logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2016 lúc 10:55:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế Viet Film Fest 2016 chuẩn bị khai mạc

Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế Viet Film Fest do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức, là một đại hội điện ảnh của người Việt hải ngoại, mang tầm cỡ quốc tế, được biết đến như một diễn đàn cho những nhà làm phim Việt trên toàn thế giới, hỗ trợ và quảng bá những tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt, những phim mang đề tài về con người hoặc văn hóa Việt Nam, nhằm vinh danh các tác phẩm điện ảnh xuất sắc, giàu tính nhân văn, có giá trị nghệ thuật cao với những khám phá mới mẻ; khích lệ những tài năng mới của điện ảnh; phát huy tinh thần thân ái, hợp tác giữa các nhà làm phim...
UserPostedImage
(Từ trái qua phải) Luật sư Nguyễn Hoàng Dũng (MC của Viet Film Fest 2016), Đồng gíam đốc Lê Đình Ysa và Yvonne Trần, Xướng ngôn viên Lê Tuyết Lee (MC của Viet Film Fest 2016) trong buổi giới thiệu các phim được chọn trình chiếu (Hình do ban tổ chức Viet Film Fest cung cấp)

Năm nay, Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần 9, Viet Film Fest 2016 sẽ diễn ra từ ngày 14-4-2016 đến ngày 17-4-2016, và đây cũng là lần đầu tiên Viet Film Fest được tổ chức tại địa điểm AMC Orange 30 thuộc khu The Outlets ở Orange (Địa chỉ 20 City Blvd. West, Suite E Orange, CA 92868) mà nhiều người vẫn quen thuộc với tên gọi cũ The Block, một khu mua sắm với nhiều cửa tiệm và nhà hàng thu hút khách mua sắm và giải trí rất nhộn nhịp.

Cô Y Sa Lê, Giám Đốc Điều Hành VAALA, đồng sáng lập và đồng Giám Đốc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế ngay từ đầu Đại Hội này ra đời vào năm 2003, đã dành cho phóng viên nhật báo Viễn Đông buổi phỏng vấn về những nét mới của Đại Hội năm nay:

VĐ: Thưa chị Y Sa, nội dung và những nét mới của Viet Film Fest 2016 lần này là gì? Đề tài, thể loại, ngôn ngữ điện ảnh, những đóng góp của các nhà làm phim qua các phim tham dự Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế năm nay có những nét mới nào không?
Lê Đình Y Sa: Nét mới đầu tiên là năm nay Viet Film Fest 2016 chuyển về địa điểm mới khang trang và gần trung tâm Little Saigon hơn, hầu như nói đến địa điểm AMC Orange 30( thuộc The Block cũ), ai cũng biết, vì là một địa điểm quen thuộc của mọi người.

Năm nay, với tổng số 24 bộ phim (11 phim dài và 13 phim ngắn), từ các nước như Việt Nam, Úc, Na Uy, Pháp, và Hoa Kỳ, Viet Film Fest sẽ trình chiếu rất nhiều những cái “đầu tiên” của điện ảnh Việt Nam.
Một trong những cái “đầu tiên” mà chúng tôi chọn để khai mạc vào ngày 14 tháng 4 là bộ phim Siêu Trộm (Bitcoin Heist) của đạo diễn Hàm Trần (Là đạo diễn của những cuốn phim Vượt Sóng, Âm Mưu Giầy Gót Nhọn, Đoạt Hồn). Bộ phim này có một đề tài còn hoàn toàn mới lạ với điện ảnh Việt: tội phạm công nghệ kỹ thuật cao hacker. Đây là cuốn phim hành động quay với nhịp độ rất nhanh. Đặc biệt trong phim này vai chính đầu tiên do Suboi đóng, là người được mệnh danh “Nữ Hoàng Hip Hop” của Việt Nam. Cô không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà nổi tiếng với quốc tế. Dù lần đầu tiên đóng phim nhưng cô đóng rất trọn vai trò, cô cũng sẽ có mặt trong buổi ra mắt phim cùng với nhà sản xuất Anderson Lê tại ngày khai mạc.
*Đề tài phim tham gia Viet Film Fest 2016 rất phong phú.

Có bộ phim khai thác đề tài võ thuật và ẩm thực, là phim Kung Fu Phở, dùng cách nấu phở lồng võ thuật vào, hình ảnh rất bắt mắt, những bát phở nhìn rất ngon lành, Y Sa nghĩ sau khi mọi người xem xong phim này chắc sẽ ra khu Bolsa để mua phở thưởng thức.

Phim ma cũng có nữa, mà là ma hài, vừa cười vừa sợ mang tên “Đập Vỡ Sọ” (Crush the Skull) của đạo diễn Việt Nguyễn, hiện đang sống ở Los Angeles. Phim này được làm tại Mỹ. Là phim hài kinh dị đầu tiên của Việt Nguyễn với tài diễn xuất của Christopher Dinh, tài tử nổi tiếng trên Youtube với những cuốn phim lôi cuốn cả triệu người xem. Thật ra Crush the Skull trước đây là một phim ngắn đã được chiếu ở Viet Film Fest. Nhờ sự hưởng ứng của khán giả, đạo diễn Việt Nguyễn đã phát triển thành bản phim dài 83 phút. “Đập vỡ sọ” (Crush the Skull) đã đoạt giải phim truyện xuất sắc nhất tại Đại Hội Điện Ảnh Á Châu ở San Diego.Về phim tình cảm thì có phim “12 Chòm Sao: Vẽ Đường Cho Yêu Chạy” là phim dành cho giới trẻ của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng. Phim kết hợp hài hước và tình cảm lãng mạn. Vũ Ngọc Phượng từng có phim ngắn chiếu tại Viet Film Fest 2 năm trước. Năm nay, phim này là phim dài đầu tay của anh.

