logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/04/2016 lúc 07:02:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có hai việc tôi không muốn làm một mình: đi ăn tiệm và đi xem xi nê.

Nghe quảng cáo một nhà hàng mới mở, thức ăn ngon, chỗ ngồi đẹp, tôi tìm ít nhất một người bạn để mời đi cùng. Thế nhưng xi nê thì không

biết sao, tuy tin tức cho biết rạp đang chiếu một phim hay nhưng tôi lại không chủ động mời ai cả. Có lẽ việc đi xem phim bao giờ cũng có

màn dạo đầu (ăn trước) hoặc kết thúc (ăn sau,) mất gấp đôi thời giờ nên tôi khó thu xếp hơn, đành lần lữa rồi bỏ qua.

Thứ tư tuần rồi, nhận được email của KC hỏi “Chị có rảnh không? Mai em rủ thêm chị V. đi coi phim ‘Em là Bà Nội của Anh’ nha!” Từ khi nhiều

bạn trẻ trong cộng đồng chọn con đường nghệ thuật thứ 7 để dấn thân và VAALA tích cực yểm trợ sinh hoạt này với Viet Film Fest tổ chức

mỗi năm nhằm thu góp, giới thiệu, cổ vũ thành quả của các nhà làm phim ngay từ tác phẩm đầu tay của họ, tôi cảm thấy hứng khởi, muốn

đồng hành theo những bước chân sáng tạo và khai phá của các em. Nên tôi hăng hái hưởng ứng ngay đề nghị của KC mà không thắc mắc

hỏi thêm bất cứ câu hỏi nào về cuốn phim, hiểu rằng mỗi sản phẩm là một nỗ lực thành khẩn và say mê của tuổi trẻ.

Chúng tôi tới rạp Regal trên đường Chapman, Garden Grove, 10 phút trước giờ trình chiếu phim. Chỉ có chừng hơn mười khán giả ngồi rải

rác trên các hàng ghế tuy trước đó, trên đường đi, V. cứ sợ hết vé!

Đã lâu lắm, tôi không bước chân đến rạp chiếu bóng. Không khí khán phòng với đèn tối mờ hai bên lối đi gợi nhắc tôi những rạp chiếu bóng ở

những nơi tôi từng đi qua, Huế, Sài Gòn, Mỹ Tho và Long Xuyên. Tiện nghi ở những nơi này khác nhau nhưng những bậc cấp thoải lên chiều

cao ở đâu cũng gọi những bàn tay nắm níu nhau đi.

Rạp Regal có những ghế kiểu “reclining seat,” khán giả có thể ngửa người và duỗi chân thoải mái khi xem phim. Phải nói là nước Mỹ tiến bộ

từng ngày song có lẽ sự tiến bộ trong lãnh vực điện ảnh đi trước rất xa so với các lãnh vực khác. Kỹ thuật sử dụng sound effect ngày càng

tác động với hiệu quả cao lên cảm xúc của người xem, thậm chí vẽ ra được những hình ảnh và diễn xuất đi sau với cường độ trăm lần mạnh

hơn. Từ khuynh hướng tĩnh lặng, làm những phim tình cảm lãng mạn hay tâm lý xã hội thể hiện hầu như mọi khía cạnh đời sống từ hạ bán thế

kỷ 20, Hollywood giờ đây tìm cách đáp ứng khát vọng tự do bất kham như nước vỡ bờ của con người, tháo bỏ xiềng xích của cuộc sống

khuôn thước, cho phép trí tưởng tượng và óc sáng tạo bay lượn tới những thế giới một người bình thường như tôi không cách nào hình dung

ra. Tác giả viết truyện phim, đạo diễn thể hiện truyện ấy trên sàn quay, họ là những con người tài năng ngoại khổ. Có một lúc đầu óc hạn hẹp

của tôi nghĩ rằng những giấc mơ hy hữu kiểu “20 Ngàn Dặm dưới Đáy Biển” của Jules Verne là những dự cảm đi trước thời gian, có tính

cách tiên tri của một ngòi bút thiên tài. Sau này đọc tiểu sử của ông, hiểu ra những dự cảm ấy không phải là trò chơi viển vông của trí tuệ mà

dựa trên cơ sở khoa học. Theo ông, “khoa học hình thành từ những sai lầm hữu ích bởi vì chúng từng bước dẫn tới chân lý.” Vấn đề là ai

dám liều lĩnh xác quyết những điều mới lạ và sẵn sàng trả giá các sai lầm ấy? Đầu thế kỷ 21, Hollywood cho thấy họ có thể làm bất cứ điều

gì nếu chưa xảy ra bây giờ, không có nghĩa là không xảy ra trong tương lai. Truyện phim. Nhân vật. Diện mạo. Y phục. Dàn dựng. Những

phương tiện sử dụng. Tất cả đều vượt xa trình độ nhận thức của khán giả tầm tầm cỡ tôi và từ đây tôi nhận ra sự cùn nhụt của mình khi chỉ

quanh quẩn trong những khung đời sóng cố định và tẻ nhạt.

