logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/04/2016 lúc 09:42:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, khi được nghe kể về những chuyện tâm linh như chuyện người chết sống lại, người chết báo mộng, v.v…, chúng ta thường

hồ nghi, không biết chuyện đó có thật hay không mặc dầu người kể rất có uy tín. Thật ra, chuyện người chết báo mộng hoặc chuyện người

chết sống lại đã được các nhà khoa học cả ở VN lẫn các nước phương Tây nghiên cứu khá kỹ. Về chuyện “báo mộng”, người báo mộng có

thể mới chết hay chết đã lâu, còn chuyện “sống lại” thì các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được một số trường hợp khi người ta chết lâm

sàng. Vậy, “chết lâm sàng” là gì mà nó là nền tảng cho chuyện sống lại trong các giải thích khoa học?
Theo nghĩa Hán-Việt, “lâm” là tới, là đến, là ở tại. Còn “sàng” là cái giường. “Khám lâm sàng” là khi bị bệnh nặng, bệnh nhân nằm tại giường,

bác sĩ đến khám theo quan sát trực tiếp của bác sĩ chứ bệnh nhân không kể bệnh được nữa. Còn “chết lâm sàng” là sắp chết hoặc vừa mới

chết, tim đã ngừng đập, phổi đã ngừng thở, não có thể còn hoạt động nhưng rất yếu.
Bây giờ xin mời quý bạn xem xét…
Những người chết đi sống lại
Ông Đặng Văn Cung, Hà Nội
Ông Cung quê quán tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội, rất “nổi tiếng” vì đã 3 lần chết đi sống lại và đã 3 lần… ngao du địa

phủ. Ông nói, ông là một trung tá nghỉ hưu, không phải là người mê tín, nhưng trong 3 lần chết lâm sàng, mỗi lần chết vài ba ngày, đúng là linh

hồn ông đã “lạc” vào thế giới bên kia nên đã chứng kiến nhiều điều kỳ lạ trong cái mà người ta thường gọi là “âm phủ”…
Tính nết ông Cung giản dị, luôn luôn ăn nói nhỏ nhẹ, không hề ba hoa khoác lác, điều đó cho thấy ông là người đáng được tin tưởng. Ông

đang phải chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cách nhà khoảng hai chục cây số, mỗi tuần phải đến bệnh viện lọc máu ba lần,

nhưng nhờ có bảo hiểm y tế và là cựu quân nhân nên cũng đỡ tốn kém.
Mấy năm trước, ông đang khỏe mạnh bỗng lâm trọng bệnh và được chuyển lên phòng cấp cứu A9 của BV Bạch Mai. Hết giai đoạn thập tử

nhất sinh, ông được chuyển sang điều trị lâu dài tại BV Việt-Nhật, rồi chuyển về BV Bưu Điện, sang BV Việt-Đức… Nói tóm lại, hơn 4 tháng

nằm trong bệnh viện thì có 3 lần ông “chết lâm sàng”.
Những lần gia đình quét dọn sân, ngõ để chuẩn bị dựng rạp tổ chức mai táng thì thật thần kỳ, ngay chính các bác sĩ cũng rất ngạc nhiên, vì

cả 3 lần đã chết xong ông Cung đều… sống trở lại.
Ông Cung kể rằng, trong khi chết lâm sàng, ông đã lạc vào một cõi không có tiếng nói, mọi người chỉ nhìn ông, chỉ trỏ, tươi cười hoặc lẳng

lặng quay đi. Ông kể: ”Tôi đến gặp bà Hai Đồng (một người cùng làng với ông Cung và chết đã lâu). Nhà bà ấy đang bày cỗ, khách khứa

đông lắm. Nhưng bà Hai Đồng chỉ nhìn tôi và cười mà không mời tôi vào dự tiệc. Tất cả mọi người tôi nhìn thấy, toàn người làng cả. Sau này