Ngoài ra Viet Film Fest 2016 có thể loại phim tâm lý, tình cảm gia đình là “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” của đạo diễn Victor Vũ, chuyển thể từ quyển truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Phim này được ban giám khảo Viet Film Fest năm nay quyết định sẽ trao giải Trống Đồng. Đây là cuốn phim rất dễ thương, với những khung hình tuyệt đẹp và giàu cảm xúc. Victor Vũ sẽ tham dự Việt Film Fest 2016 để nhận giải thưởng và giới thiệu cuốn phim này của anh.

Còn về phim hài, Viet Film Fest 2016 có phim “Em Là Bà Nội Của Anh” (Sweet Twenty) của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, hiện nay tại Việt Nam là bộ phim đạt kỷ lục doanh thu cao. Bộ phim được dựng lại từ cuốn phim hài lãng mạn của Hàn Quốc, “Em Là Bà Nội Của Anh” chọn những ca khúc của Trịnh Công Sơn, cải lương, có sự pha trộn với nhạc pop, rock hiện đại rất hay. Đạo diễn Nhật Linh và nữ tài tử chính duyên dáng Miu Lê sẽ có mặt tại buổi chiếu ở Viet Film Fest.

Viet Film Fest 2016 sẽ trình chiếu cuốn phim Cha và Con và... (Big Father, Small Father and Other Stories hay Saigon Sunny Days) là một bộ phim chính kịch do đạo diễn Phan Đăng Di (là đạo diễn của bộ phim Bi Đừng Sợ) thực hiện. Phan Đăng Di là đạo diễn độc lập, có những cách diễn tả ngôn ngữ điện ảnh rất đặc biệt, mang nét rất riêng. Đây là cuốn phim từng được chiếu tại nhiều đại hội điện ảnh lớn.
Viet Film Fest 2016 còn có những cuốn phim ngắn rất kịch tính như phim Fresh Snow đến từ Na Uy. Hay phim Never Forget (không bao giờ quên) từ Úc.

Bên cạnh những nét mới thì Viet Film Fest 2016 sẽ tiếp tục truyền thống kết nối cộng đồng bằng cách hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận và chiếu phim miễn phí cho sinh viên và quý vị cao niên.

VĐ: Còn về mảng phim Tài Liệu thì sự hưởng ứng của các nhà làm phim gửi phim Tài Liệu tham gia Viet Film Fest 2016 so với những năm trước ra sao? Những nét mới của mảng phim này? Tiêu chí giải thưởng dành cho mảng phim này cũng như sự hưởng ứng của khán giả với thể loại phim này?
Lê Đình Y Sa: Phim Tài Liệu tham gia năm nay chọn những đề tài rất hay, Y Sa muốn đề cao đến mảng phim này, đây là dịp rất hiếm để xem phim Tài Liệu. Vì phim Tài Liệu ít có dịp chiếu rộng rãi như những cuốn phim truyện.

Có phim Finding Phong, do Trần Phương Thảo và Swann Dubus (người Pháp) đạo diễn, sẽ đem lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về quá trình đổi thay về thể chất và tâm lý của một người lưỡng tính khi chuẩn bị cho cuộc giải phẫu xác nhận giới tính.
Nói về những mối liên hệ của người này với gia đình, trải qua những gì từ phần tâm lý cũng như thể chất để giải phẫu xác định giới tính của mình.

Còn có 2 cuốn phim tài liệu về ngành nail được chiếu trong năm nay. NailedIt là phim tài liệu ngắn (15 phút) về lịch sử ngành nail của người Việt tại Mỹ. Đạo diễn của phim là cô Adele Phạm (sống tại New York). Là một bộ phim rất thú vị. Cô sẽ về tham dự đại hội.

Phim tài liệu thứ hai về nail là Painted Nails, do Dianne Griffin và Erica Jordan đạo diễn (Sống tại San Fanxico), phim dài 1 tiếng đồng hồ, nội dung về cuộc chiến giữa những người làm trong ngành móng tay với các hóa chất độc hại dùng trong nghề nail, về cách bảo vệ sức khỏe cho họ.
Viet Film Fest 2016 sẽ dành riêng 1 xuất chiếu 2 cuốn phim này.

Đặc biệt sau phần chiếu phim tài liệu sẽ có hội thảo về ngành nail, để nghe những ý kiến của người chuyên môn trong ngành cũng như các đạo diễn cũng sẽ từ xa đến dự, mời khán giả cùng tham dự hội thảo này.
Hoặc như phim Finding Phong cũng sẽ có hội thảo với nhân vật chính trong phim xuất hiện tại hội thảo để thảo luận với khán giả về việc chuyển đổi giới tính, khó khăn gặp phải trong xã hội, trong gia đình...
Vì những bộ phim tài liệu này đưa ra những vấn đề rất đặc biệt, nên ban tổ chức muốn thực hiện kèm theo là những buổi hội thảo để mọi người có thể trao đổi ý kiến với nhau, từ đó mình có thể học hỏi thêm, biết thêm vấn đề.

Khi Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế tổ chức, chúng tôi muốn đây là dịp những nhà làm phim gặp gỡ nhau học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Sau những buổi chiếu phim, luôn có phần hội luận với đạo diễn hoặc nhà sản xuất hoặc tài tử chính sẽ có mặt để chia sẻ với mọi người quá trình, những chặng đường gay go thực hiện cuốn phim. Những hội thảo này luôn là đề tài lớn sau những buổi chiếu phim của Việt Film Fest, rất mong khán giả tham dự.
Riêng về các phim Tài Liệu, Y Sa hy vọng các đài truyền hình trong cộng đồng sẽ mua và phổ biến rộng rãi đến với nhiều khán giả hơn.

