logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/04/2016 lúc 06:22:38(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết

Lệnh hồ Công Tử Nguyễn Thúc Soạn

Mở đầu: Câu chuyện sau đây sẽ làm nhiều người thắc mắc và chính tác giả cũng không biết đâu là sự thực, xin viết ra để có một cái nhìn đứng đắn về một địa danh rất nổi tiếng của Đà Lạt. LHCT

Thành phố nào nhớ không em?
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm
Thành phố nào vừa đi đã mỏi
Đường quanh co quyện gốc thông già
…………………………

Tiễn đưa người quên núi đồi,
quên cả tình yêu. (Lam Phương)

Mưa, nghe nhạc Lam Phương và nhớ về một thành phố thân yêu hữu tình, thành phố Đà lạt, thành phố sương mù với nhà Thờ con gà, Chùa Linh Sơn, Giáo Hoàng Chủng viện, Viện Đại học, chợ Hòa Bình, thác Cam Ly, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở. Nhiều người sống ở Đà Lạt khi xa xứ mỗi khi nhớ về Đà Lạt là nhớ đến những danh địa gắn liền với tình yêu lãng mạn, những nơi hò hẹn của đôi tình nhân như Con đường tình sử, Thung lủng tình yêu, Rừng Ái ân, vườn Bích Câu. Đó là những nơi mà những sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, Sinh viên Vỏ Bị, Chiến Tranh chính trị đã có những mối tình giắt vai với các nữ sinh viên, nữ sinh trung học của các trường Bùi thị Xuân, Lycée Yersin, Couvent des Oiseaux, Văn học, Việt Anh. Một khi đã lụy với những cô gái má hồng phơn phớt không phấn son, môi đỏ ngọt lịm thì chắc hẳn là “một đi phải trở lại” chứ không phải “em biết, anh đi chẳng trở về”. Ngoài những mối tình đẹp đó, còn có một mối tình sống mãi trong lòng người Đà Lạt, mối tình này đã trải qua 60 năm và cho tới bây giờ có một nơi mà các thế hệ trẻ yêu nhau vẫn thường đến đó để thề non hẹn biển.

Bên cạnh hồ Than Thở của Đà Lạt có một đồi thông ngút ngàn có tên gọi là đồi thông hai mộ. Đồi thông hai mộ cũng là một địa danh nổi tiếng vì nó dính liền với một câu chuyện tình bi ai, cảm động, chung thủy, sắc son của một đôi trai gái vào thập niên năm mươi. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dư âm của cuộc tình tột cùng đau đớn dường như vẫn còn phảng phất phía sau khung cảnh u buồn của đồi thông.

Chuyện kể rằng, Vũ Minh Tâm con của một đại điền chủ gốc Gò Công, Tiền Giang, là con một nên cha mẹ bắt có vợ sớm để có con nối dõi tông đường. Chàng vì chưa muốn lập gia đình, nên lén đầu quân vào trường Võ Bị Đà Lạt. Thời gian học ở đây, chàng có quen một người con gái của một gia đình công chức nghèo ở thành phố trên cao nguyên Lang Biang, cô gái tên Lê Thị Thảo. Họ gặp nhau tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển. Sau khi tốt nghiệp, Tâm về Tiền Giang xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không “môn đăng hộ đối” và bắt anh cưới người con gái xa lạ mà chàng không hề yêu mến. Vì lẻ đó Tâm đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn.

Từ khi Tâm rời trường Võ Bị ra chiến trường, Thảo vô cùng đau khổ khi biết cha Mẹ Tâm không chấp nhận chuyện của hai người và còn thêm nổi lo âu cho người yêu đang vì mình mà lao vào tuyến đầu lửa đạn nên dù cha mẹ hết lòng khuyên lơn, dù không biết bao nhiêu người mối mai dạm hỏi, nàng cứ một mực đợi chờ chàng trở lại Những cánh thư từ chiến trường gửi về bây giờ là niềm vui, là lẽ sống của nàng. Cho đến một ngày kia, nàng nhận được tin báo tử từ chiến trường gửi đến. Quá buồn rầu nàng lâm trọng bệnh và mất. Trước khi mất nàng xin người nhà chôn nàng trên đồi thông, nơi mà trước kia hai người thường hẹn nhau tâm sự. Nhưng thật ra Tâm chưa chết, người ta đã nhầm khi báo tử. Từ mặt trận trở về Tâm mới hay Thảo đã chết và được chôn trên đồi thông vi vu gió ngàn. Quá đau buồn, Tâm xin trở vào vùng lửa đạn và đã hi sinh trong một trận giao tranh ác liệt. Thân xác của Tâm được đem về chôn cạnh mộ người yêu Lê thị Thảo.

