logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 31/03/2016 lúc 09:51:28(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Trong sách Phúc Âm Tân Ước có câu chuyện rất lý thú. Chuyện kể rằng: Có lần Chúa Giêsu đang giảng đạo trong đền thờ thì có một số luật

sĩ và biệt phái dẫn đến trước mặt Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị

bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môi-sen, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy

để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai

trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi.” Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt

đầu là những người nhiều tuổi nhất, cuối cùng chỉ còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng

thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người tố cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai.”

Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.”

Đoạn văn hay nhất trong câu chuyện có lẽ là đoạn này: … Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước

đi.” Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất… Vậy, ta có thể

hiểu ý nghĩa của câu văn trên là càng sống lâu trên cõi đời này chúng ta càng phạm tội nhiều. Hay nói cách khác thì không ai trong chúng ta là

không từng có lần phạm tội. Phạm tội hay phạm lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi, chỉ là nhiều hay ít thôi.

Nếu biết trước là không thể tránh không phạm lỗi thì chỉ còn lối thoát duy nhất là hãy xin lỗi. Mở lời xin lỗi là nhìn nhận hay chấp nhận lỗi lầm

của mình. Nói lời xin lỗi là một quyết định tự nhận lỗi và có ý hướng chuộc lỗi và sửa đổi. Vậy thì, xin lỗi là hành động có ý hướng tích cực.

Khi chúng ta phạm lỗi, nhất là khi lỗi lầm đó làm tổn thương người khác, thì việc xin lỗi càng cần phải làm và không có lý do gì để mà thoái

thác. Nhưng nhiều người trong chúng ta thường vô tình không chú ý đến những lỗi lầm chúng ta phạm phải. Thậm chí có nhiều khi ta biết rõ là

đã phạm lỗi nhưng ta vẫn cố lái câu chuyện sang một hướng khác, tìm đủ mọi lý do để bào chữa, và tìm cách che giấu.

Nhưng có điều là càng lớn tuổi, khi có thì giờ nhìn lại quãng đời mình đã đi qua, quả thật chúng ta đã phải hối hận vì đã bỏ qua nhiều cơ hội

mà đáng lẽ ra chúng ta nên ngỏ lời xin lỗi với những người mà chúng ta phạm lỗi, nhưng chúng ta đã không làm. Đến khi muốn nói lời xin lỗi

thì đã quá trễ.

Những người chúng ta phạm lỗi và làm tổn thương, trước hết là những người gần gũi với ta nhất như cha mẹ, anh chị em, con cháu trong nhà;

kế đến là bạn bè, đồng nghiệp, rồi hàng xóm láng giềng. Ai cũng có thể là đối tượng để chúng ta phạm lỗi. Cứ thử nghĩ xem những người này

sau đó đã hằng đêm chờ đợi ta tới gõ cửa để mở miệng nói một câu xin lỗi, nhưng chờ hoài chờ mãi mà điều đó không xảy ra thì vết thương

lòng do chúng ta tạo ra sẽ còn bị khoét sâu hơn đến đâu nữa.

Lý do chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để nói lời xin lỗi để rồi phải hối hận về sau là vì nói lời xin lỗi khó lắm. Nói lời xin lỗi với những người ở

trên như cha mẹ, anh chị đã là khó mở miệng rồi nói chi đến những bậc dưới như con cháu trong nhà, huống hồ quan niệm ngôi thứ trong văn

hóa của người Việt chúng ta lại còn ảnh hưởng nặng nề từ những tư tưởng cũ. Mà có mấy ai trong chúng ta có thể tự nhìn ra được lỗi lầm

của mình? Nhìn nhận lỗi lầm của mình là điều không có gì thích thú cả.

Không ai có thể dám nói chắc rằng mở miệng nói lời xin lỗi là điều dễ dàng. Đây là hành động trải lòng ra, bộc bạch hết tâm can mình. Và đó

là lý do vì sao khi nói lời xin lỗi đúng đắn, thật lòng thì nó có tác dụng rất mạnh và gầy dựng lại được niềm tin. Nhưng tự nhìn nhận rằng chính

mình đã làm tổn thương người khác là điều rất khó, cho dù là vô tình hay không. Ta phải tự biết lột chiếc mặt nạ đeo trên mặt và chịu đối diện

với những sai lầm, thiếu sót của bản thân mình.

Nói lời xin lỗi cũng có nghĩa là tự làm tổn thương chính mình. Không ai cảm thấy vui sướng khi phải tự đấm ngực mình. Nhưng nếu nhìn ở khía

cạnh tích cực hơn thì việc làm đó là để còn tiếp tục muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Tất cả chúng ta đều muốn

được cái cảm giác an tâm khi tiếp cận với những người mình quen biết. Ai cũng muốn những người mình gần gũi cũng quan tâm tới những suy

nghĩ và cảm xúc của ta và sẵn sàng chịu nhìn nhận những sai sót của họ. Không chịu nhận trách nhiệm về những việc làm sai trái của mình thì

chỉ biến chúng ta thành những con người không đáng tin cậy. Và giữ kẽ một lời xin lỗi rõ ràng là không có lợi gì cả. Nói lời xin lỗi là cách để tỏ

ra rằng ta là người biết quan tâm và có trách nhiệm.

Biết nói lời xin lỗi và nhìn nhận lỗi lầm của mình là nét độc đáo của loài người chúng ta. Những giống vật khác không biết phân biệt tốt xấu,

chúng chỉ biết đói thì ăn, no thì tìm chỗ ngủ. Nhưng con người thì hơn thế. Chúng ta có khả năng phân biệt phải trái, tốt xấu, lành dữ, và khi

biết mình làm sai thì thường có thiện chí sửa sai. Đó là một trong những yếu tố làm nên tính nhân văn của con người.