Hiện nay ban tổ chức Viet Film Fest vẫn chưa có tiêu chí giải thưởng cho mảng phim tài liệu, vì từ trước đến nay do phim tài liệu gửi về đại hội cũng chưa đủ 10 phim để chọn. Hy vọng trong tương lai sẽ có giải thưởng riêng cho phim tài liệu, vì thể loại này rất quan trọng, dòng phim này rất đáng được đề cao.

VĐ: Chị hãy giới thiệu qua về hội đồng tuyển chọn phim Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần này?
Lê Đình Y Sa: Giám khảo năm nay gồm có
Ông Kory Ngô, trưởng ban giám khảo (businessman, mê xem phim từ nhỏ, và khán giả lâu năm của Viet Film Fest)
Nữ tài tử Catherine Thúy Ái (đóng trong các phim First Morning, Oan Hồn, Green Dragon...)
Giáo sư Erin Khuê Ninh (giáo sư môn Asian American Studies tại UC Santa Barbara
Nhiếp ảnh gia và nhà nghiên cứu phim David Goetz
Anh Ethan Nguyễn (cựu sinh viên UCLA và thành viên lâu năm của Viet Film Fest)

Ngoài 5 người trên, Y Sa và đồng giám đốc Viet Film Fest 2016, cô Yvonne Trần, mỗi người có 1 phiếu bình chọn, tổng cộng là 7 người.

VĐ: Tiêu chí của ban giám khảo của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế dành cho các giải thưởng của phim tham gia đại hội có sự thay đổi nào theo thời gian hay không? Có chịu ảnh hưởng từ những cuộc thi khác hay không? Ví dụ như Giải thưởng Trống Đồng dành cho phim hay nhất tại Việt Film Fest 2016 năm nay sẽ về tay đạo diễn Victor Vũ với phim “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”. Được biết đây cũng là bộ phim đạt giải Bông sen Vàng và giải đạo diễn xuất sắc, quay phim xuất sắc của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 diễn ra tại Sài Gòn vào năm ngoái, từ ngày 1-12-2015 đến ngày 5-12-2015?
Lê Đình Y Sa: Ban tuyển phim từ trước đến nay vẫn căn cứ trên những căn bản như chỉ đạo diễn xuất, câu chuyện, nội dung, hình ảnh, sản xuất... để trao giải Trống Đồng cho phim.
Năm nay thì hầu như các thành viên trong ban tuyển phim đều đồng thuận khi chọn phim “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” để trao giải Trống Đồng cho phim dài.
Còn về phim ngắn, nam tài tử chính, nữ tài tử chính thì chúng tôi để dành công bố sau khi khai mạc đại hội.
Khi ban tuyển chọn phim đã quyết định chọn “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”, thì sau đó qua trang face book của đạo diễn Victor Vũ, Y Sa mới biết được phim này cũng đã được giải thưởng trong nước.
Đây là lần đầu tiên giải thưởng cho phim trong Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế và trong nước có đồng ý kiến với nhau. Đây chỉ là sự trùng hợp thôi. Vì phim rất xứng đáng được giải cao.

VĐ: Riêng về các giải thưởng khác của phim như âm nhạc, tiếng động, thiết kế, trang phục, hóa trang... có được ban tổ chức Viet Film Fest sẽ đưa vào trong chấm giải trong kỳ đại hội năm nay? Nếu không thì ban tổ chức có dự định sẽ đưa vào trong những kỳ đại hội sau?
Lê Đình Y Sa: Hiện nay Viet Film Fest vẫn chưa có những giải thưởng trên, chúng tôi rất mong sẽ có trong tương lai, vì điện ảnh là một tác phẩm nghệ thuật cần có cả một đội ngũ nhiều người đóng góp công sức tạo nên tác phẩm, rất cần vinh danh những người đóng góp những phần này trong bộ phim.
Nếu có thêm những giải thưởng này đưa vào, thì ban tổ chức phải có những người giam khảo là những nhà chuyên môn thật sự của lĩnh vực này.

VĐ: Chị hãy cho biết vì sao có sự thay đổi địa điểm của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần này tại AMC Orange 30? Đây sẽ là địa điểm tiếp tục đồng hành cùng Đại Hội Điện Ảnh vào những năm sau?
Lê Đình Y Sa: Thật ra từ năm 2014, khi Việt Film Fest dời về UltraLuxe Anaheim Cinemas, Anaheim Gardenwalk 321 W. Katella Ave, thành phố Anaheim, là một rạp chiếu phim đạt kỹ thuật tốt, cũng không quá xa vùng Little Saigon. Nhưng chủ khu đó quyết định phá bỏ rạp chiếu phim để xây thành nhà hàng. Thành ra khi có quyết định này, họ đã báo cho ban tổ chức chúng tôi biết ngay. Ngay lúc đó chúng tôi nhận được lời mời của AMC Orange 30, vì họ biết về Việt FILM Fest tạo được thành công, nên họ mời chúng tôi đến AMC Orange 30. Đây là cụm rạp rất quen thuộc với mọi người, về kỹ thuật thì AMC rất tốt, nên chúng tôi quyết định tổ chức Đại Hội năm nay tại AMC Orange 30, có thể nói trong cái rủi cũng có cái may là vậy. Được dọn về nơi mới gần hơn. Nhân viên rất tử tế. Địa điểm đẹp. Hy vọng địa điểm này sẽ đồng hành suốt với Đại Hội, không bị thay đổi nữa.

