logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/04/2013 lúc 05:01:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Người vợ đang chăm sóc cho anh Thi (Cảnh trong phim)
Ngoài Tay Em, tựa đề Anh ngữ With Or Without Me, là bộ phim tài liệu tiếng Việt được trình chiếu tại Liên Hoan Phim Tài Liệu Quốc Tế Salaya ở Bangkok, Thái Lan, hôm 7 tháng Tư vừa qua.
UserPostedImage
Đạo diễn Swann Dubus và đạo diễn phim tài liệu Trần Phương Thảo (từ trên xuống)
Đây là lần thứ ba Salaya International Documentary Film Festival trở lại Bangkok với các bộ phim tài liệu từ Malaysia, Miến Điện, Việt Nam, Kampuchia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ. Khác với các nước vừa kể với hai hoặc ba tác phẩm, Việt Nam chỉ có With Or Without Me, Trong Hay Ngoài Tay Em, do hai đạo diễn trẻ một Việt một Pháp thực hiện, Trần Phương Thảo và Swann Dubus, được đưa vào danh sách ASEAN Competition của liên hoan phim tài liệu quốc tế Salaya kỳ này.
UserPostedImage
Anh Thi chuẩn bị chích ma túy(Cảnh trong phim)
Đạo diễn Trần Phương Thảo

Tốt nghiệp đại học Ngoại Thương Hà Nội, Trần Phương Thảo không làm kinh doanh mà lại ao ước trở thành đạo diễn điện ảnh chuyên nghiệp. Giấc mơ bắt nguồn từ những ngày ngồi dịch các bộ phim cho Trung Tâm Văn Hoá Pháp ở Hà Nội. Năm 2001, Trần Phương Thảo sang Paris, năm 2004 tốt nghiệp đạo diễn phim tài liệu tại đại học Poitiers, Pháp. Trở về quê nhà, được cơ may làm việc cùng Trại Sáng Tác Phim Tài Liệu Varan, Les Ateliers Varan:

Do nhiều cơ duyên khác nhau mà Thảo chọn làm phim tài liệu bởi vì thấy rằng nó có thể giúp cho mình truyền đạt những gì mình suy nghĩ về xã hội về bản thân.

Thế nhưng cú hích để Thảo bắt đầu làm phim tài liệu tại Việt Nam là nhờ Trại Sáng Tác Phim Tài Liệu Thực Tế Varan, Les Ateliers Varan. Đây là một trại sáng tác ở Paris và họ đã làm việc tại Việt Nam. Thời gian đầu là với sự hợp tác của Hãng Phim Tài Liệu Khoa Học Trung Ương tại Hà Nội từ năm 2004 cho đến bây giờ.
Đạo diễn Swann Dubus, xuất thân ngành Văn Chương và Phim Ảnh tại Pháp, là người thực hiện nhiều bộ phim tài liệu ở Pháp từ năm 2000. Từng làm việc ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Á, bây giờ đạo diễn Dubus dừng chân tại Hà Nội với người bạn đời Phương Thảo, sát cánh cùng cô trong từng sketch từng clip phim tài liệu chung của hai người.

UserPostedImage
Anh Trung hơ kim tiêm vào lửa đó là cách khử trùng duy nhất ...(cảnh trong phim)

Hai năm qua, Trong Hay Ngoài Tay Em lần lượt đến với các liên hoan phim ảnh quốc tế DOK Leipzig ở Đức, Torino IFF ở Italy, DOK Fest Munich, Đức quốc, Chiangmai Lifescape, Thái Lan, DMZ Docs Seoul, Nam Hàn, Luang Prabang IFF, Lào, Festival Jean Rouch-Paris Ethnographic Film Featival , Pháp, rồi thì Salaya International Film Festival tháng Tư này ở Bangkok.

Và bộ phim Trong Hay Ngoài Tay Em, mà Trần Phương Thảo và Swann Dubus trực tiếp cầm máy để bấm từng thước phim tại tỉnh Điện Biên miền Bắc Việt Nam, cũng đã góp mặt FiFF Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần thứ VI tại Nam California, Hoa Kỳ trong thời gian từ ngày 4 đến ngày 14 tháng Tư này.

