, chủ nhân nhà sách Hồng Đức, mọi người gần như bị sốc vì chuyện hai lần nữ sinh Huế sinh sự đánh nhau không nể nang ngay trước cổng trường. Nguyên nhân được báo chí nêu ra là do chuyện yêu đương cũng như xuất phát từ mâu thuẫn đã có trước đó. Tình trạng nữ sinh ngang nhiên thượng cẳng chân hạ cẳng tay trước mặt bạn bè, bà Tuyết nói tiếp, là tiếng chuông cảnh báo đối với những ai lơ là trong việc chăm sóc dạy dỗ con cái:

“Đây là nỗi đau của thế hệ bọn mình nhìn về thế hệ sau. Nhưng mà khi mình hỏi ra thì ba mẹ của em gái đó đi làm ở Lào, giao em lại cho ông bà ở đây, thì họ không có trách nhiệm chi hết trơn.

Mà cái thế giới bây giờ không còn thơ mộng, lãng mạn, nhẹ nhàng và dễ thương như hồi xưa của bọn mình. Thế giới bây giờ của bọn trẻ, không biết vì mạng xã hội nó mạnh quá, rồi an sinh xã hội, giáo dục không được tốt. Bây giờ thấy hắn hư hỏng quá mà không biết nguyên nhân do đâu nữa. Nếu con mình bị lôi kéo vô những trường hợp như rứa thì mình rất là đau lòng.”

Cùng với sự bàng hoàng thì dư luận Huế còn phát hoảng khi báo Dân Việt đi một bài tựa đề “Nữ Sinh Không Đánh Nhau Sẽ Không Năng Động”.

Được biết ngay buổi chiều 18 là ngày xảy ra vụ năm sáu nữ sinh đánh hội đồng một nữ sinh trước cổng Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân, phóng viên báo Dân Việt đã đến gặp hiệu trưởng trường là cô Phạm Thị Ngọc Tâm để tìm hiểu vụ việc.
Sau đó, bài báo của phóng viên tờ Dân Việt tường thuật lời cô hiệu trưởng Phạm Thị Ngọc Tâm: vì gia đình em nữ sinh bị hành hung không muốn làm lớn chuyện nên nhà trường không truy tìm thủ phạm đã đánh đập em.

Báo Dân Việt còn trích nguyên văn lời cô hiệu trưởng là “Đây là tuổi mới lớn, nếu các em không đánh nhau, không xích mích nhau thì không bao giờ các em năng động được.”

Cô hiệu trưởng Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân còn giải thích sở dĩ khi đó có đông học sinh đứng xem mà không ai dám can ngăn vì chính các em cũng sợ mình bị đánh.

Một phụ huynh tên Tuyết nói rằng bà đã rất sốc khi nghe lời phát biểu của cô hiệu trưởng Phạm Thị Ngọc Tâm:

“Phát biểu như vậy cho nên con em hư, giáo dục hư, bị xuống cấp. Cô giáo mà nói như vậy thì còn chi là giáo dục nữa. Phải nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng chứ cô giáo nói như vậy là cô giáo vô trách nhiệm.”

Chị Châu, có em gái đang học trung học, nói rằng chuyện xảy ra trước cổng trường thì trách nhiệm đầu tiên là thuộc về ban giám hiệu:

“Cái này phụ thuộc bên trường học và bên phía các giáo viên, phải quan tâm và phải định hướng lại. Thực sự phải là người trong ngành và thứ hai là những người chịu trách nhiêm bên giáo dục hiểu rõ vấn đề mới giải quyết được, còn nếu chỉ bề ngoài thì em nghĩ không hiệu quả đâu.”