VĐ: Thưa chị Y Sa, đây là Đại hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế lần thứ 9, và là năm thứ 13 tổ chức Đại Hội, chị hãy cho biết những khó khăn và áp lực nào của cá nhân chị và của ban tổ chức đã phải trải qua cho kỳ Đại Hội lần này?
Lê Đình Y Sa: Những khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong nhiều năm qua, do đây là công việc thiện nguyện, chứ không phải công việc chính, không có ai được trả lương hết, từ các thiện nguyện viên, các thành viên ban quản trị VAALA. Ai cũng đều có nghề nghiệp khác, nên tất cả mọi việc chuẩn bị cho Đại Hội đều phải làm sau giờ làm việc, chúng tôi phải cố gắng làm cho kịp thời gian. Đây là một trong những thử thách của chúng tôi từ nhiều năm nay.
Vì đổi địa điểm nên các thiện nguyên viên phải làm quen lại với địa điểm mới, nhưng tại đây rất quen thuộc với các thiện nguyện viên. Khán giả xem phim đậu xe miễn phí, dù không đậu ngay trước cửa rạp.
Vì là địa điểm mới, nên áp lực nhiều nhất với chúng tôi vẫn là tìm kinh phí cho Đại Hội Điện Ảnh.
Chúng tôi vẫn đang kêu gọi các nhà tài trợ, những cơ sở thương mại trong cộng đồng tiếp tục hỗ trợ. Hy vọng mọi người giúp 1 tay.
Chúng tôi đã mở ra gây quỹ qua indiegogo trên trang nhà http://www.vietfilmfest.com kêu gọi mọi người đóng góp tùy khả năng, mỗi người đều có thể đóng góp từ 5- 10 mỹ kim, chỉ cần thu được vài trăm mỹ kim để có xe bus đưa các em học sinh trung học đến xem phim trong thời gian diễn ra Đại Hội.

Năm nay Wells Fargo tiếp tục làm nhà tài trợ Việt Film Fest 2016, ngoài ra còn có Macy, Union Bank, Brodard Chateau, Café Tu Tu Tango, Mobile Ad 4.Biz, DTNTech, Southern California Edison, và UVSA.

VĐ: Chị hãy giới thiệu về khóa học miễn phí “Youth in Motion” cho thanh thiếu niên từ 16 đến 22 tuổi, nằm trong chương trình smART của VAALA giúp các em thanh thiếu niên học những kỹ thuật căn bản về cách thực hiện phim ngắn. Kể từ lúc khởi động đến nay đã có những thành quả nào và hãy giới thiệu qua về những phim ngắn sẽ trình chiếu tại đại hội năm nay?
Lê Đình Y Sa: Đây là năm thứ ba chúng tôi tổ chức khóa học, do đạo diễn Thuận Nguyễn hướng dẫn các em, anh đã mời rất nhiều nhà sản xuất, đạo diễn đến nói chuyện với các em.
Sau mỗi khóa học, luôn có phim ngắn trình chiếu tại Việt Film Fest.
Và chúng tôi đã chọn ra được 1 số phim tham dự những đại hội điện ảnh khác như đại Hội Á Châu Thái Bình Dương, đại hội điện ảnh tại L.Aà

Các em thường chọn những đề tài về gia đình và bạn bè làm phim. Năm nay phim của các em cũng tiếp tục được chiếu trong Đại Hội vào thứ Bảy, ngày 16 tháng 4 năm 2016.

Sau buổi chiếu phim sẽ có hội thảo về cách dùng kỹ thuật số trong thế giới hiện đại ngày nay. Youth in Motion năm nay được sự tài trợ của Southern California Edison (SCE) và Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California (UVSA).

VĐ: Kỳ vọng của Ban tổ chức về hướng phát triển tương lai của Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế?
Lê Đình Y Sa: Chúng tôi mong Việt Film Fest vẫn tiếp tục là diễn đàn mở rộng cho những nhà làm phim gặp gỡ khán giả, những đồng nghiệp làm phim học hỏi lẫn nhau, trình bày những tác phẩm của mình để chia sẻ những câu chuyện với cộng đồng của mình, cộng đồng bạn.

Đây là dịp mọi người cùng ngồi lại với nhau chia sẻ những tác phẩm điện ảnh, mở ra những cuộc thảo luận, giới thiệu những tác phẩm hay, những vấn đề mới, có giá trị.

Chúng ta rất ít có dịp xem phim Việt Nam trên màn ảnh rộng, những câu chuyện của mình từ nhiều cộng đồng người Việt trên thế giới.

Đây là dịp mọi người được xem những tác phẩm điện ảnh này, được gặp gỡ những người làm phim, đạo diễn, diễn viên.

Mỗi năm Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế Viet Film Fest chỉ có 1 lần thôi, chúng tôi hy vọng khán giả sẽ đón chào Đại Hội nồng nhiệt.

Muốn biết toàn bộ lịch chiếu phim Viet Film Fest 2016, xin quý vị xem tại:

http://www.vietfilmfest....stival/program-schedule/

Vé hiện đã bán tại trang nhà của festival http://www.vietfilmfest.com/
và sẽ bán trước cửa rạp.

Băng Huyền
phai  
#2 Đã gửi : 15/04/2016 lúc 07:33:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2016

ORANGE, California (NV) – Tối Thứ Năm, ngày 14 Tháng Tư, rạp chiếu phim AMC Orange 30 thuộc khu The Outlet of Orange, 20 City Blvd W, Orange, CA 92868, trở nên nhộn nhịp tưng bừng hơn với đông đảo nhà làm phim, đạo diễn, diễn viên cũng như khán giả đến tham dự buổi khai mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Festival) năm 2016.

Sảnh chờ của rạp AMC bận rộn hơn ngày bình thường. Không khí nhộn nhịp, vui tươi khi các diễn viên, nhà sản xuất phim, đạo diễn, khán giả dường như “hòa mình” với nhau, cùng trò chuyện và chia sẻ
UserPostedImage
Khán giả chụp hình kỷ niệm trên thảm đỏ của Viet Film Fest 2016. (Hình: Dân Huỳnh/ Người Việt)

Nói với nhật báo Người Việt, cô Lê Đình Y Sa, giám đốc điều hành VAALA và là đại diện ban tổ chức của Viet Film Fest, cho biết bản thân cô cảm thấy rất vui khi đại hội nhận được sự ủng hộ và theo dõi của mọi người.