Trở lại với “Tuổi 20 dịu ngọt,” Sweet Twenty hay Em là Bà Nội của Anh (ELBNCA), phóng tác từ nội dung cuốn phim tình cảm hài hước đầy

xúc động, ăn khách khắp Á Châu của Nam Hàn, nhan đề Miss Granny, cũng ăn khách không kém ở Việt Nam với tiền thu được chỉ sau một

tuần lễ trình chiếu, là 26 tỷ đồng, tương đương trên 1 triệu mỹ kim. Ngoài Việt Nam “đánh hơi” được sự thành công tài chánh của phim, còn

có Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia.

Người đạo diễn đưa cuốn phim đến thành công đáng khen là Phan Gia Nhật Linh, từng tốt nghiệp đại học Kiến Trúc trong nước và là người

sinh viên đầu tiên nhận được học bổng của Ford Foundation qua Mỹ du học. Anh chọn ngành đạo diễn, ra trường Đại học USC, phân khoa

Nghệ Thuật Điện Ảnh, Los Angeles, California.

ELBNCA là phim truyện đầu tay dài 127 phút của anh, xây dựng trên chuyện đời của một phụ nữ Việt Nam 70 tuổi, nhan sắc, góa chồng

sớm, tuyệt đối hy sinh để nuôi bé trai duy nhất mồ côi cha từ khi còn trong bụng mẹ. Bồng bế con thơ lang thang, lếch thếch, làm đủ thứ công

việc lam lũ lau nhà, rửa bát đĩa... để nuôi con. Thằng bé được mẹ chăm bẵm, nuôi dạy bằng tất cả tình thương yêu và mộng ước cao xa, lớn

lên trở thành một giáo sư đại học nổi tiếng. Bà cưới vợ cho con, có hai cháu nội cưng quý nhưng mẹ các cháu thì sống trong gọng kềm bọc

nhung của mẹ chồng.

Lâu ngày chầy tháng, chị rơi vào tình trạng bị trầm cảm nặng, mỗi ngày phải uống cả vốc thuốc. Tấn tuồng mẹ chồng nàng dâu truyền đời

trong xã hội Việt Nam đẩy người chồng đến chỗ phải giải quyết để vãn hồi sức khỏe suy sụp của vợ. Một hôm, biết được toan tính khổ tâm

của con trai muốn xa rời mẹ một thời gian để chữa chạy cho vợ, bà mẹ già thất vọng, thấy mình đứng trước thực tế chua chát nên lẳng lặng

bỏ đi. Vơ vẩn trên đường phố, đi qua một tiệm chụp hình, bà ghé vào, định chụp một tấm thật đẹp để sau này làm ảnh thờ nhưng phép lạ

thình lình xảy ra. Rời khỏi tiệm hình, bà ngạc nhiên thấy mình trẻ lại ở tuổi 20. Bà phân vân nhưng rồi nhanh chóng quyết định lợi dụng cơ hội

kỳ diệu này, sống một cách khác, thật thỏa nguyện, cái tuổi 20 cơ cực ở quãng đời 50 năm trước bà đã phải trải qua để đóng trọn vai trò làm

mẹ đối với đứa con thơ mồ côi trông cậy vào bà.

Dấu kỹ tấm thẻ căn cước mang cái tên Đại không còn phù hợp nữa, bà chọn cho mình cái tên người nghệ sĩ thần tượng thuở nào, Thanh

Nga, để bắt đầu nhân thân mới. Bà thay đổi xiêm y, tươi tắn, xinh đẹp, tham gia ban nhạc của cậu cháu đích tôn bà cưng chiều hết mực sau

khi đích thân xem ban nhạc Chó Hoang của cậu trình diễn, chê nhạc bản dở, không đánh động lòng người, chê chúng hóa trang xấu xí, kỳ

cục, không gây thiện cảm nơi khán giả cho nên ban nhạc không thành công. Một mặt bà khuyến khích Tùng bỏ khuynh hướng lai căng, tập

trung đi vào dòng nhạc với âm điệu du dương, trữ tình, mang tính nhân bản, một mặt bà tự nguyện là giọng hát chính cho ban nhạc của cậu.

Những buổi hát nhạc Trịnh Công Sơn của Thanh Nga thu hút hàng chục nghìn người nghe ở sân khấu lộ thiên. Thanh Nga lọt vào mắt xanh

của ông giám đốc đài truyền hình địa phương đẹp trai, trẻ tuổi, quyền lực, mê cô say đắm nhưng lịch sự và tao nhã. Cô đến căn chung cư

sang trọng của ông, uống rượu trong ly thủy tinh dưới ánh đèn ấm cúng, hưởng niềm hạnh phúc thanh xuân được nghe lời tỏ tình êm ái như

tiếng chim. Tuy nhiên, trong đáy lòng, bà Đại dưới lốt Thanh Nga, biết rõ các cậu chỉ đáng tuổi con cháu của mình nên không khỏi cấn cái.