With Or Without Me, một thông điệp gởi đến mọi người

Tựa đề của bộ phim dễ làm người ta liên tưởng đến một chuyện tình lãng mạn hoặc có thể được lồng vào thể loại action phim hành động với những pha gay cấn và bắt mắt chẳng hạn. Nhưng đã gọi là phim tài liệu thì Trong Hay Ngoài Tay Em không phải và không thể là một câu chuyện vui mà nhiều phần nặng nề, buồn bã, tuyệt vọng.

Điểm nóng thì cách nhà em gần trăm mét. Những người bán thì nó ngồi ở đường ấy thôi, cũng gần như kiểu bán rau bán quán ngoài chợ. Vào mua thuốc là chúng nó đang chơi bài chơi bạc, nó quay ra nó nói mình chẳng ra cái gì cả. Nghĩ tức lắm, muốn bỏ, bỏ để khỏi phải mò mặt sang đây nhìn thấy chúng nó.

Hai vai chính, Thi và Trung, là hai con nghiện ngoài đời thật, như bao nhiêu người trẻ tại vùng đất Điện Biên, nơi con đường thuốc trắng, tức heroin, băng qua từ Lào trước khi đến Trung Quốc. Họ đã nghiện đến độ tự tiêm chích mỗi ngày để rồi vướng vào SIDA, HIV/AIDS.

Ngày xưa Điện Biên cũng chả có gì, chỉ có mỗi nông trường thôi. Vào thập kỷ 90 ấy, nhà nước đâu đâu cũng có băng rôn là hô khẩu hiệu tích cực trồng cây anh túc, lúc ấy là ngoại thương thu mua. Hút thì lúc đấy người ta không quan niệm là nghiện. Thế sau đấy có Liên Hiệp Quốc hay cái gì đấy mình chưa biết được, cấm trồng một cái, thế là bắt đầu phải dấu diếm.

Phá bỏ cây thuốc phiện một cái thì bắt đầu chuyển sang thiếu thuốc thì lúc ấy mới biết là nghiện. Chuyển sang năm 96 thì bắt đầu có cái hàng trắng mà lúc ấy cũng chưa biết là heroin. Điện Biên thì giáp Lào, biên giới, dân người ta sang đấy người ta mua về, cái lợi nhuận nó cao, có cái để mà sử dụng.
Đạo diễn Trần Phương Thảo: Bộ phim Trong Hay Ngoài tay Em bắt đầu được thực hiện từ 2010. Tại sao Thảo lại đến với đề tài nghiện hút và thứ hai là tại sao Thảo lựa chọn vùng đất Điện Biên Phủ là bởi vì trước đó Thảo có cơ may được làm bộ phim truyền thông về những người phụ nữ bị nhiễm HIV. Cơ hội ấy đã khiến Thảo làm việc với nhiều chị phụ nữ ở Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng.

Nó để lại cho em một cảm xúc rất đặc biệt bổi khi tiếp xúc với những người vượt qua cái chết nhờ thuốc ARV, lúc tưởng chết rồi thì hoá ra họ sống lại, họ có một cái nhìn rất trực diện về cuộc sống. Cái khả năng tự diễu số phận, khả năng đùa với một sự hài hước về bi kịch của họ khiến cho Thảo thực sự mong muốn được làm bộ phim với những thân phận này. Khi đi khảo sát khoảng độ một trăm gia đình thì bọn em mới dần thấy dù trực tiếp hay gián tiếp thì rất nhiều trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam là do từ chồng, do từ việc tiêm chích ma túy. Từ lúc dịch HIV bắt đầu tới bây giờ thì cũng có nhiều thay đổi nhưng mà ở Việt Nam ở con đường lây truyền qua đường máu vẫn là rất cao so với thế giới.

Trong lúc Thi muốn bỏ thuốc, muốn cai nghiện, Trung lại muốn buông xuôi vào cái chết. Cả hai là thảm cảnh là nỗi đau triền miên của mẹ và của vợ, những người đàn bà yêu thương họ, mà cũng là thử thách điển hình của cộng đồng, nhân viên y tế, cán sự xã hội mong muốn đưa họ ra khỏi cảnh đời u ám tựa cái chết của một người đang sống, muốn từ họ làm tấm gương cảnh tĩnh phấn đấu chống sự cám dỗ quái ác của ma túy.