“Năm 2013, chúng tôi tổ chức chương trình đầu tiên lấy tên là Vietnamese International Film Festival ở đại học UC Irvine. Thật sự lúc đó chúng tôi không biết là mình sẽ làm tiếp nữa hay không, nhưng với sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả cũng như từ những nhà làm phim, chúng tôi mạnh dạn tổ chức lần thứ hai, và sau này thì trở thành một sự kiện diễn ra mỗi năm trong cộng đồng,” cô Y Sa nói.

Viet Film Fest không chỉ là dịp để khán giả thưởng thức các bộ phim Việt Nam mà còn là cơ hội để các nhà làm phim, diễn viên, đạo diễn, các bạn trẻ với niềm đam mê điện ảnh trao đổi kinh nghiệm, học hỏi và giao lưu với nhau.

“Chúng tôi mong muốn bộ môn nghệ thuật thứ bảy của người Việt đến gần với mọi người hơn, và đây không còn là sự kiện đơn thuần nữa mà dần dần trở thành một nét văn hóa trong cộng đồng,” cô Y Sa tự hào nói.

Diễn viên Tiến Phạm, đóng vai Kenny Sung trong bộ phim “Kungfu Phở,” vui vẻ khi thấy nhiều người đến với buổi khai mạc.

“Tôi thấy rất vui vì chúng ta có một sự kiện đóng góp cho điện ảnh, mà cụ thể là điện ảnh Việt Nam. Tôi thấy rất tự hào vì phim ảnh của chúng ta đang từng bước phát triển và ngày càng được sự quan tâm không chỉ của khán giả Việt mà còn thu hút truyền thông và khán giả quốc tế,” diễn viên Tiến Phạm chia sẻ.

Khám giả đến dự buổi khai mạc, ai ai cũng hào hứng.

Cô Ashley Hoàng Thủy Phương Anh, hoa khôi liên trường Nam California, cũng có mặt trong ngày khai mạc để ủng hộ Viet Film Fest.

“Tôi rất vui khi đến đây để ủng hộ chương trình. Tôi nghĩ đây là sự kiện quan trọng vì nó giúp khán giả đến gần hơn với phim Việt và là cơ hội để tôn vinh các nhà làm phim Việt,” cô Ashley cho biết.

“Đây là lần thứ hai tôi tham dự Viet Film Fest. Sự kiện này là dịp để tôi và gia đình thưởng thức bộ phim do người Việt làm, và tôi hy vọng rằng nó sẽ không dừng lại,” cô Hồng Nguyễn, cư dân Santa Ana, cho biết.

“Năm nay chương trình tổ chức tại The Block tiện cho khán giả lắm,” ông Andy Nguyễn, cư dân ở Westminster, nói. “Địa điểm này gần với khu Little Saigon hơn, mà cũng nhiều người biết đến hơn.”

Không chỉ khán giả gốc Việt đến với Viet Film Fest mà còn có sự xuất hiện của những người thuộc các sắc dân khác. Bà Karen Reinsvold, cư dân Yorba Linda, chia sẻ với nhật báo Người Việt rằng đây là lần thứ hai bà tham dự chương trình.

“Tôi biết đến Viet Film Fest qua người anh của tôi. Anh ấy từng làm tình nguyện viên cho chương trình và rủ tôi đến xem. Tò mò tôi tham gia và thích luôn đến giờ. Tôi rất thích phim Việt Nam, đặc biệt là loại tình cảm và hài hước,” bà Karen nói. “Tôi nghĩ sự kiện này không chỉ có ý nghĩa đối với cộng đồng gốc Việt mà còn của mọi người.”
UserPostedImage
Các thí sinh hoa khôi liên trường Nam California tham dự Viet Film Fest. (Hình: Thủy Phan/Người Việt)

Bộ phim “Siêu Trộm” mở màn Viet Film Fest 2016

Bộ phim “Siêu Trộm” với tên tiếng Anh là “Bitcoin Heist” của đạo diễn Hàm Trần là bộ phim đầu tiên được trình chiếu trong ngày khai mạc. Có thể nói đây là bộ phim Việt Nam đầu tiên chọn thể loại “heist,” tức là “trộm cướp,” kết hợp với hài hước, hành động, và tình cảm.

Nội dung phim xoay quanh câu chuyện về đồng tiền Bitcoin với những mánh khóe công nghệ của xã hội hiện đại. Để bắt được tội phạm quốc tế rửa tiền chuyên nghiệp, cảnh sát nữ Đa Đa đã tập hợp một biệt đội bao gồm một ảo thuật gia lừa đảo, một hacker, một kế toán viên tài năng, một đa diện nhân, và một em bé ăn trộm. Tất cả bị cuốn vào một hành trình nguy hiểm và dần dần khám phá ra những bí mật bất ngờ.

Câu chuyện lạ, góc quay linh hoạt, đẹp mắt, nhịp phim nhanh, hình ảnh được cắt nét, làm cho khán giả có cảm giác như đang một bộ phim Hollywood chứ không phải của Việt Nam sản xuất. Câu chuyện tưởng chừng như dễ đoán nhưng dần dần cuốn khán giả vào liên tiếp các tình huống bất ngờ xảy ra.

Suboi, nữ ca sĩ trẻ rapper Việt Nam, đóng vai chính trong “Siêu Trộm,” đến với Viet Film Fest năm nay với tâm trạng vui sướng và hồi hộp.

“Đây là lần đầu tiên mình tham gia Viet Film Fest và rất bất ngờ khi thấy khán giả ở Orange County ủng hộ nồng nhiệt như vậy. Suboi đến với chương trình năm nay cùng với bộ phim 'Siêu Trộm' hy vọng mọi người sẽ đón nhận,” cô Suboi nói.