Thậm chí thằng Tùng, cháu đích tôn của bà, cũng say mê bà như điếu đổ! Bà tự nhủ: trẻ lại cũng phiền quá!

Tự dưng biến mất một cách bất ngờ, thương con cháu lo lắng cho mình, bà lẻn về qua nhà cũ, gài lên cửa mảnh giấy nhỏ cho biết bà vẫn

mạnh khỏe. Một người đàn ông lớn tuổi, nhà cửa khang trang, sống độc thân với cô con gái dở người hay bù lu bù loa ăn vạ, vốn si tình bà

Đại, tôn sùng bà là tiểu thư, My Lady, sẵn sàng bỏ hết tài sản để đi tìm bà và thề không yêu ai khác, đã cố công khám phá ra sự thật đằng

sau Thanh Nga.

Qua giây phút ngỡ ngàng thấy “cố nhân” trong cuộc sống mới, trẻ đẹp, tài năng, ông quên thân phận mình, khuyên bà nên ở lại trong nhân

dáng mới. Thỉnh thoảng lén gặp nhau hoặc ông theo bà tới chỗ đám trẻ vui chơi, ông bị đàm tiếu chuyện già chơi trống bỏi nhưng cả hai đều

muốn giữ thủy chung nên không lấy thế làm điều mà đồng lòng giữ bí mật chỉ có họ biết. Thanh Nga cho ông hay nếu muốn trở lại trong xác

thân cũ, cô chỉ cần để máu chẩy, da sẽ nhăn lại và bà Đại sẽ hiện nguyên hình. Thằng Tùng, cháu đích tôn được bà cưng như trứng mỏng,

được bà dạy dỗ vượt qua ảnh hưởng của mẹ ruột nó, con dâu bà, nay vừa thành công rầm rộ với nhạc bản mới sáng tác theo hướng dẫn

của “bà” Thanh Nga, đang chuẩn bị ra mắt tại hí viện thành phố với tiếng hát gây xúc động lòng người Thanh Nga. Trước giờ trình diễn, thằng

Tùng muốn về nhà lấy cái nón kết của ông nội ngày xưa mà bà nội vẫn cất giữ và muốn thấy nó đội. Trên đường đạp xe vội vàng quay lại hí

viện, lòng vui như mở hội, nó bị một chiếc xe vận tải đụng khi cả người lẫn xe phóng ra từ con hẻm nhỏ. Tùng bị thương, hôn mê, bác sĩ cần

tiếp máu cho nạn nhân mà bệnh viện không có loại máu của nó. Nghe hung tin, bà Đại (vẫn dưới lốt Thanh Nga) biết giờ phút giã từ tuổi 20

của bà đã tới nhưng để giúp lăng xê nhạc phẩm sẽ đưa Tùng lên đài danh vọng, bà yêu cầu ban nhạc với 2 thành viên còn lại cùng tiếng hát

chủ lực của bà vẫn trình diễn theo chương trình đã loan. Mọi người trong gia đình không ai nỡ để bà Đại, thêm một lần nữa trong đời, phải hy

sinh cơ hội tốt đẹp cho bà nhường ấy nhưng riêng bà biết không thể làm khác. Phim đóng lại với cảnh hai chiếc giường bệnh viện đặt song

song, giòng máu đỏ tươi chảy từ bà sang cháu, nuôi cuộc sống trường tồn bằng tình yêu và lòng quảng đại.

Sweet Twenty thành công lớn khắp Châu Á vì nó thể hiện những giá trị văn hóa ngàn đời của vùng đất này này trên địa cầu trước sự du nhập

ồ ạt, vội vã, không chọn lựa của giới trẻ sẵn sàng đánh mất bản sắc trước làn sóng văn minh tây phương. Thêm nữa, quan hệ mẹ chồng

nàng dâu vốn nghiệt ngã theo truyền thống đông phương chỉ có thể giải quyết trên căn bản tình thương yêu, lợi ích của gia đình và sự sáng

suốt của người trong cuộc thay vì tranh giành quyền lực giữa hai người đàn bà. Thêm nữa, để mọi người ý thức những giấc mơ thường bị vùi

dập của nhiều thế hệ bà mẹ chỉ thấy họ là tấm gương ép xác hy sinh cho chồng con, thậm chí cho cháu trong khi với trái tim đầy ắp thương

yêu, dù bung nở cách nào, họ vẫn là những bông hoa khoe sắc, dâng hương làm cho đời đẹp và thơm tho.

Những bà mẹ thế hệ mẹ tôi suốt đời chịu đóng đinh trên thập giá, không có lấy dù chỉ một giờ hay một ngày được sống những ước mơ riêng

như... Thanh Nga.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.