ông Cung nhớ lại thì những người ông gặp đó đều đã chết. Ai cũng nhìn ông chăm chăm mà không nói gì. Ông kể: “Khi đi trên đường rộng

mênh mông, tôi có cảm giác mình bị lạc nên sợ lắm. Nhưng hỏi những người đi đường khác thì không ai chỉ. Tôi đi đâu cũng thấy mình đang

bị lạc. Có lúc tôi nghe hình như họ nói gì đó với nhau, rồi họ lắc đầu. Thỉnh thoảng tôi còn nghe họ rỉ tai nhau: ”Không được nói gì cả”.
Bà cụ Trần Thị Sương, Tây Ninh
Bà Trần Thị Sương sinh năm 1924 tại Sa Đéc, sống tại ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Ngày 2-7-1972, 48

tuổi, bà đi làm đồng về, thấy người hơi mệt nên vào buồng nằm nghỉ. Đến khoảng 7 giờ tối, bà cố gắng gọi người nhà nhưng không ai nghe

thấy. Đến giờ ăn cơm, con gái bà vào phòng thì thấy bà nằm bất động, toàn thân lạnh toát. Mọi người cho rằng bà đã chết, khóc lóc và bàn

tính việc ma chay. Đến 6 giờ sáng hôm sau, gia đình làm lễ nhập quan. Khi sắp sửa đưa bà vào quan tài thì thấy mắt bà hé mở và có tiếng

thở nhè nhẹ. Mọi người vui mừng đặt bà trở lại giường. Tự nhiên bà ngồi dậy và sống lại.
Từ khi “tái sinh”, tâm tính của bà Sương thấy đổi hoàn toàn, có nhiều biểu hiện khác lạ đến mức bản thân bà cũng không nhận ra chính mình

nữa. Căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Ngày trước bà viết chữ rất xấu nhưng sau đó chữ bà

lại trở nên rất đẹp…
Theo bà Sương kể lại, hôm đó, vào khoảng 8 giờ tối, bà tự nhiên thấy mệt, chắc là do bị cảm, bà vào buồng nằm. Rồi bà thấy chân tay lạnh

dần, đầu nặng, lưỡi cứng lại. Một lúc sau, bà thấy một luồng sáng đường kính khoảng 2m từ trên cao hạ dần xuống chỗ bà nằm. Từ luồng

sáng ấy có một tia sáng chiếu thẳng đến chỗ bà. Khi tia sáng chạm tới bà, tự nhiên bà thấy mình bay theo nó. Quay lại nhìn bà vẫn thấy mình

nằm trên giường. Lúc đó bà biết linh hồn bà đã thoát ra khỏi xác. Rất lạ là bà ngửi thấy một mùi hôi thúi kinh khủng bốc lên chung quanh nhà

bà. Bà theo nguồn sáng, bay xuyên qua tường, xuyên qua mái nhà, bay càng lúc càng cao. Bà nhìn chung quanh thấy đằng sau có hai người

lạ bay áp sát bên mình, một người áo trắng quấn khăn, một người áo xanh đội mũ, hai người cầm hai cành phan. Theo mô tả của bà, chắc

hai người này là người áp tải.
Mặc dù lúc đó là buổi tối, nhưng bà lại thấy sáng rực rỡ chung quanh. Khi bay lên cao, bà nhìn thấy thiên giới qua nhiều tầng. Tầng thì chứa

những linh hồn mới bay lên. Tầng thì chứa những linh hồn tội lỗi đang chờ chịu tội.Tầng thì chứa những linh hồn tu chưa trọn vẹn. Tầng thì

toàn thiên thần, tiên nữ. Đó là những lâu đài, thành quách trong mây, đẹp tuyệt vời. Chung quanh là những vườn đầy hoa trái, những cô tiên

nữ mặc áo váy lộng lẫy bay lượn. Và cuối cùng là thượng đế vô hình đã dùng ánh sáng khai thông trí óc cho bà và đưa bà về trần gian để lập

công với đạo Phật, hướng dẫn mọi người tu hành. Và sau đó bà đã sống lại…
Theo lời bà cụ Sương, bà được “tái sinh” là nhờ gặp vị Chơn Linh dặn dò: “Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với trần gian. Cần

phải trở về để làm việc thiện, giúp người”. Thực hư những lời dặn dò này có hay không chỉ một mình bà cụ Sương biết. Nhưng thực tế, từ lúc

sống lại, tâm tính bà thay đổi rất nhiều. Trước đây, công việc chính của bà là làm ruộng, chồng mất nên một mình cặm cụi kiếm sống nuôi

con. Sau lần “tỉnh giấc”, những việc nhà, bà không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cũng phó mặc cho con cái.
Vài trường hợp “sống lại” khác
– Bà Danh Thị Hai, Cà Mau:
Bà Danh Thị Hai ngụ tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Theo lời kể của anh Thạch Hưởng, con trai bà Hai và là người trực tiếp chăm sóc bà, khoảng một tháng trước, mẹ anh đã chết. Sau đó, bà