Viet Film Fest năm nay có sự tham gia của 25 bộ phim, trong đó có 12 phim dài và 13 phim ngắn, thuộc nhiều loại khác nhau.

Trong số đó, theo cô Y Sa, có một số bộ phim ngắn do các em học sinh, sinh viên của chương trình “Youth in Motion” thực hiện. “Youth in Motion” là chương trình dạy làm phim miễn phí của VAALA nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ có cơ hội được thể hiện và học hỏi trong bộ môn điện ảnh.

Để biết thêm lịch chiếu của các bộ phim trong chương trình năm nay, độc giả có thể vào trang mạng vietfilmfest.com.

Nhất Anh/ Người Việt
phai  
#3 Đã gửi : 18/04/2016 lúc 06:54:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hằng Trịnh và Tiến Phạm nói về phim 'Kungfu Phở'

WESTMINSTER, California (NV) - Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế (Viet Film Festival) năm nay diễn ra từ ngày 15 Tháng Tư đến ngày 17 Tháng Tư năm 2016 tại rạp AMC Orange 30 thuộc khu The Outlets ở thành phố Orange. Trong số các bộ phim tham gia đại hội năm nay có bộ phim "Kungfu Phở", được trình chiếu vào lúc 2 giờ chiều thứ Sáu, ngày 15 Tháng Tư, năm 2016 tại AMC Orange 30.

Nhật báo Người Việt có dịp trò chuyện với nhà sản xuất Hằng Phạm và diễn viên Tiến Phạm trong bộ phim này.

UserPostedImage
Từ trái sang: nhà sản xuất phim Hằng Trịnh và diễn viên Tiến Phạm đến thăm tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Thủy Phan/ Người Việt)


Người Việt (NV): Câu hỏi đầu tiên chính là ý tưởng của bộ phim, “Kungfu Phở” là gì? Hai yếu tố “kungfu” và “phở” được ghép với nhau có ý nghĩa gì?

Hằng Trịnh: “Kungfu Phở” là dự án được ấp ủ hơn một năm. Trước tiên, chúng tôi muốn làm phim đáp ứng nhu cầu thị trường của khán giả Việt Nam là ưa chuộng thể loại hài và hành động. Đồng thời chúng tôi cũng muốn kết hợp yếu tố văn hóa Việt vào phim. Và sau nhiều lần cùng nhau bàn bạc, thì ý tưởng cuối cùng là đem phở, một món ẩm thực đặc trưng của người Việt vào bộ phim hành động và hài, lấy cảm hứng từ các bộ phim của “vua hài” Hồng Kông Châu Tinh Trì. Và vì vậy, “Kungfu Phở” ra đời.

Tiến Phạm: Bộ phim là sự kết hợp độc đáo về hành động, hài và ẩm thực. Đây không là bộ phim chỉ dành riêng cho người Việt Nam mà còn dịp để giới thiệu văn hóa ẩm thực, mà cụ thể là phở cho thế giới biết và thưởng thức. Ngoài ra, khi nghe đến tựa phim thì người xem phim biết ngay đây là phim của người Việt Nam sản xuất, là tác phẩm của Việt Nam.

NV: Kinh phí thực hiện bộ phim là bao nhiêu? Và thực hiện trong bao lâu?

Hằng Trịnh: Kinh phí để thực hiện bộ phim là $600,000. Chúng tôi quay bộ phim này khoảng một tháng rưỡi, sau đó thì mất thêm hai tháng để làm hậu kỳ.

Tiến Phạm: Nhưng nếu tính luôn cả thời gian trước khi “bấm máy phim”, thì có lẽ cũng phải gần một năm, vì đây là phim có liên quan đến yếu tố “kungfu” nên diễn viên phải mất hơn ba tháng tập võ và rèn luyện cơ thể, đáp ứng đúng với yêu cầu của bộ phim.

NV: Hiện nay thì phong trào phim ảnh ở Việt Nam là mời những diễn viên có tiếng đóng phim để tăng thêm sự lôi cuốn và lạ. Anh chị nghĩ sao về điều này?

Hằng Trịnh: Đối với bộ phim “Kungfu Phở,” chúng tôi không đặt tiêu chí đó mà chúng tôi tuyển vai dựa vào sự phù hợp của người đó với vai diễn. Chúng tôi không viết kịch bản để “đo ni đóng giày” cho một diễn viên nào mà là kịch bản đi đầu, rồi sau đó là tuyển diễn viên phù hợp.

NV: Anh chị gặp khó khăn gì khi tham gia vào dự án này?

Hằng Trịnh: Là nhà sản xuất phim, tôi luôn phải theo sát bộ phim từ lúc hình thành cho tới khi kết thúc. Thị trường phim ảnh Việt Nam hiện nay rất cạnh tranh, các bộ phim ra liên tục nên mình phải làm sao để nổi bật và được đón nhận từ khán giả. Sau mỗi bộ phim thì tôi lại rút ra được cho mình bài học, kinh nghiệm để cho lần làm phim tiếp theo. Và tôi nghĩ đó cũng là nét đặc trưng của nghề sản xuất phim, bạn học được kinh nghiệm từ các dự án của mình.

Tiến Phạm: Khó khăn của tôi chắc là thời tiết Việt Nam quá nóng mà mình phải trần mình ở ngoài đường để đánh võ! Thật ra, tôi không nghĩ đó là khó khăn mà là thử thách mà diễn viên nào cũng phải trải qua khi đóng phim. Tôi không ca cẩm điều đó. Ngược lại, tôi nghĩ đây là dịp để tôi có thể trở về Việt Nam, được hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình, được nói tiếng Việt, được thưởng thức món Việt, vì bạn biết đó, tôi lớn lên ở Los Angeles, nơi ít cộng đồng Việt, và tôi không có cơ hội nói tiếng Việt.

