logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 24/04/2016 lúc 09:00:25(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Đã khổ lại bị nhà giàu lừa đảo
Đứng trước tòa, khi được quyền phát biểu, bà Nguyễn Thị Tuyết nhìn thẳng vào mặt ông Ngô Xương Phúc và nói: “Anh Phúc à, tui là dân nghèo, nhưng vì tờ vé số thiệt sự là vé số trúng của tui nên tui phải đeo đuổi vụ kiện nầy gần 5 năm nay để đòi lại tiền của mình. Chỉ có tui với anh mới biết rõ tờ vé số có bị đánh tráo hay không và tui hay anh ai là người đánh tráo. Anh nói thiệt với tòa đi, đừng tham lam nữa”.
Bà Tuyết là người đàn bà nghèo khó ở nhà quê, một chữ cắn làm đôi không biết nhưng sự đau đớn, uất ức suốt 5 năm nay vì bị lừa đảo mất tờ vé số trúng độc đắc 1,5 tỷ đồng (tức khoảng 75,000 đô la) nên bà nói với ông Phúc rất thẳng thắn, mạch lạc không kém gì người có chữ nghĩa. Còn ông Ngô Xương Phúc, vị đại gia giàu có, chủ đại lý vé số Triều Phát tại Rạch Giá, người đã lừa đảo để chiếm đoạt tấm vé số của bà thì chỉ im lặng cúi mặt không nói được gì.
Thời đại lang sói nó vô lương tâm như thế, “đại gia” tiền bạc như nước, cướp miếng ăn trước miệng người nghèo!…
Phiên tòa ngày 4/4/2016 của TAND TP Rạch Giá
Ngày 4/4/2016, HĐXX của TAND TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang xét xử suốt 5 ngày liền, đã tuyên án buộc ông Ngô Xương Phúc, 45 tuổi, chủ đại lý vé số Triều Phát, số 2-4-6 đường Hoàng Hoa Thám, TP. Rạch Giá, phải bồi thường 1,5 tỷ đồng cho bà Nguyễn Thị Tuyết, 54 tuổi, ngụ tại huyện An Biên, Rạch Giá, nguyên đơn của vụ án. Quý bạn có nhớ huyện An Biên ở đâu không? Đó là một huyện nghèo nàn có cháu Huỳnh Thị Cẩm Loan con gái của anh chị Huỳnh Khiêm – nữ sinh lớp 11, tan học vừa ra khỏi cổng trưởng thì bị thằng xe ôm tranh khách từ bến đò lên, phóng xe đụng phải, té ngửa vỡ hộp sọ, quý vị và tòa báo đã giúp đỡ nhưng sau 5 năm nằm liệt giường không biết gì, cháu đã qua đời.
Nghe tòa tuyên án, bà Tuyết mừng rỡ bật khóc. Bà cám ơn tòa đã xét xử công minh và cám ơn báo chí đã có nhiều bài báo bênh vực bà trong thời gian qua.
Nhiều người đến theo dõi phiên tòa cũng tới chỗ bà Tuyết để chúc mừng. Bà lau nước mắt, nói: ”Từ hôm ra tòa cho đến khi tòa tuyên án, đêm nào tui cũng không ngủ được vì không hiểu tòa sẽ xét xử ra sao, có thấy rõ sự lừa đảo của hai chú cháu ông Phúc hay không”. Bà nói tiêp: “Cũng nhờ bà con lối xóm khuyến khích, cho vay cho mươn, hỗ trợ chi phí đi lại tui mới yên tâm theo đuổi vụ kiện suốt 5 năm nay, đòi chú cháu ông Phúc phải trả lại tiền cho tui. Ổng là chủ đại lý, tiền bạc như nước, xe hơi xe đồ nọ kia hà rầm, vậy mà còn lừa đảo, chiếm đoạt tấm vé số của tui, làm hai má con tui với cô em ruột bị tù, tuy tù treo nhưng cũng là tù. Bà con lối xóm can ngăn chớ không thôi tui liệng trái nổ vô nhà ổng cho chết cả nhà rồi tui tự tử. Đối với dân nghèo tụi tui, cả đời dễ gì đã có lấy vài triệu đồng, đàng nầy tới một ngàn ba trăm năm mươi triệu chớ bộ…”.