Hai được đưa xuống nhà xác nhưng đến 18 giờ hôm sau, bà bỗng dưng sống lại và bước về khoa cấp cứu. Anh Hưởng hoảng sợ đến độ

không dám chạm vào người mẹ.
UserPostedImage
( Anh Thạch Hưởng chăm sóc mẹ trong BV Cà Mau)

Nhiều thân nhân nuôi bệnh nằm cùng phòng với bà Hai khi tiếp xúc với các phóng viên đều khẳng định đây là chuyện có thật. Những việc như

sau khi sống lại, bà Hai đã “kể chuyện đi xuống âm phủ” như thế nào được nhiều người tường thuật tỉ mỉ. Có người còn khẳng định sau khi

sống lại, bà Hai đến gõ cửa phòng trực làm các y – bác sĩ, người nhà bệnh nhân hoảng hốt, bỏ chạy tán loạn!
Tuy nhiên, trước thông tin trên, Phó trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau Trần Kim Trưởng khẳng định đây chỉ là tin đồn

thất thiệt. Không thể có trường hợp bệnh nhân chết 24 giờ mà còn sống lại được.
Bà Hai có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà nghèo, lại mắc nhiều bệnh, bà sống nhờ sự đùm bọc của xóm giềng. Do bị tiểu đường nhiều

năm nên bà thường xuyên nhập viện điều trị.
Trong nhiều ngày qua, hàng loạt người hiếu kỳ từ khắp nơi đã chen lấn đến chỗ bà Hai điều trị để tìm hiểu sự tình ra sao. Thậm chí, có người

còn xin bà Hai cho số… để đánh đề vì nghe đồn rằng sau khi chết đi sống lại, bà có khả năng cho số đề rất chính xác!
– Bà Phạm Thị Châu, Quảng Bình:
Bà Phạm Thị Châu ở làng Đồng Hải, thị xã Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Năm 1992, bà đã 79 tuổi nhưng vẫn còn mạnh khỏe, minh mẫn. Một

buổi chiều, sang thăm hàng xóm về, bà bảo mệt. Mặc dầu gia đình đã thoa dầu nóng, xoa bóp nhưng khoảng 1 tiếng sau thì bà bất động,

chân tay lạnh toát, mất tri giác, tim ngừng đập.
Tin bà Châu chết được gia đình nhanh chóng thông báo cho thân bằng quyến thuộc để lo việc tang lễ. Tuy nhiên, trong khi chờ đến giờ nhập

quan thì bất ngờ bà Châu… sống lại, và sống thêm được 11 năm nữa, thọ 90 tuổi.
– Cụ Trần Thị Ban, 83 tuổi, Hà Tĩnh:
Cụ Trần Thị Ban ngụ tại thôn 2, xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 40 tuổi, bà bị bệnh nặng rồi qua đời. Tử thi đắp chiếu để

suốt một đêm nhưng gần sáng, mẹ bà vừa bước lại gần thì đột nhiên nhìn thấy bà Ban… nhúc nhích. Mở chiếu ra, bà Ban lồm cồm ngồi dậy.

Hiện nay bà vẫn còn sống cùng người con gái của bà ở thôn 2 và đã 83 tuổi.
Cũng tại xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng ở thôn 3, có cụ Trần Cảnh. 17 giờ ngày 17/6/2002, sau một cơn đau nặng, cụ ra

đi. Đến 5 giờ sáng, một số bà con họ hàng đang tụ họp để lo việc tang ma bỗng thấy cụ… cựa quậy rồi vài giờ sau, cụ tỉnh hẳn. Khi người

con trai trưởng đỡ cụ dậy, cụ hỏi: “Bây mần cái chi mà ầm ĩ rứa?”. Đến nay, cụ Trần Cảnh vẫn khỏe mạnh, chỉ có điều tai cụ hơi nghễnh

ngãng và mắt không còn nhìn rõ như trước.
Trên đây là những trường hợp “chết đi sống lại” được ghi nhận Việt Nam, và gần đây nhất là bà Nguyễn Thị Dí, 67 tuổi, ở xã Đông Thạnh,

huyện Hóc Môn, Sài Gòn, chết trôi hơn 8 tiếng đồng hồ, thì… hồi sinh, còn ở nước ngoài thì nhiều vô số kể!
 