Hình ảnh mà báo chí trong nước đưa lên cho thấy nhóm nữ sinh lớp Mười của Trung Học Phổ Thông Bùi Thị Xuân đã túm tóc, đánh vào mặt rồi đạp nạn nhân ngã xuống đất. Phải đến khi một người dân đưa máy lên chụp và hô to là công an đây thì nhóm học sinh nọ mới bỏ chạy. Bà phụ huynh tên Tuyết bày tỏ cảm tưởng:

“Nếu như phụ huynh, nếu như các trường ráp lại phong cách cho các em thì các trường nên cho các em mặt áo dài. Khi mặc áo dài là phong cách theo đó mà nền nã nhẹ nhàng hơn. Đây hắn ăn mặc lung tung, vô trật tự... Ít ra mỗi một tuần thì mỗi sáng thứ Hai mặc áo dài, để cho các em thấy được cái đẹp thùy mị đoan trang của con gái nói chung và gái Huế nói riêng.”
Chuyện học trò đánh nhau trong trường xưa nay lúc nào cũng có, nhưng nếu chuyện nữ sinh trong độ tuổi sắp làm người lớn mà đánh nhau hoặc cả nhóm hành hung một em một cách dã man là hiện tượng xã hội đáng lưu ý và không thể coi nhẹ.

Tiến sĩ Pham Quỳnh Hương, Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, Viện Xã Hội Học ở Hà Nội khẳng định:

“Chuyện con gái đánh nhau bây giờ người ta nói nhiều đến, người ta lên báo chí rồi quay phim lên các thứ gây một sự chú ý. Quan niệm của Việt Nam mình vốn là con gái phải thùy mị nết na hiền dịu này nọ. Đấy là cách suy nghĩ tạm gọi là phân biệt giới nam và giới nữ. Chỉ có cái khi người ta giật tít đưa lên báo thì người ta theo để người ta phản đối này nọ.

Nói vậy không có nghĩa rằng việc đấy là điều bình thường, là nên làm. Đã là học sinh trung học, chuẩn bị đến tuổi thành niên mà có hành vi như thế đúng là điều đáng phê phán. Vì chuyện gì mà đưa nhau ra và xử lý nhau bằng vũ lực cũng một phần là do phim ảnh sách báo nhiều bạo lực ảnh hưởng đến thanh niên.”
UserPostedImage
Nữ sinh thành phố Huế đánh nhau trong trường.

Mặt khác, tiến sĩ xã hội Phạm Quỳnh Hương nói tiếp, hành vi bạo động của nữ sinh bị phê phán thì ít mà phát biểu của hiệu trưởng rằng “không xích mích không đánh nhau thì các em không năng động được” mới là điều vô cùng bất ngờ và đáng tiếc:

“Là hiệu trưởng chắc phải suy nghĩ và phát ngôn có chừng có mực, nếu đúng là bà ấy nói thế thì đúng là không có gì để nói nữa, cứ cho rằng thiếu suy nghĩ là đơn giản nhất.

Giáo dục cho thanh niên năng động là phải đánh nhau thì họ chả hiểu thế nào là năng động cả. Hơn nữa nhà trường không giáo dục cho thanh niên trong trường hợp có xích mích thì giải quyết bất đồng bằng cách gì. Nhà trường không giáo dục cách nào đấy để biết cách đối thoại, biết cách giàn xếp những xích mích. Không giáo dục thanh niên theo hướng đấy mà lại giáo dục theo hướng dùng vũ lực thì kết quả là giáo dục của nhà trường và của gia đình cuối cùng nó ra một sản phẩm như thế thôi.”

Đường dây viễn liên cũng đã nhiều lần được nối về số máy của cô hiệu trưởng Phạm Thị Ngọc Tâm để hỏi cho ra lẽ về lời phát biểu của cô nhưng rất tiếc không có ai bắt máy.
Theo RFA
phai  
#2 Đã gửi : 21/02/2016 lúc 10:13:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp


UserPostedImage
Ảnh minh hoạ.

Tết là dịp diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các sinh hoạt cộng đồng, cũng là lúc trỗi dậy những điệp khúc buồn quen thuộc về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam, với các lễ hội tranh giành hỗn loạn, tình trạng ẩu đả, cướp giựt gia tăng.