(Có nguồn tin khác cho rằng khi nhận được tin Tâm đã tử trận. Thảo đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông bên hồ nơi hai người từng hò hẹn và tự vẫn vào ngày 15/3/1956. Thể theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông. Sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Trở về Đà Lạt thăm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó cũng tự tử theo để giữ trọn lời thề. Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau. Và chàng trai đã được toại nguyện. Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở).

Trong một lần lên Đà Lạt, ghé qua đồi thông, được nghe kể về câu chuyện tình của đôi nam nữ, tức cảnh, sinh tình, nhạc sĩ Hồng Vân đã sáng tác bài hát “Đồi thông hai mộ” để bày tỏ sự thương tiếc với đôi tình nhân trẻ.



Từ đó ngọn đồi được mang cái tên Đồi Thông Hai Mộ. Sau năm 1975, cha mẹ Tâm đã cho bốc mộ anh đưa về quê, do hai người đã tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con. Dù hài cốt Tâm đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình chung thủy, gia đình Thảo vẫn để ngôi mộ đôi. Có thể nói, câu chuyện tình đầy đau thương này đã ghi sâu vào lòng người qua hàng chục năm. Hơn sáu mươi năm trôi qua, dường như Đồi Thông Hai Mộ vẫn còn phảng phất dư âm đau buồn của cuộc tình tột cùng đau đớn này. Ngày nay, mặc dầu có hai ngôi mộ nhưng chỉ có ngôi mộ của cô gái là thật, còn ngôi mộ của chàng trai chỉ là sự hoài niệm, thương tiếc của người đời cho một mối tình đẹp không thành.

Phụ lục: Theo người xưa thuật lại, trên đồi thông tọa lạc tại phía Tây Nam thành phố Đà Lạt cách thác Cam Ly 150m có một lăng mộ được gọi là “đồi thông hai mộ” đó là lăng Nguyễn Hữu Hào, là nơi chôn cất và thờ ông Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương Hoàng Hậu.

Ông Nguyễn Hữu Hào vốn là một đại điền chủ giàu có, quê quán tại Gò Công, theo đạo Công giáo. Ông từng được du học bên Pháp, có bằng tú tài toàn phần (rất hiếm người Việt đỗ đạt cỡ này). Ông kết hôn với bà Lê Thị Bình, con gái ông Huyện Sỹ (Lê Phát Đạt), một trong những người giàu có nhất Việt Nam thời bấy giờ. Đó là một thiếu nữ đẹp, có khuôn mặt phúc hậu, gia đình cũng theo đạo Công giáo. Là người theo Tây học, có kiến thức về kinh doanh, ông khai khẩn nhiều đồn điền cao su ở Biên Hòa, Bà Rịa, Ông Nguyễn Hữu Hào còn rủ các anh em bên vợ lên Đà Lạt khai khẩn đồn điền trồng trà và cà phê, có nhiều đồn điền ở vùng Cầu Đất (gần TP.Đà Lạt). Năm 1914, vợ chồng Nguyễn Hữu Hào đã sinh được một người con gái, đặt tên là Nguyễn Hữu Thị Lan. Nguyễn Hữu Thị Lan sang Pháp học, bảy năm sau trở về Việt Nam được Hoàng đế Bảo Đại cưới làm vợ và tấn phong làm Nam Phương Hoàng hậu. Bà Nam Phương đưa cha lên sinh sống ở Đà Lạt. Mùa thu năm Kỷ Mão (13 tháng 9 năm 1937), Nguyễn Hữu Hào mất tại đây, bà Nam Phương Hoàng Hậu cho xây dựng lăng mộ cho ông vào cuối năm 1939, được an táng theo nghi thức tước Quận công trong một ngôi nhà mồ tráng lệ, trên một ngọn đồi gần thác Cam Ly, Đà Lạt. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng diễn ra ngày 10.9.1941. Lăng nằm trên một ngọn đồi ở phía tây nam TP.Đà Lạt. Trong lăng có 2 ngôi mộ lớn bằng đá xanh, cao khoảng 30 cm, hình chữ nhật mặt phẳng. Mặc dầu trong lăng có hai ngôi mộ nhưng không có tài liệu nào ghi rỏ bà Lê thị Bính mất và chôn năm nào, trong mộ có hài cốt hay không?. ??.

Theo những người từng sống ở Đà Lạt thì trước đây ( trước năm 1955) “Đồi thông hai mộ” được cho là nơi hai ngôi mộ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê thị Bính nằm trên đồi thông bên cạnh thác Cam Ly. Mãi đến khi nhạc sĩ Hồng Vân sáng tác bản nhạc “đồi thông hai mộ” (in ngày 29/11/1964 tại nhà in Tuyết Vân-Sài Gòn) dựa vào chuyện tình của Vủ minh Tâm và Lê thi Thảo ở hồ Than Thở thì người Đà Lạt sau này cho đây là nơi “đồi thông hai mô”.
Canada, 08 April 2016
Lệnh hồ Công Tử Nguyễn Thúc Soạn

Sưu tầm và viết lại,

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.