logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/04/2016 lúc 05:11:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Cách đây 4 năm, vào ngày 4-4-2012, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đi vào cõi vĩnh hằng. Số người yêu mến những ca khúc của ông rất nhiều. Nhưng ít có ai tưởng tượng ra rằng người nhạc sĩ Miền Nam hiền hòa, mộc mạc, có một cuộc đời bình dị này đã có một sự nghiệp sáng tác khổng lồ, vào khoảng 500 ca khúc. Chỉ có một số ít những tên tuổi lớn trong làng tân nhạc Việt Nam như Phạm Duy, Anh Bằng, Trịnh Công Sơn…mới có được một sức sáng tác bền bỉ đến như vậy. Khán giả xếp ông vào một trong những “ông hoàng của thể điệu bolero”, với những bản nhạc tình đi thẳng vào tim người. Điểm qua một số ca khúc của Thanh SƠn, người hâm mộ sẽ nhận thêm cái hồn đậm chất dân giã, cũng là một trong những đặc điểm lớn.

Nhạc sĩ Thanh Sơn sinh năm 1940 ở Trà Vinh. Thuở nhỏ mê ca hát, và đã nuôi mộng trở thành ca sĩ. Vào năm 1959, ông ghi danh tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát Thanh Sài GÒn. Ông đã đoạt giải, và được mời đi hát trong ban Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. RỒi bắt đầu học sáng tác dưới sự hỗ trợ của các nhạc sĩ như Hoàng Trọng, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hiền. Có thể dễ dàng nhận thấy giữa ông và những “người thầy dạy sáng tác” đầu tiên này có phong cách sáng tác hoàn toàn khác biệt. Có lẽ Thanh Sơn học kỹ thuật sáng tác với Hoàng Trọng, Văn Phụng…, nhưng không bắt chước để sáng tác giống họ. Việc xác định cá tính riêng cho mình ngay từ buổi ban đầu của văn nghệ sĩ, đã khiến cho nền văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam trước 1975 vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn đã chuyên tâm vào sự nghiệp sáng tác, khiến khán giả say mê với những ca khúc của ông, và quên mất rằng ông cũng đã từng là ca sĩ.

Nhạc của Thanh Sơn mang đậm tính mộc mạc của con người Miền Nam. Một trong những bản nhạc được nhiều người biết đến nhất của ông chính là bài Nỗi Buồn Hoa Phượng. Đó là một ca khúc viết cho tuổi học trò, mà giai điệu vẫn có phản phất một chút âm hưởng của một câu vọng cổ. Và lời ca cũng làm người nghe liên tưởng đến tấm lòng sâu đậm nghĩa tình của người học trò Miền Nam:

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,

Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,

Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,

Phút gần gũi nhau mất rồi

Tạ từ là hết người ơi!...

Ai đã từng là học trò, đều có cùng một cảm giác xao xuyến rất giống nhau mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, báo hiệu hè về. Mùa phượng nở, với những cuốn lưu bút, nỗi buồn lưu luyến chia tay bạn bè, trường lớp đã thành nét đẹp đặc trưng nhất của tuổi học trò thơ mộng. Nhưng đâu có mấy ca khúc đã đem được màu của hoa phượng diễn tả tình cảm của người học trò da diết, sâu đậm như nhạc sĩ Thanh SƠn:

…Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,

Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.

Màu hoa phượng thắm như máu con tim,

Mỗi lần hè thêm kỷ niệm,

Người xưa biết đâu mà tìm…

Một ca khúc khác nổi tiếng không kém của nhạc sĩ Thanh Sơn là Màu Hoa Anh Đào. Một ca khúc cũng đậm chất dân ca, nhưng lại là… dân ca Nhật Bản! Có rất ít ca khúc Việt Nam diễn tả nét đẹp của hoa anh đào bằng chính giai điệu dân gian của xứ sở Phù Tang như bài hát độc đáo này, khiến có nhiều người nghe cứ ngỡ rằng đây là một bản nhạc Nhật lời Việt! Chính vì vậy mà Nhạc Sĩ Thanh SƠn đã phải lên tiếng đính chính. Nhưng tại sao một người nhạc sĩ Miền Nam như ông mà lại cảm hứng sáng tác giai điệu Nhật? Nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết bởi vì vị hôn thê của mình rất giống với một cô gái Nhật Bản. Và ông đã sáng tác bài này để làm quà tặng cho người vợ mới cưới của mình nhân ngày kỷ niệm thành hôn. Nhờ vậy, dân mê nhạc Việt Nam mình từ những năm 1960s đã được thưởng thức một giai điệu thuần Nhật, để mà tưởng tượng đến cái đẹp của hoa anh đào và một thiếu nữ Nhật:

Mùa xuân sang có hoa anh đào

Màu hoa tôi trót yêu từ lâu

Lòng bâng khuâng, nhớ ai năm nào

Hẹn hò nhau dưới hoa anh đào

mình nói chuyện ngày sau…

Sau 1975, nhạc sĩ Thanh Sơn hầu như không còn sáng tác nhạc tình, mà tập trung vào chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Việt Nam. Đây là giai đoạn chứng tỏ những điệu hò, câu lý của quê hương đã ăn sâu vào trong máu, trong tim của ông. Nhạc sĩ Thanh Sơn là một trong những nhạc sĩ thành công nhất trong việc diễn tả cái đẹp của làng quê Miền Nam, của con người Miền Nam bằng những giai điệu dân ca Miền Nam. Phải yêu làng quê, phải gắn bó với con người Miền Nam sâu đậm lắm mới có thể làm được những ca khúc về Miền Nam đặc sắc đến như vậy. Trong ca khúc Bạc Liêu Hoài Cổ, bằng một giai điệu âm hưởng buồn man mác đặc trưng của vọng cổ cải lương, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đưa được tất cả những cái riêng nhất của xứ Bạc Liêu vào trong một bài hát: ruộng cò bay thẳng cánh, câu vọng cổ của ông Sáu Lầu, một anh chàng công tử Bạc Liêu đã trở thành huyền thoại trong đời sống người dân Nam Bộ:

Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu

Như sống lại hồn Cao Văn Lầu …

…Bên nước mặn biển cho muối nhiều

Bên nước ngọt phù sa vun bồi

Bạc Liêu đưa ta tới thăm đồng lúa trải ngàn khơi

Cò bay thẳng cánh nhìn mỏi mắt người…

…Nghe danh Công Tử Bạc Liêu

Ðốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu…

Nghe Bạc Liêu Hoài Cổ trên youtube Yêu Nhạc Vàng:



Có nhiều người chưa từng đến Pleiku, mà vẫn thấy mến yêu thành phố núi này qua ca khúc Còn CHút GÌ Để Nhớ của nhạc sĩ Phạm Duy. Thì cũng tương tự như vậy, quê hương Bạc Liêu đã trở nên đáng yêu hơn rất nhiều trong tâm tưởng của nhiều người nhờ bài Bạc Liêu Hoài Cổ của nhạc sĩ Thanh Sơn. Cái độc đáo của âm nhạc nói riêng, hay nghệ thuật nói chung chính là ở chỗ đó. Và điều này cũng đã làm cho cái tên Thanh Sơn vẫn sẽ còn nhắc đến rất lâu bởi người Việt trong nhiều thế hệ nữa.
SBTN

Sửa bởi người viết 09/04/2016 lúc 05:20:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 10/04/2016 lúc 09:50:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc sĩ Thanh Sơn, người viết cho kỷ niệm

UserPostedImage
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn và những sáng tác được nhiều khán giả yêu thích của ông.

Có một người nhạc sĩ, mà khi nhắc đến ông, người ta nghĩ đến những ca khúc về mùa hè dành cho tuổi học trò, với hình ảnh của hoa phượng, của những dòng lưu bút. Không chỉ thế, ông còn là một nhạc sĩ sáng tác rất nhiều những ca khúc về tình yêu quê hương, mang đậm chất miền Tây Nam Bộ.

Mời quí vị cùng nghe lại những ca khúc bất hủ gắn liền với tên của ông, cố nhạc sĩ Thanh Sơn.
“Bài hát Hoa tím người xưa này là một chuyện tình có thật. Một kỷ niệm của đời tôi. Lúc đó vào năm 1965. Tình yêu của tôi rất tràn trề. Tuổi đời của tôi lúc đó ngoài 20. Tôi có quen với 1 người con gái, và chúng tôi có hẹn hò lên Đà Lạt, vào 1 vườn hoa tím rất đẹp. Chúng tôi tâm sự rồi sau đó chia tay. Hai năm sau, tôi trở lại cũng vườn hoa đó, mà người xưa thì không còn nữa. Tôi thẫn thờ, buồn, và thốt lên một câu ‘Người xưa hỡi thấu cho nỗi lòng hoa tím còn người đâu’.”