UserPostedImage
( Bà Nguyễn Thị Di, Hóc Môn, Sài Gòn)

Trạng thái chết lâm sàng và việc sống lại
Trên thực tế, đã có những người chết đi sống lại, sau đó họ có khả năng đặc biệt như chữa bệnh không cần dùng thuốc, khả năng giao tiếp

với “người cõi âm”, hoặc bỗng nhiên nói được nhiều thứ tiếng… Y học gọi đó là chết lâm sàng. Vậy chết lâm sàng là gì? Có mối liên hệ nào

giữa chết lâm sàng với những khả năng đặc biệt?
Theo BS Đặng Văn Quế, phó giám đốc Bệnh viện Quốc Tế thì chết lâm sàng là tình trạng tim, phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu,

các tri giác mất hoàn toàn, chân tay mềm nhũn, đồng tử mắt (con ngươi) giãn ra, một số hoạt chất như axit lactic và phốt-pho tăng lên, mọi

hiện tượng tổng hợp trong cơ thể bị đảo lộn.
Bằng một số phương pháp như theo dõi điện tâm đồ và điện não đồ thì người ta thấy ở người chết lâm sàng thường xuất hiện đường đẳng

nhiệt, tức là không có dấu hiệu của việc tim hay não còn hoạt động. Như vậy, có thể nói chết lâm sàng là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Còn theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh, tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ ứng dụng (UIA), chết lâm sàng vẫn xảy ra trong thực tế dù tỷ lệ

rất thấp, chỉ chiếm khoảng 2/10.000 ca.
Ông nói: “Trước đây, khi cải táng (thường là sau khi người chết đã chôn được 3 năm trở lên), nếu người ta thấy bộ xương người trong tư thế

nằm sấp, hoặc xương chân chống lên, dù trước đó tay, chân đã được cột lại bằng dây vải. Đó là bằng chứng của việc người đã chết nhưng

sống lại trong quan tài, họ đạp, dẫy dụa nhưng không thành công và bị chết ngạt“.
Cũng theo ông Khanh, nên phân biệt giữa trạng thái chết lâm sàng với hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Ông giải thích: “Chết lâm sàng là việc

người ta sống lại khi tưởng như đã chết. Còn “quỷ nhập tràng” là hiện tượng người đã chết rồi, có con vật nào đó như con mèo, con chó nhảy

qua. Do người đã chết và con vật còn đang sống có điện tích trái dấu nhau nên đã làm cho xác người chết có thể ngồi bật dậy nhưng họ

không thể sống lại được“.
Chết sau 10 – 12 giờ có khả năng sống lại cao nhất
Việc chết lâm sàng diễn ra trong khoảng thời gian bao lâu? Theo TS Khanh, thông thường, sau khi một người được xác định là đã chết sẽ

phải mất khoảng 10 – 12 giờ để thần thức thoát ra khỏi cơ thể (ta thường nói là hồn lìa khỏi xác). Trong thời gian này, mặc dù tim, phổi

ngừng đập nhưng não bộ vẫn còn hoạt động, họ vẫn còn cảm nhận được các chuyển biến chung quanh. Bất kể một sự va chạm nào vào phần

xác của người chết cũng gây ra sự đau đớn. Đây là giai đoạn có nhiều người hồi sinh và hồi sinh dễ nhất. Cũng có người sống lại sau 8 – 9

ngày “tưởng như đã chết”. Nhưng về cơ bản, cũng theo tiến sĩ Vũ Thế Khanh, sau khi chết được 12 tiếng thì khó hồi sinh hơn, vì khi đó thần

thức đã hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
Ông Khanh lấy dẫn chứng trường hợp của anh Nguyễn Văn Chiều (Gia Lâm, Hà Nội) bị điện giật cháy đen. Sau 9 ngày nằm bệnh viện, anh

Chiều tỉnh lại và kể rằng, anh bay lơ lửng trong không trung, nhìn thấy xác mình đen lại thì rất sợ, chung quanh là người thân đang khóc lóc.