Ở cái chỗ kinh tế không có thì những đồng tiền mua kim tiêm làm sao mà có, thì bắt buộc phải sử dụng chung. Một người phát hiện một cái thì có mười người trong cái nhóm chơi chung đó thì cứ lần lượt...Có người thì chênh nhau một tuần, cũng có người chênh nhau năm hôm, cũng có người chênh nhau một năm . Ở Điện Biên này chết vì AIDS là bình thường, không có gì xa lạ.

Trước đây nói đến HIV thì chúng ta rất là sợ nhưng với ngày nay đã có nhiều người nhiễm HIV ở ngay bên cạnh chúng ta rồi. Khi bắt đầu, tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh phát hiện HIV chậm nhất so với cả nước. Bắt đầu đến tháng Sáu năm 1998 chúng ta mới phát hiện được sáu ca nhiễm HIV đầu tiên chỉ tại một địa bàn đó là thanh phố Điện Biên Phủ.

Những năm trước đây thì chúng ta chỉ có một hai trăm người nhiễm tức là cao lắm rồi. Nhưng mà hiện nay thì chúng ta đã có trên một nghìn người nhiễm phát hiện trong một năm. Nghĩa là chỉ trong từ tháng Một đến tháng Mười chúng ta đã phát hiện được 1.046 trường hợp. Thì chúng ta cứ cảm tưởng xem, chỉ trong một cái tỉnh Điện Biên của chúng ta, rất là nhỏ thôi, bằng tầm này ngày nay cho đến bằng tầm này ngày mai, các bác ngủ dậy sáng mai thì lại gần bốn người nữa phát hiện có HIV.

Bộ phim Trong Hay Ngoài Tay Em có đoạn kết thật buồn thảm, tựa sức sống đang tàn lụi dần của một kẻ nghiện với HIV/AIDS mà đã truyền sang cho người vợ hết lòng yêu thương mình:

Hồi đấy thì em vẫn còn nhỏ, lớp Bảy lớp Tám gì thôi thì ở bản em đã có hai ba người nghiện thuốc đen rồi. Từ ngày mà xuất hiện heroin thì người ta sử dụng nhiều hơn, sử dụng nhanh gọn. Ví dụ như thuốc đen phải nằm, nằm đến một ngày cũng nằm, còn chích thì chỉ tầm độ 10 phút là cùng.

Trước kia là em rất sợ, thấy các anh chích cũng ghê, không dám nhìn. Thế mà về sau lại chẳng biết như thế nào chính mình lại sống với người ma túy đấy.

Đạo diển Trần Phương Thảo: Đây là bộ phim hoàn toàn là phim tài liệu và không có sự sắp đặt sẵn. Các nhân vật đều là người thật việc thật, những gì xảy ra trong bộ phim cũng là những gì đã xảy ra thực tế với họ. Đúng là khán giả có thể hơi ngỡ ngàng về cách thức thể hiện phim nhưng mà cái đấy xuất phát từ mong muôn khi mà ê kíp bọn em thực hiện bộ phim này. Bởi khi đi khảo sát mới thấy rằng đây là vấn đề mà nó ảnh hưởng đến tất cả các gia đình Việt Nam dù là dân tộc gì dù là hoàn cảnh kinh tế xã hội nào.
Đó không chỉ là vấn đề thuộc về đô thị mà những người nghiện hút là nông dân, là công nhân, hoặc là gia đình mà bố đã từng đi chiến đấu. Nó là một vấn đề xảy ra rất nhanh với nhiều gia đình rất khác nhau chứ không chỉ mang tính chất là tệ nạn xã hội.