Đó là lời tâm tình của cố nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông còn tại thế trong một buổi nhạc vinh danh ông được tổ chức trong nước. Tiếng nói trầm ấm, hiền hoà đậm chất miền Tây Nam Bộ của người nhạc sĩ làm cho người nghe phần nào hiểu được vì sao nhạc của ông tuy phần nhiều chuyên chở những nỗi buồn, nhưng trong nỗi buồn ấy, vẫn thấp thoáng cái tình ngọt ngào, không có vị mặn của sự trách hờn, giận dỗi.

Có lẽ do đó mà các sáng tác của ông đơn giản, mộc mạc từ ca từ cho đến giai điệu.

Người viết cho kỷ niệm

Điều này được thể hiện trong suốt cuộc đời sáng tác của ông. Những hình ảnh bình thường giản dị trong cuộc sống xuất hiện trong hầu hết các nhạc phẩm của ông, từ các ca khúc tuổi học trò, những ca khúc nói về tình yêu, tình bạn trong chiến tranh, cho đến những sáng tác về tình yêu quê hương,

Trong giai đoạn đầu của cuộc đời sáng tác của mình, ông dành nhiều thời gian viết về tình yêu tuổi học trò. Nỗi buồn hoa phượng được ra đời năm 1963, là một ca khúc nổi tiếng nói về thời học sinh vào những năm đầu thập niên 60.
Cho đến tận bây giờ, có thể nói Nỗi buồn hoa phượng là một ca khúc bất hủ theo thời gian mỗi khi nói về mùa hè, về hoa phượng, về tuổi học trò.

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh, về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ.

Ông viết về tuổi học trò như viết về chính cuộc đời ông. Mà những ai yêu nhạc của Thanh Sơn, hiểu về ông đều biết rằng ông không có được ba tháng tạ từ với những dòng lưu bút ngày xanh. Nhạc sĩ Thanh Sơn phải dở dang con đường học vấn vì hoàn cảnh gia đình lúc đó.

Có thể vì thế mà chúng ta cảm nhận trong ca khúc tuổi học trò của ông, có chút gì nuối tiếc.

Cho đến nay, không có tài liệu nào giải thích được vì sao ông yêu hoa phượng như thế. Có phải vì ông viết về một khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, và hoa phượng chính là nhân chứng cho khoảng thời gian ấy? Có lẽ như thế. Đơn giản như chính tâm hồn và con người của ông.

Nữ ca sĩ Phương Dung, người đầu tiên thể hiện ca khúc Lưu bút ngày xanh của ông cũng từng phát biểu với báo giới trong nước tâm tư của bà về sự ra đi của ông, Cát Linh xin được trích lại sau đây:

“Nhạc về mùa hè của Thanh Sơn thường nói về nỗi buồn và điều này chinh phục người hát lẫn người nghe. Tôi khi ấy còn trẻ, đón nhận ca khúc của ông đều cảm thấy lâng lâng niềm cảm xúc. Vì khi ấy mình mới giã từ đời áo trắng, khi mà hè sang, phượng nở, bạn bè chẳng gặp nhau... thì âm nhạc của ông nói hộ niềm tâm tư đó.”

Các sáng tác của ông thường buồn. Rất buồn. Nỗi buồn ấy được ông đưa vào dòng nhạc bolero, trở thành những bài thi ca mang đậm phong cách của Thanh Sơn. Và ông cũng chính là một trong những nhạc sĩ có nhiều sáng tác theo thể loại bolero nhất.
UserPostedImage
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn trong đêm nhạc của ông vào ngày 15 tháng 6 năm 2007.

Đặc biệt, các ca khúc bolero của ông là những câu chuyện kể về tình bạn, tình đồng đội của người lính trận.

Người chuyên chở hồn quê Nam Bộ
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.

Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng.

Ông sáng tác về tình yêu, tình bạn, về kỷ niệm của tuổi học trò mộc mạc và giản dị bao nhiêu thì khi viết về quê hương cũng chân tình và sâu lắng như thế. Và đặc biệt, khi viết về quê hương, giai điệu trong nhạc của ông trở nên vui tươi như một bài dân ca. Ông đưa vào trong sáng tác của mình vẫn là những hình ảnh thân thiết của cuộc sống người dân Nam Bộ, như những câu hò, con nước chảy xuôi, những mẻ lưới cua đồng…

Những ca khúc cố nhạc sĩ Thanh Sơn để lại cho đời sẽ mãi mãi là tiếng nói thân thương, là hơi thở, là tình yêu nhắc nhở mỗi người về một nơi gọi là quê hương.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.