Nhưng nói lời xin lỗi thế nào để người nghe có thể chấp nhận được lại không phải dễ. Để nói lời xin lỗi cho có hiệu quả là cả một nghệ thuật –

nó đòi hỏi sự thành tâm, thật sự hối lỗi và thuyết phục được người nghe tin rằng lỗi lầm đó sẽ không tái phạm.

Một trong những vụ xin lỗi nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại của nước Mỹ là vào năm 1988 khi cựu Tổng thống Bill Clinton bị cáo buộc có

quan hệ tình dục bất chính với cô Monica Lewinsky, một sinh viên đang thực tập công việc tại Tòa Bạch Ốc. Sau bảy tháng trời chối quanh

chối quẩn, cuối cùng ông Clinton đã phải xuất hiện trên truyền hình nhìn nhận là đã làm chuyện ấy. Giọng nói của ông lạnh lùng, đôi lúc còn ra

vẻ thách thức nữa. Ông nói rằng hành vi của ông là sai trái, là một thất bại của chính cá nhân ông và ông hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ông

cũng nói rằng ông đã lừa dối mọi người, trong đó có vợ ông và ông hết sức hối hận về chuyện đó.

Trong bản văn viết sẵn, những lời lẽ quả thật mang ý nghĩa ăn năn, hối hận, nhưng cách ông trình bày thì không và sau đó người dân Mỹ tỏ ra

không hài lòng. Đến nay vẫn còn nhiều người cho rằng ông không thành thật trong những lời xin lỗi ấy.

Gần đây hơn, cuối năm ngoái, Tổng giám đốc hệ thống nhà hàng Chipotle là Steve Ellis đã phải gửi thư xin lỗi nhiều lần tới khách hàng, kể cả

thuê nguyên một trang nhật báo lớn để đăng một lá thư xin lỗi rất dài, liên quan đến vụ một loạt khách hàng bị ngộ độc thực phẩm. Ngay sau

đó công ty đã nhận được sự phản hồi của khách hàng cho rằng công ty đã tỏ ra công bằng trong những lời xin lỗi và chính vị tổng giám đốc

đã thật lòng thành tâm – là một trong những yếu tố đã làm cho vụ xin lỗi này có hiệu quả và thành công, và lấy lại được sự tin cậy của khách

hàng.

Nhà nghiên cứu Aaron Lazare cho rằng xin lỗi là một trong những hành động tương tác sâu sắc nhất giữa người này với người kia. Trong một

số cuộc nghiên cứu cho thấy để những lời xin lỗi đạt được hiệu quả – nghĩa là được phía bên kia chấp nhật – thì tất cả đều có chung một số

yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là thời gian: Khi người ta nói lời xin lỗi vội quá người ta có thể vấp phải lỗi lầm và bỏ sót một

vài điều cơ bản trước khi tiến tới hòa giải.

Có người còn so sánh việc vội vã xin lỗi ngay cũng tựa như thói quen chúng ta vẫn thường làm khi phải vội vã trả lời một tin nhắn hay một

email. Nhưng thực ra điều đó không cần thiết, không có gì phải vội vàng, cứ để người kia “hạ hỏa” trước đã và bình tâm trở lại thì mới nghe

được rõ lời xin lỗi của ta. Cứ thong thả trong việc xin lỗi thì thường lại mang về nhiều kết quả nhất.

Kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy một điểm quan trọng khác của lời xin lỗi có hiệu quả là bảo đảm với người mình xin lỗi là hành vi sai

trái đó sẽ không tái diễn và phải đặt lời hứa lên trên hết. Tâm lý chung thường là khi biết mình phạm lỗi chúng ta chỉ biết tự trách mình. Nhưng

theo các nhà tâm lý thì ta nên chú trọng tới người kia, nói cho người đó biết là mình biết lỗi và hứa sẽ sửa đổi. Nếu không đưa ra lời hứa sửa

đổi, câu xin lỗi sẽ chỉ là những lời nói thiếu thành tâm.

Lời xin lỗi không nên nói ra quá sớm nhưng cũng đừng chờ lâu để thành ra quá trễ. Người được xin lỗi thường phản ứng thuận lợi sau khi họ

có đủ thời gian để suy ngẫm và hiểu rõ hơn những điều phải trái trong câu chuyện. Thời gian cho một lời xin lỗi có đường cong giống như hình

chữ U: Lời xin lỗi đưa ra quá trễ cũng tựa như lời xin lỗi đưa ra quá sớm, thường sẽ gặp thất bại; thời gian tốt nhất cho một lời xin lỗi là ở đâu

đó giữa hai thời gian trên. Có thể là một giờ, một ngày hay một tuần, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mối quan hệ của những người trong cuộc.

Một lời xin lỗi đúng có thể mau làm lành vết thương, trong khi một lời xin lỗi không hay sẽ làm cho mối quan hệ xấu đi.

Lầm lỗi thì ai cũng đã từng mắc phải. Sự thương tổn có thể phai dần theo thời gian. Sự tức giận rồi cũng sẽ dịu đi. Nhưng những vết thương,

cho dù được bù đắp bằng những lời xin lỗi thành tâm nhất, cũng khó có thể khép lại hoàn toàn. Vết sẹo sẽ còn đó. Người ta có thể hàn gắn

lại mối quan hệ, nhưng ai cũng biết rằng đó vẫn chỉ là sự vá víu sau khi chiếc áo đã bị rách. Tốt nhất là đừng phạm lỗi, nhưng đó là điều bất

khả. Vậy thì điều còn lại là ráng tránh được thì tránh, chứ không thể đòi hỏi hơn được.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.