Văn hóa Việt Nam bị cho là đã xuống cấp trầm trọng, nhưng xuống cấp từ khi nào và làm cách nào để thay đổi?

Có người nhận xét rằng dường như cách hành xử cướp đoạt và tư duy chụp giựt đang ăn sâu vào thói quen, tiềm thức của mọi người, bất kể giàu-nghèo, và đang diễn ra trong mọi góc cạnh đời sống người Việt ngày nay, từ bệnh viện, trường học, chùa chiền, đến những nơi vui chơi ăn uống sang trọng.

Đạo đức, văn hóa ứng xử ngày càng tuột dốc tệ hại vì dân trí thấp, vì thiếu giáo dục văn hóa, hay vì môi trường sống xô đẩy?

Mời các bạn cùng Tạp chí Thanh Niên hôm nay tìm hiểu qua cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học, nhà sư phạm, và cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa-truyền thống Việt Nam, sáng lập viên Qũy Văn hóa Giáo dục Hãn nguyên Nguyễn Nhã.


Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...05149e72ff3_original.mp3


TS Nhã: Hiện giờ văn hóa đang xuống cấp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là giáo dục làm người không được tôn trọng, không được quan tâm. Giáo dục bây giờ chỉ lấy bằng thôi.

Trà Mi: Nhiều người cho rằng dân trí thấp và môi trường sống cũng là nguyên nhân của nền văn hóa tuột dốc. Ý kiến của ông thế nào?

TS Nhã: Nếu do dân trí, phải nói nông thôn của mình hồi xưa trước 1945 dân trí đâu có cao, hầu hết là mù chữ. Nhưng người nông dân Việt Nam thời đó rất đàng hoàng. Ví như mẹ tôi dù mù chữ nhưng đã dạy cho tôi rất nhiều điều, khác với bây giờ. Đấy cũng cho thấy văn hóa sống trong gia đình, làng xóm, xã hội đã thay đổi. Sự thay đổi đó cho thấy cái hay mình lại bỏ đi, mất đi rất nhiều trong khi cái dở lại sinh ra nhiều.
Trà Mi: Một sự thay đổi dẫn tới cái hay bị mất đi nhiều và cái dở lại sinh ra nhiều, phải chăng đây là một sự thay đổi tiêu cực?

TS Nhã: Vâng, đúng như vậy. Lối sống mới, giới trẻ vọng ngoại, ít theo và coi thường những cái gì truyền thống. Đó là cái dở nhất. Những người sống trong thời chiến hồi xưa, kể cả ở miền Bắc, dù nghèo khó lắm nhưng tinh thần không như bây giờ. Hiện giờ bị mất phương hướng từ trên xuống dưới, mọi sự bắt đầu từ văn hóa giáo dục.

Trà Mi: Về yếu tố môi trường sống, ông nghĩ sao? Có người cho rằng nâng cao giáo dục văn hóa mà môi trường sống xung quanh không được cải thiện cũng thế thôi. Sống giữa những bon chen, chà đạp, chụp giựt, mình có giáo dục văn hóa tới đâu cũng khó có thể giữ mình. Phải chăng yếu tố môi trường sống cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với văn hóa?

TS Nhã: Vâng, đa số thiếu giáo dục mà tăng nhiều thì làm ảnh hưởng tới môi trường sống. Đạo đức đang xuống cấp, nhưng tôi tin rồi sẽ có lúc phục dựng hoặc phát triển lại vì đó là quy luật của lịch sử.

Trà Mi: Tiến sĩ nhìn thấy sự phục hưng sớm muộn ra sao?

TS Nhã: Khó có thể nói được tương lai ra sao. Nếu những nhà giáo dục họ bình tĩnh, không bó tay như hiện nay thì mọi chuyện sẽ khác.

Trà Mi: Một nền văn hóa và một xã hội ‘mất phương hướng’ trở nên hỗn độn và thui chột. Lỗi này do đâu?

