logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/02/2016 lúc 11:52:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tờ Herald Sun, một nhật báo ở Melbourne, trong số phát hành đề ngày 22 tháng 2 vừa qua cho biết trên các

chuyến xe điện chạy giữa các trạm Victoria Gardens và St Kilda tức là trên tuyến 12, và tuyến 109 chạy giữa ga

Box Hill và Port Melbourne, kể từ tuần trước, tiếng Việt đã được dùng trong các thông báo gắn trên các toa xe.

Tuyến đường này chạy ngang qua khu Abbotsford, một khu có đông đảo người Việt sinh sống mà theo một tài

liệu, thì cứ 10 người dân sinh sống ở đó thì có 1 người Việt. Đây là một tỉ số rất lớn.

Phải như bản tin này được đọc thấy trên báo trước năm 1975 khi chúng tôi còn đang du học ở Úc, Tân Tây Lan

thèm nói, thèm đọc tiếng Việt, thèm nghe tiếng Việt, thèm gặp người Việt, thuở xa quê hương nhớ mẹ hiền... thì

chúng tôi đã mừng vui biết là bao. Nhưng hôm nay, đọc bản tin này tôi giật bắn mình lên, vừa hoảng hốt, vừa lo sợ.

Tôi nghĩ đến những tấm bảng viết bằng tiếng Việt ở Thái, ở Đài Loan, Hàn quốc, ở Nhật... với nội dung mang đầy

nét nhục mạ người Việt. Nhẹ thì nhắc khi ăn buffet dừng lấy quá nhiều, ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, đừng xả rác,

khạc nhổ, nặng thì cảnh cáo máy thu hình chống trộm cắp đang hoạt động, tội ăn cắp sẽ bị nghiêm trị. Nặng hơn

nữa thì nói thẳng người Việt hay ăn cắp trong siêu thị như tại một cửa tiệm ở Đài Loan. Tất cả đều được viết bằng

tiếng Việt, bằng thứ chữ (quốc ngữ) do cố Alexandre de Rhodes góp công sáng chế và được các ông Phạm

Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh,Tản Đà... nâng niu gìn giữ.

Chao ơi là thảm thương cho cái tiếng Việt, “chữ quốc ngữ, chữ nước ta, con cái nhà đều phải học, miệng thì đọc,

tai thì nghe...” Cái tiếng Việt mà các cảnh sát viên Nhật ở thị trấn Yoshikawa và Saitama phải phái người sang tận

Việt Nam để học, nhưng không phải là để đọc và thưởng thức văn chương của Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát,

Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Vịnh, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng... mà là để thông dịch trong

những cuộc điều tra những vụ trộm cắp mà những người Việt chiếm đa số những vụ phạm pháp ở Nhật hiện nay.

Theo báo chí, trong số 1197 vụ trộm cắp ở Nhật trong năm qua thì có 814 là do người Việt phạm phải, tức là 68%.

Hỡi ơi, hình ảnh tốt đẹp mà các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Cường Để... trong phong trào Đông Du trước

đây, rồi mấy thế hệ du học sinh Việt Nam tạo được trong lòng người dân Nhật trong những năm 50, 60 và 70 đã

trở nên tồi tệ như vậy rồi sao?

Tôi hốt hoảng và lo sợ, nghĩ là những tấm bảng trên những toa xe điện ở Melbourne nội dung cũng như những tấm

bảng ở Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan... thì đau biết là bao nhiêu.

Tưởng tượng trên những toa xe điện, xe bus ấy xuất hiện những tấm bảng song ngữ Anh Việt nhắc nhở các hành

khách một số chuyện mà người ta không thấy ở một ngôn ngữ nào khác thì chúng ta thấy thế nào? Không bằng

tiếng Tây Ban Nha, không bằng tiếng Hàn, không bằng tiếng Nhật, không bằng tiếng Hoa... tất cả đều là những

tiếng được rất nhiều người sử dụng.

Đó là những câu tiếng Việt như thế nào?

Những câu hỏi thăm đường tôi viết cho mẹ tôi hồi năm 1976 trong những tấm flashcards để mỗi khi ra đường ở

Canada khỏi phải nói tiếng Anh bằng phương pháp... Trần Ra Hiệu?

Hay là những tấm bảng nội dung làm tởn hồn cả những người lăn lộn khắp ngang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn năm

xưa ?

Thí dụ đừng xả rác, đừng khạc nhổ, đừng phóng uế, đừng nói to, đừng nói chuyện về Việt Nam kiếm mối đem

bạch phiến trở lại Úc kiếm tí tiền du lịch, buôn bán ma túy để đầu độc thanh niên Úc trả ơn cho quốc gia này đã

cưu mang những người đến Úc tị nạn... biết bao nhiêu điều có thể viết trên những tấm bảng gắn trên những tấm

biển gắn trên những toa xe điện và xe bus ở Melbourne.

Ở khu town house tôi ở có một tấm bảng viết bằng tiếng Việt cảnh cáo đừng đem những chiếc shopping carts vào

trong khu. Đọc những dòng chữ Việt đó là thấy máu sôi lên. Tại sao không là những dòng chữ viết bằng tiếng Tây

Ban Nha mà phải bằng “tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi?”

Tôi chưa đọc được những tấm bảng trên những toa xe điện ở Melbourne nhưng vẫn mong nội dung của nó chỉ là

để chỉ đường, lên xuống các ga, ấm ớ như mấy câu tôi viết cho mẹ tôi ở Toronto hồi mấy chục năm trước.

Chứ nếu không thì... đau lòng cò con lắm!

Bùi Bảo Trúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.