NV: Vậy vai diễn của anh Tiến Phạm trong phim này là gì?

Tiến Phạm: Vai diễn của tôi là một Việt kiều trở về quê hương để học về phở, và tầm sư học đạo sư phụ phở là Vân Cù đại sư và có tình cảm với con gái của sư phụ mình. Sau đó thì nhiều chuyện liên tiếp xảy ra và tôi xin phép không được bật mí để khán giả xem phim có thể tìm câu trả lời.

NV: Anh chị mong muốn khán giả sẽ cảm nhận được gì từ bộ phim “Kungfu Phở”? Thông điệp mà bộ phim “Kungfu Phở” muốn gửi đến khán giả là gì?

Hằng Trịnh: Thông qua câu chuyện hài, hành động và tình cảm thì ẩm thực số một của Việt Nam là phở sẽ được mọi người biết đến nhiều hơn. Trong bộ phim, các bạn sẽ không thấy một tô phở bình thường mà sự chải chuốt, đầu tư kỹ lưỡng từ thành phần nhỏ nhất làm nên một tô phở. Chúng tôi thuê hẳn một chuyên gia ẩm thực chỉ để làm một công việc duy nhất là đảm bảo hình ảnh phở trên phim luôn đúng, đẹp và thu hút.

Tiến Phạm: Bộ phim ghi lại nhiều khoảnh khắc và cung bậc cảm xúc, từ hành động, hài, tình yêu và cảm giác đói bụng khi thấy hình ảnh phở. Nhà sản xuất còn đầu tư sáng tác một ca khúc và điệu nhạc riêng cho phở.

NV: Xin chúc “Kungfu Phở” được khán giả đón nhận nồng nhiệt tại Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế năm nay.

Nhất Anh/Người Việt
phai  
#4 Đã gửi : 18/04/2016 lúc 10:54:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bế mạc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2016

ORANGE, California (NV) – Tối Chủ Nhật, 17 Tháng Tư năm 2016, Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2016 (Viet Film Fest) chính thức bế mạc với suất chiếu bộ phim “Em Là Bà Nội Của Anh”, kết thúc bốn ngày diễn ra tại rạp AMC Orange 30 thuộc khu The Outlet of Orange, 20 City Blvd W, Orange, CA 92868.
UserPostedImage
Từ trái qua: diễn viên Hứa Vĩ Văn, nhà sản xuất phim Hà Vũ, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh của bộ phim "Em là bà nội của anh" và MC chương trình trong buổi hội luận Q&A. (Hình: Nhất Anh/ Người Việt)

Nói với nhật báo Người Việt, cô Lê Đình Y Sa, giám đốc điều hành VAALA và là đại diện ban tổ chức của Viet Film Fest cho biết cô cảm thấy rất vui vì chương trình diễn ra thành công.

“Sau thời gian dài chuẩn bị thì bốn ngày qua diễn ra suôn sẻ, bản thân tôi và cả tập thể đều cảm thấy vui và hãnh diện vì Viet Film Fest ngày càng được mọi người ủng hộ. Bạn thấy không, hôm nay là ngày cuối cùng và mọi người đang xếp một hàng dài để vào xem phim. Nhìn thấy mọi người háo hức như vậy, tôi cảm thấy rất hạnh phúc,” cô Y Sa nói.

Quả thật vậy, rạp AMC dường như đông đúc, sôi nổi hẳn lên khi khán giả xếp một hàng dài kéo dài ra đến bên ngoài, chờ đến phiên mình bước vào rạp.

Bà Tâm Nguyễn, cư dân Santa Ana không giấu được vẻ vui sướng của mình khi cùng bạn bè đến với Viet Film Fest năm nay.

“Đây là bộ phim thứ hai mình coi trong chương trình năm nay. Phim Việt Nam của mình càng ngày càng làm hay và hấp dẫn. Tôi cám ơn ban tổ chức đem đến nhiều bộ phim cho khán giả chúng tôi xem, chứ ở Mỹ mà đó giờ có được coi phim Việt Nam đàng hoàng ở ngoài rạp như vậy đâu,” bà Tâm chia sẻ.

Cô Yvonne Trần, đồng giám đốc chương trình năm nay, chia sẻ quá trình chuẩn bị và tổ chức Viet Film Fest là một trong những trải nghiệm khó quên của cô.

“Đây là năm thứ ba tôi tham gia Viet Film Fest nhưng là lần đầu tiên giữ vai trò giám đốc chương trình năm nay. Tôi cảm thấy rất vui vì càng ngày Viet Film Fest thu hút một lượng đông khán giả cũng như sự đa dạng từ các bộ phim tham gia. Và các buổi hội luận cũng được nhiều sự quan tâm của mọi người, năm nay lại đặc biệt hơn khi hội luận các vấn đề liên quan đến người gốc Việt như ngành nail hay vấn đề nóng hổi hiện nay là LGBT,” cô Yvonne cho biết.

Điều đặc biệt Viet Film Fest không chỉ đem phim ảnh Việt đến gần hơn những người gốc Việt xa quê hương mà còn là sự kiện kết nối thế hệ trẻ với thế hệ lớn tuổi cũng như tìm lại và học hỏi văn hóa truyền thống cội nguồn.