TS Nhã: Có người nói đây là ‘lỗi của hệ thống.’ Dĩ nhiên, bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam thì chính quyền cũng có vai trò quan trọng. Nhưng, theo tôi, mỗi người dân đều có trách nhiệm. Từ già tới trẻ đều có trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ khác đi, nhưng bây giờ người ta không quan tâm điều đó.
Trà Mi: Có thắc mắc rằng những thời trước không thấy tệ như vậy, phải chăng thời đại xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những đặc điểm như thế cho người Việt ngày nay?

TS Nhã: Không thể nói chủ nghĩa nọ chủ nghĩa kia có trách nhiệm. Nhà cầm quyền phải có trách nhiệm, tất cả các giới phải có trách nhiệm, mà giờ thì cảm thấy người ta không có trách nhiệm. Đó, căn gốc nằm ở ‘hệ thống’. Từ cá nhân cho tới cộng đồng, mọi người đều cảm thấy không phải trách nhiệm của mình.

Trà Mi: Người ta lập luận rằng trong một xã hội mà sự cướp đoạt lên ngôi cộng với sự mất niềm tin vào luật pháp thì mọi người phải tranh giành chụp giựt, đạp lên nhau để tồn tại, nếu không, sẽ bị thua thiệt. Nếu xã hội không tạo ra hoàn cảnh như thế, nếu thời đại không đưa ra những khốn khó như thế thì chắc con người sẽ tốt đẹp hơn, cư xử tử tế hơn?

TS Nhã: Tôi nghĩ vậy. Mỗi thời một khác, nhưng những căn bản để mà giữ thì hiện nay mình đã mất cả, mất căn bản của truyền thống.

Trà Mi: Điều này xuất phát điểm từ đâu, từ bao giờ trong xã hội Việt Nam?

TS Nhã: Thời đổi mới, thời chiến tranh và thời nay hoàn toàn khác. Thời chiến tranh người ta tập trung vào vấn đề đấu tranh, hy sinh. Còn bây giờ người ta lo hưởng thụ thôi mà. Về mặt đạo đức, con người thời chiến tranh và thời nay khác nhau nhiều lắm, cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Trà Mi: Giải pháp nào cho thực trạng văn hóa hiện nay?

TS Nhã: Chính quyền, người có chức có quyền, những người có trách nhiệm phải làm gương trước tiên. Theo tôi, khi mọi việc đến tận cùng thì phải biến chuyển thôi.

Trà Mi: Nhưng liệu có nên chờ mọi việc tự biến chuyển khi đến tận cùng hay không?
TS Nhã: Vấn đề hiện nay là giáo dục. Nếu nhà nước và tất cả các giới quan tâm đến giáo dục thì sẽ khác.

Trà Mi: Những người quản lý đổ lỗi rằng đây là hệ quả của kinh tế thị trường…

TS Nhã: Hiện nay hầu hết các nước đều kinh tế thị trường nhưng họ như thế nào thì mọi người biết rồi.

Trà Mi: Theo ông, giáo dục phải cải thiện, nhưng cụ thể phải cải thiện thế nào? Môi trường sư phạm Việt Nam hiện có giáo dục ý thức công dân từ cấp tiểu học lên tới đại học, theo ông, vì sao không hiệu quả?

TS Nhã: Tôi từng lo giáo dục nhiều thời, tôi biết mà. Hiện nay người ta quan tâm đến điểm số, thành tích thi đua, không thực chất. Bây giờ chỉ cần 2 điều. Một là không được nói dối, bởi vì gian dối thì chất lượng không cao. Bây giờ giáo dục phải làm sao không được nói dối nữa. Thứ hai, phải cư xử với nhau cho tử tế. Chỉ cần thay đổi hai điều đó thôi, mà tôi đã nói với rất nhiều người, ai cũng bảo là khó quá. Bây giờ nếu mình có một hệ thống chính trị rất minh bạch, trung thực thì chất lượng sẽ cao thôi. Lỗi hệ thống!
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.