Về phía chú cháu ông Phúc, khi tòa tuyên án xong, ông lầm lũi ra về và cho biết sẽ cùng luật sư của mình xem xét có nên kháng cáo hay không. Nói gượng cho đỡ bẽ mặt vậy thôi chứ kháng cáo cái gì. Mọi người đều biết ông ta lừa đảo. Viện Khoa học Hình sự bộ Công an đã giám định và xác nhận tờ vé số “giả” ông Phúc đưa ra không phải là tờ vé số “thật” của bà Tuyết thì còn kháng cáo gì được nữa!
Người con tàn tật mua tấm vé số lấy hên
Anh Nguyễn Thành Được, 26 tuổi, là con trai của bà Tuyết, quê quán tại huyện An Biên, Kiên Giang. Bị tật, chân đi cà nhắc cộng thêm nơi bán hơi xa nên anh Được thuê nhà trọ tại Hà Tiên để ở lại, bán vé số dạo tại thị xã Hà Tiên cũng thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 21-7-2011, anh Được mua của một nam ”đồng nghiệp” một tờ vé số An Giang có các số 938368 để… lấy hên. Chiều hôm đó, anh ra đại lý nhận 50 tờ vé số hôm sau để bán, kèm theo vài tờ giấy dò của An Giang mở ngày 21/7/2011. Về đến phòng trọ để dò, anh Được mừng rỡ khi thấy tờ vé số mình “mua lấy hên” trúng giải đặc biệt. Anh lập tức gọi điện thoại về nhà báo tin cho mẹ biết. Bà Tuyết mừng quá bèn nhờ ông xe quen trong xóm là ông Đặng Thành Tâm chở qua Hà Tiên gấp, gặp con để đem tờ vé số về, ngày mai sẽ đi lãnh. Ở phòng trọ của con trai, bà cùng anh Được và ông Tâm đã dò kỹ lại tờ vé sô nhiều lần, thấy đúng là trúng độc đắc 1,5 tỷ đồng.
Gần 8 giờ sáng hôm sau, tức 22-7-2011, bà Tuyết lại thuê ông Tâm chở xe ôm từ nhà ở An Biên lên TP Rạch Giá tìm đại lý để đổi thưởng (tức là không trực tiếp đi lãnh tại Công ty Xổ số Kiến thiết tỉnh mà đem đến đổi cho đại lý để lấy tiền liền dù phải chịu tiền hoa hồng 3%, tức vào khoảng hơn 40 triệu đồng.- ĐD). Lần đầu tiên trong đời, số tiền 1,35 tỷ (đã trừ 10% thuế) quá lớn nên bà Tuyết nhờ người cậu ruột của mình là ông Trần Thanh Phương (83 tuổi) và mấy người khác nữa cùng đi cho yên tâm. Họ chở nhau đến đại lý Triều Phát ở số 2-4-6 đường Hoàng Hoa Thám TP Rạch Giá. Đó là một đại lý rất lớn, có tới 3 căn nhà liền nhau, chuyên thầu phân phối vé số cho người bán lẻ, do ông Ngô Xương Phúc làm chủ. Tại đây, âm mưu lừa đảo rất tinh vi của chú cháu ông Phúc diễn ra, gây nên vụ án “tờ vé số trúng độc đắc” kéo dài suốt 5 năm nay. Nhưng dù tinh vi đến đâu ông Phúc cũng “quên” không tắt cái camera trong đại lý đang “vô tư” ghi hình. Chính chiếc camera này đã giúp Ban Giám định Bộ Công an xác định được sự thật.
Đánh tráo tờ vé số trúng độc đắc
Sau khi nhận tấm vé số của bà Tuyết, ông Phúc coi kỹ bằng mắt thường rôi đem vào máy soi Hồng ngoại tuyến để kiểm tra. Dưới sự chứng kiến của bà Tuyết và những người đi chung với bà, ông Phúc khẳng định tờ vé số trên đã trúng giải đặc biệt nên đồng ý đổi thưởng. Trước tòa, bà Tuyết khai rằng, sau khi bà đề nghị nhận tiền trúng bằng 20 lượng vàng cùng với tiền mặt thì ông Phúc đồng ý. Ông nhờ chị ruột của mình là bà Ngô Minh Thu, 58 tuổi, gọi điện thoại tới một tiệm vàng quen, hỏi giá vàng hôm đó để tính số tiền còn lại.