“Tôi là thế hệ thứ hai sinh ra và lớn lên tại Mỹ và tôi cảm thấy rất đặc biệt khi dẫn ba mẹ tôi đến đây tham gia chương trình. Trước giờ, ba mẹ tôi cứ nghĩ phim Việt Nam chỉ nói về chiến tranh mà thôi nhưng thật sự không phải như vậy, điện ảnh Việt Nam đang phát triển rất nhiều. Cá nhân tôi như hiểu hơn về thế hệ của ba mẹ mình và nét văn hóa, truyền thống của người Việt còn người lớn lại có cơ hội thưởng thức những bộ phim về Việt Nam, do người Việt làm, và gợi nhớ lại cho họ kỷ niệm. Tôi nghĩ đó chính là sức mạnh mà Viet Film Fest đem lại cho chúng ta, đó là sự gắn kết giữa các thế hệ,” cô Yvonne cho biết. “Và không chỉ mình tôi là người trẻ đâu mà có rất nhiều bạn trẻ khác sẵn sàng làm tình nguyện viên tham gia chương trình. Nó cho thấy rằng, Viet Film Fest đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng chúng ta.”

“Em Là Bà Nội Của Anh” kết thúc Viet Film Fest
Bộ phim “Em Là Bà Nội Của Anh”, với tên tiếng Anh là “Sweet Twenty”, là bộ phim được chọn trình chiếu trong ngày cuối cùng của đại hội điện ảnh năm nay. Bộ phim xác lập kỷ lục là phim có doanh thu cao nhất lịch sử Việt Nam này được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả.

Mặc dù được chuyển thể từ bộ phim “Miss Granny” của Nam Hàn, song bộ phim vẫn giữ được nét riêng của Việt Nam khi đạo diễn khéo léo lồng ghép hình ảnh đặc trưng của người Việt và sự tinh tế khi đưa hình ảnh của cố nghệ sĩ Thanh Nga vào, cùng với các bài hát xưa như “Diễm xưa”, “Ô mê ly” hay “Còn tuổi nào cho em” khiến nhiều khán giả xem phim không khỏi xúc động. Câu chuyện kể về một người bà sống cùng với con cháu trong gia đình nhưng luôn cảm thấy cô đơn. Bỗng dưng một ngày, phép màu xuất hiện, bà lại trở lại tuổi 20 hồn nhiên. Từ đó, bao nhiêu chuyện hài hước và rắc rối xảy ra nhưng từ đó, từng nhân vật trong phim tìm ra nhiều lẽ sống cho mình.

Và có lẽ, không chỉ có nhân vật mà chính khán giả cũng nhận ra nhiều thứ cho mình, đó là tình yêu thương gia đình, là sự cảm thông và chia sẻ giữa thế hệ khác biệt. Phim có những đoạn gây cười, vui vẻ nhưng cũng có những khúc cao trào khiến người xem không khỏi ngậm ngùi.

Đây là bộ phim dài đầu tiên của đạo diễn trẻ Phan Gia Nhật Linh, tốt nghiệp ngành phim ảnh trường đại học University of Southern California (USC). Đến với Viet Film Fest lần này, người đạo diễn trẻ này chia sẻ trong buổi hội luận rằng anh rất vui khi nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của khán giả.

“Đây là lần thứ hai tôi đến với Viet Film Fest nhưng là lần đầu tiên tham gia với bộ phim lớn đầu tay, và không lời nào có thể diễn tả được tâm trạng tôi lúc này khi có thể đem sản phẩm của mình cho cộng đồng gốc Việt nơi đây thưởng thức. Và sự ủng hộ của quý vị làm cho tôi và cả ekip rất vui và tự hào,” đạo diễn Nhật Linh nói.

Còn đối với diễn viên Hứa Vĩ Văn, một trong các nhân vật chính của “Em Là Bà Nội Của Anh”, thì đây là lần đầu tiên anh tham gia Viet Film Fest.

“Lần đầu tiên nên tôi có một chút hồi hộp nhưng đồng thời rất bất ngờ khi mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Người diễn viên có diễn tốt hay không thì phải do nền điện ảnh tốt, và nền điện ảnh tốt thì khán giả mới đón nhận,” diễn viên Hứa Vĩ Văn phát biểu trong buổi hội luận.

Sau khi bộ phim kết thúc, trong buổi hội luận, một khán giả trung niên đã chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình.

“Tôi thật sự bất ngờ sau khi xem phim này và nhận ra rằng các bạn trẻ tuổi rất giỏi khi đóng góp vào nền điện ảnh Việt Nam nhiều bộ phim hay. Đặc biệt là tôi muốn cám ơn đến những người làm ra bộ phim “Em là bà nội của anh” đã làm ra bộ phim mà thế hệ chúng tôi ao ước có thể thể hiện nét văn hóa của người Việt và làm cho thế hệ trẻ không cảm thấy ngột ngạt đối với bộ phim tôn vinh giá trị tinh thần,” khán giả này nói.

Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế kết thúc thành công với sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Bộ phim “Em Là Bà Nội Của Anh” được trình chiếu vào đêm cuối cùng đem lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả. Và đặc biệt là Viet Film Fest đã hoàn thành nhiệm vụ gắn kết cộng đồng, đưa điện ảnh là món ăn tinh thần đến với mọi thế hệ.

“Chương trình năm nay diễn ra thành công tốt đẹp sẽ là điều kiện để chương trình năm sau còn tốt hơn và chu đáo hơn. Tôi hy vọng đây sẽ luôn là sự kiện được cộng đồng ủng hộ và là cơ hội cho các bạn trẻ có dịp được học hỏi và thể hiện đam mê điện ảnh của mình,” cô Y Sa cho biết.

* Các giải thưởng được trao trong khuôn khổ Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế năm nay:
Phim dài được khán giả bầu chọn: Finding Phong
Phim ngắn do khán giả bầu chọn: Honoring Life: The work of Trinh Mai
Phim dài hay nhất: Yellow Flowers on the Green Grass (Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh)
Phim ngắn hay nhất: My Home
Nữ diễn viên xuất sắc: Miu Lê trong bộ phim “Em Là Bà Nội Của Anh”
Nam diễn viên xuất sắc: Tam Dinh trong bộ phim “Never Forget”

Nhất Anh/ Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.314 giây.