Một phiên bản nhân tạo của viên kim cương Koh-i-noor tại Ấn Độ
Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này vẫn tìm cách lấy lại viên kim cương Koh-i-noor vô giá từ Anh Quốc, mặc dù Tòa Tối cao không chấp nhận.
Viên kim cương rơi vào tay người Anh từ thế kỷ 19 và được đính trên chiếc vương Miện được trưng bày tại Tháp London.
Người Ấn Độ rất quan tâm đến quyền sở hữu viên kim cương nổi tiếng này. Rất nhiều người nghĩ người Anh đã ăn trộm viên kim cương từ Ấn Độ.
Vào hôm thứ Hai, Hội đồng cố vấn pháp luật của Ấn Độ nói với tòa án, viên kim cương này "không bị trộm và cũng không bị lấy đi một cách cưỡng bức"
Ranjit Kunmar, người đại diện cho chính phủ Ấn Độ trong phiên điều trần, cho biết viên kim cương 105 carat đã được "tặng" cho công ty Đông Ấn bởi nhà cầm quyền Punjab thời đó vào năm 1849.
Nhưng Bộ Văn hóa Ấn Độ đưa ra một thông cáo hôm Thứ Ba cho biết chính phủ "nỗ lực hơn nữa với tất cả khả năng để đưa viên kim cương Koh-i-noor về trong tâm thế hòa giải".
Thông cáo này cũng nói bình luận của ông Kumar, khiến người Ấn Độ ngạc nhiên, và không phản ánh quan điểm của chính phủ. Đơn kiện chính thức lên tòa án vẫn chưa được gửi, thông cáo này cho biết.
Vụ án đã có phiên điều trần trước Tòa án Tối cao sau khi một tổ chức phi chính phủ Ấn Độ gửi thỉnh nguyện yêu cầu tòa án cho phép chính quyền Ấn Độ đưa viên kim cương về.
Tòa án vẫn đang xem xét vụ việc, và nói họ không muốn bác bỏ lời thỉnh nguyện về nó có thể "cản trở" các nỗ lực đưa các vật phẩm từng thuộc về Ấn Độ quay về trong tương lai.
Năm 2009, Tushar Gandhi, cháu cố của nhà lãnh đạo độc lập Mahatma Gandhi nói viên kim cương phải được trả về như "một cách chuộc tội với thời quá khứ đế quốc".
Tuy nhiên, thử tướng Anh kế nhiệm từ chối trao trả. Gần đây nhất, ông David Cameron nói việc trả lại viên kim cương có thể tạo ra "một tiền lệ không khả thi".
"Nếu bạn đồng ý một lần thì đột nhiên bạn nhận ra cả Bảo tàng Anh sẽ không còn gì." - Ông nói với truyền thông Ấn Độ trong một chuyến đi thăm nước này năm 2010.
Viên kim cương từng được đặt trên vương miện của mẹ Nữ hoàng Anh Elizabeth II và trưng bày trên vương miện của bà trước quan tài khi bà qua đời năm 2002.
Tranh giành
Viên kim cương Koh-i-Noor, tên tiếng Ba Tư nghĩa là "Ngọn núi của ánh sáng" là viên kim cương trên vương miện nữ hoàng nổi tiếng nhất.
Nó đã là mục tiêu của những cuộc tranh giành và âm mưu trong hàng thế kỷ, qua tay các hoàng tử Mughal, các chiến binh Iran, những nhà cầm quyền Afghan và hoàng tộc Punjab.
Viên kim cương được tìm thấy trong một khu mỏ ở Ấn Độ, được đo khoảng 186carat, và sau đó rơi vào tay người Anh vào năm 1849, theo thỏa thuận trừng phạt sau cuộc chiến Anglo-Sikh.
Thỏa thuận này được ký bởi nhà cầm quyền Sikh mới chỉ 10 tuổi, sau khi mẹ của ông bị bỏ tù.
Theo BBC