Hỏi xong, bà Thu thông báo giá vàng cho bà Tuyết biết và hai bên đã đồng thuận. Bà Thu còn đưa một cây vàng SJC bốn số 9 cho bà Tuyết coi, sau đó cất lại vào trong tủ. Lúc này, ông Phúc hói bà Tuyết có mang theo giấy CMND không thì bà Tuyết liền trở ra cửa để lấy giấy CMND bỏ trong giỏ xách của mình đang treo trên xe gắn máy. Quay trở lại, bà Tuyết thấy ông Phúc đã lật mặt sau tờ vé số và kêu bà Tuyết đưa CMND để ông ghi họ tên cùng số CMND của bà vào. Sau đó, ông Phúc bảo ông Phương ký tên giùm bà Tuyết vì bà không biết chữ.
Ông Phương vừa ký xong, ông Phúc cầm tờ vé số bỏ vào bịch ni-lông và đưa cho bà Thu cất vào tủ. Thay vì trả vàng và tiền ngay sau khi đã nhận tờ vé số, ông Phúc lại gọi người cháu của mình là Ngô Xuân Bình (38 tuổi, đang ở ngoài cửa) vào với lý do mà ông khai trước tòa là: ”Mày vô xem kỹ lại tờ vé số để trả tiền cho người ta”. Bình mở tủ lấy tờ vé số, coi qua bằng mắt thường rồi nói: ”Tấm vé số bị cắt dán thế này mà trả tiền cái gì? Kêu công an đến bắt hết bọn họ cho rồi!…”. Mọi người kinh ngạc xúm lại coi thì thấy tờ vé số đúng là bị cắt dán rất rõ, ai cũng có thể thấy được ở con số 9 đầu tiên và con số 8 cuối cùng trong dãy 6 con số: 938368. Như vậy đây là sự gian lận, người cắt dán có thể bị tù do tội cạo sửa, giả mạo số trúng độc đắc.
UserPostedImage
Suốt 5 năm trời khốn khổ theo đuổi vụ kiện
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Công an Điều tra TP Rạch Giá đi đến kết luận: Tờ vé số mà anh Được và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Tuyết đem đến đại lý Triều Phát để đổi lấy tiền thưởng là tơ vé số đã bị cắt dán từ trước ở con số đầu và con số cuối.
Uất ức, bà Tuyết làm đơn khiếu kiện khắp nơi suốt 5 năm nay vì cho rằng ông Phúc đã đánh tráo tờ vé số trúng độc đắc của bà, sau đó ”lo lót” với công an để được bênh vực, khiến bà từ người trúng thưởng trở thành kẻ có tội.
Vụ án càng ly kỳ hơn khi các nơi nhận đơn đều từ chối không chịu giải quyết. Bà Tuyết phẫn uất quá, bèn mua can xăng 10 lít, cùng con gái (tên Nguyễn Lệ Hằng) và em gái (tên Nguyễn Thị Hận) đem đến định đốt đại lý Triều Phát rồi sẽ nhảy vào lửa tự sát (năm 2012). May mắn là công an và gia đình ông Phúc đã đề phòng từ trước nên ngăn chặn kịp.
Do bà Tuyêt và các thân nhân nhiều lần đến đại lý Triều Phát kể cả TAND TP. Rạch Giá gây rối nên ngày 25/12/2013, họ bị cơ quan cảnh sát TP Rạch Giá bắt giam và truy tố ra tòa. Bà Tuyết bị 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Nguyễn Lệ Hằng con gái bà Tuyết 1 năm tù cũng hưởng án treo. Nguyễn Thị Hận em gái bà Tuyết 7 tháng 6 ngày tù vừa bằng với thời gian ba người đã bị giam giữ trước khi ra tòa.
Cuối cùng, lẽ phải đã thắng
Mọi việc đáng lẽ “chìm xuồng” nhưng do bà Tuyết làm dữ quá, kiện lên tới Bộ Công an, đồng thời báo chí trong nước cũng đăng tải, bênh vực, nên Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã giám định và có kết luận quan trọng: tờ vé số cắt dán mà ông Phúc đưa ra không phải là tờ vé số bà Tuyết đã đem đến để đổi lấy tiền. Hai tờ vé số khác nhau. Điều đó có nghĩa, tờ “giả” là của ông Phúc, do ông Phúc đã cắt dán từ trước, còn tờ “thật” của bà Tuyết do bà đem đến thì ông đã đánh tráo và giấu đi mất.