Sau đó, có người cứ đẩy anh về phía cái xác đen thui kia và rồi anh sống lại. “Anh ấy bị điện giật khoảng năm 1994 – 1995 và mới mất cách

đây chừng 5 năm”, ông Khanh cho biết.
Mối liên hệ giữa chết lâm sàng và khả năng đặc biệt
Với nhiều trường hợp chết lâm sàng được ghi nhận, thì sau khi sống lại có thể họ có khả năng đặc biệt. TS Vũ Thế Khanh cũng khẳng định

điều này là có thật. Ông lập luận: “Ngay với trường hợp của anh Chiều, sau khi tỉnh lại anh có khả năng chữa bệnh mà không cần thuốc. Sau

đó, anh sáng lập và làm giám đốc Trung tâm Tâm năng Dưỡng sinh phục hồi sức khỏe (thuộc Liên hiệp Khoa học Công nghệ ứng dụng UIA)

cho đến khi mất”.
Chính TS Vũ Thế Khanh cũng đã từng rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Ông kể lại, hồi ông chừng 10 tuổi, giữa cái nắng chang chang trưa hè

gay gắt tháng 6, ông ra đồng bắt cua. “Mệt quá, tôi lên bờ nằm. Đáng lẽ phải tìm đến một gốc cây nào đó nhưng giữa cánh đồng làm gì có

cây to. Thế nhưng, lạ là tôi dần dần có cảm giác mát mẻ vô cùng, thấy mình như đang bay và nhìn thấy người mình đang nằm, úp chiếc mũ

lên mặt. Tôi còn thấy cảnh cả nhà đổ xô đi tìm rồi vác tôi về nhà. Sau lần đó, tôi bị ốm một trận thập tử nhất sinh trong ba tháng, tóc rễ tre

rụng dần, thay vào đó là tóc tơ mềm. Tôi có cảm giác việc học hành cũng sáng dạ hơn, lớp 5 mà tôi đã có thể giải toán của các anh chị lớp 7”

– TS Khanh kể lại.
Đã có nhiều nhà khoa học dày công nghiên cứu về mối liên hệ giữa chết lâm sàng với những khả năng đặc biệt. Thế nhưng vẫn chưa có câu

trả lời thỏa đáng. Và mối liên hệ giữa chết lâm sàng với những khả năng đặc biệt vẫn còn là điều bí ẩn.
 
Vừa qua, tại Long An có một người mất đã khâm liệm, nhưng tự nhiên sống lại thêm vài giờ khiến gia đình và hàng xóm hoảng loạn. Y học gọi

đây là hiện tượng chết lâm sàng (clinical death) vậy thôi và không có gì là lạ đến nỗi hoảng loạn.
Như thế, chết lâm sàng là hiện tượng tim bệnh nhân đã ngừng đập, não không có tín hiệu hoạt động, song không có nghĩa là người đó đã

“chết thật”, mà đó chỉ là một trạng thái thứ ba của con người ngoài trạng thái sống và chết. Ở trạng thái chết lâm sàng này, các tế bào trong

cơ thể con người vẫn còn sống.
Chết lâm sàng là một trong những trạng thái kỳ lạ hiếm gặp ở con người, song lại là một trong những vấn đề ẩn chứa nhiều điều bí mật mà

các nhà khoa học luôn muốn khám phá, tìm hiểu.
Tại VN và nhiều nước, người chết thường được quàn vài ngày trước khi mai táng, với mục đích là để thân nhân đến thăm viếng, chia buồn, và

tang gia có thì giờ chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên cũng có điều tốt là nhờ vậy mà phần nào tránh được trường hợp “chôn nhầm” người sống nếu

họ đang chết lâm sàng và có thể sống lại. Bởi vì, như trên đã nói, người chết lâm sàng thường dễ sống lại sau 10 – 12 tiếng đồng hồ, còn sau

12 tiếng hoặc lâu hơn thì khó sống lại. Riêng những trường hợp có người sống lại sau nhiều ngày, các trường hợp đó quá cá biệt, rất ít khi

xảy ra.

 
Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.305 giây.