Những điều Trần Phương Thảo cố trình bày cũng là những ý nghĩ đấu tiên của Swann Dubus , khi lên vùng đất Điện Biên mà anh từng nghe danh lúc còn ở Pháp:

Đạo diễn Dubus: Đó là một thời gian làm việc lâu dài ở vùng Tây Bắc mà nơi hoàn thành cuốn phim là Điện Biên. Được tiếp cận với người thật việc thật, những người đang chìm ngập trong bạch phiến tại vùng đất này, họ đã cùng chúng tôi trải nghiệm những giờ phút vô cùng khó khăn và những khoảnh khắc tràn đầy thông cảm. Họ là những con người có niềm vui nỗi buồn nhưng khi cơn nghiện nỗi lên thì không còn gì khác là phải làm sao có hàng để tiêm chích cho thỏa mãn cơn đói thuốc.

Sáng dậy phải có một lần sử dụng này. Gần trưa, tầm chín mười giờ ấy, một lần nữa này. Sang đầu giờ chiều một lần, xong là ba giờ chiều một lần, năm giờ chiều một lần, bảy giờ tối một lần và trước khi đi ngủ một lần. Kiếm xong lại chơi, chơi xong lại kiếm, kiếm xong lại chơi. Chơi xong phát này lại phải lo phát sau.

Đạo diễn Dubus: Chúng tôi cũng gặp những người mẹ, những người vợ của những người nghiện ngập ấy, để thấy họ đã sống và chịu đựng thế nào. Bộ phim không chỉ nói về Heroin hay những con nghiện ở Điện Biên mà phản ảnh một vấn đề xã hội, một vấn đề toàn cầu, đó là ma túy và HIV/AIDS, về nỗ lực của một chính quyền một cộng đồng cũng như từng cá nhân hầu đẩy lùi vấn nạn xã hội này.

Trần Phương Thảo: Chính vì thế bọn em muốn làm bộ phim mà nó không chỉ tập trung giải thích về đề tài ma túy mà thực sự muốn làm bộ phim về những con người bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó, để hiểu rằng những gia đình những người thân và những người sử dụng ma tuý có cảm nghĩ như thế nào và họ phải đấu tranh vật lộn với vấn đề đấy như thế nào.

Em muốn làm bộ phim, nói là hấp dẫn khán giả thì không đúng, mà để mọi người cảm nhận được mình ở trong đấy. Thực ra là phim ban đầu thì tiếp cận đến từ những người đàn ông nhưng rõ ràng khán giả khi xem thì họ bị ấn tượng rất nhiều bởi vai trò của những người phụ nữ và bác sĩ ở trong đấy.

Cái mạnh nhất vượt lên nhất suy cho cung vẫn là tình cảm con người với con người. Cái thời điểm bọn em có mặt khi làm bộ phim đấy nhân vật của em bi quan và bản thân em cũng bi quan. Đi khảo sát bọn em cũng chưa gặp người nào đã cai nghiện thành công. Chính vì thế, mặc dù bọn em muốn có một tia sáng cho nhân vật và cho bộ phim, nhưng ở thời điểm bộ phim kết thúc bọn em chỉ có thể có một cái nhìn chua xót thế thôi.

Chứ còn bây giờ bộ phim đã thực hiện được gần hai năm rồi thì có những tín hiệu rất đáng mừng. Ví dụ nhân vật của em, hiện vẫn sống ở Điện Biên Phủ, có hồi âm lại cho bọn em. Họ tin rằng vấn đề về truyền thông để đẩy lùi đại dịch HIV là giảm, ít ra trên vùng đất ấy. Còn vấn đề ma túy đối với họ là không giảm bởi vì Điện Biên là đường biên giới nó khiến cho vấn đề không hề dễ gì.

Với nhân vật Thi và Trung, sau hai năm thì Thi tốt hơn nhiều. Từ khi có chương trình Methadone bắt đầu tại Điện Biên Phủ, Thi đã tiếp cận chương trình Methadone đấy. Chính vì thế, bây giờ nói bạn ấy không dùng ma túy nữa thì em không dám chắc, thế nhưng bây giờ Thi đã đi làm hàng cơ khí trở lại và gia đình bạn ấy không bị áp lực bởi chuyện bạn ấy luôn luôn phải tìm tiền để mua ma túy để hết cơn vật. Cái đấy là không còn áp lực nữa.

Đó là câu chuyện về bộ phim tài liệu Việt Nam, Trong Hay Ngoài Tay Em, đã trình chiếu tại các liên hoan phim quốc tế ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ thời gian qua.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.109 giây.