Tại sao chỉ có một tờ vé số cắt dán của ông Phúc, còn tờ của bà Tuyết thì đã bị ông Phúc giấu đi mà Viện Khoa học Hình sự lại biết rõ là hai tờ đó khác nhau? Tại cái camera trong đại lý nhà ông Phúc tố cáo. Nó “vô tư” ghi lại trung thực mà ông Phúc tuy khôn ngoan nhưng cũng quên không tắt máy. Khi việc tranh cãi xảy ra, công an tới can thiệp bèn tháo lấy cuộn băng của chiếc máy, đem về cơ quan. Đến khi Viện Khoa học Hình sự hỏi tới, họ cứ nguyên như thế nộp lên nên Viện mới xác định được sự thật một cách dễ dàng. Tại tòa án, khi tòa xét xử, cuộn băng của camera này cũng được chiếu lên và mọi người đều thấy rất rõ việc ông Ngô Xương Phúc đánh tráo.
Tại sao trước mắt mọi người trong gia đình bà Tuyết mà ông Phúc lại cắt dán tờ vé số nhanh như vậy? Không, ông ta cắt dán từ trước và đã sắp đặt mưu kế từ trước để lừa gạt bất cứ ai đem tờ vé số trúng đến đổi chứ không phải nhắm riêng bà Tuyết. Không may cho ông ta là bà Tuyết quá nghèo, coi số tiền trúng số còn lớn hơn chính sinh mạng của mình nên quyết “ăn thua đủ”, kiện cáo đến cùng dù bị bắt giam hơn 7 tháng cùng với em gái, con gái, và bà đã thắng.
Theo công an cho biết, sau khi sự việc xảy ra, họ đã liên lạc với sở Xổ số Kiến thiết An Giang thì không có ai đến lãnh tờ vé số trúng của bà Tuyết. Ở VN, những số trúng sau 30 ngày không có người lãnh sẽ bị sung vào công quỹ của tỉnh. Như vậy, ông Phúc đã không dám lãnh vì nếu lãnh thì cái tội lừa gạt sẽ lòi ra. Số tiền 1,5 tỷ đồng ông phải bồi thường cho bà Tuyết là tiền túi của ông. Thật đúng tham thì thâm, vừa mang tiếng mang tăm, mất uy tín trong công việc làm ăn lại vừa phải bồi thường khá bộn.
UserPostedImage
Được hỏi tại sao ông Phúc không bị tòa án truy tố về tội lừa đảo? Luật sư Nguyễn Ánh Dương (người bênh vực cho bà Tuyết) giải thích rằng đây là tòa sơ thẩm, chỉ có quyền xét xử về việc tấm vé số có bị gian lận hay không mà thôi và giữa ông Phúc với bà Tuyết, ai là người gian lận, sẽ phải bồi thường ra sao. Như vậy tòa sơ thẩm đã xử xong rồi, nếu ông Phúc không đồng ý, kháng cáo lên tòa trên tức tòa phúc thẩm, bấy giờ tòa phúc thẩm mới có quyền tách rời thành hai vụ án, một vụ (án dân sự) về chuyện phải bồi thường cho bà Tuyết mà ông kháng cáo, một vụ (án hình sự) về tội lừa đảo. Án dân sự thì chỉ bị phạt tiền, án hình sự thì sẽ bị tù, điều này rất nguy hiểm cho ông Phúc, có lẽ ông ta không dại gì kháng cáo.
Cười khi… bị kết án tù và phải bồi thường 23 triệu đồng!
Ngày 27/9/2015, TAND TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đã xét xử bà Lê Thị Tuyết, 43 tuổi, ngụ tại phường Phú Hòa TP Thủ Dầu Một, về tội làm nhục người khác ở nơi công cộng. Riêng người con trai bà Tuyết, người đã cùng mẹ đánh ghen, do còn vị thành niên nên không bị truy tố hình sự mà chỉ bị giáo dục tại địa phương.
Theo cáo trạng, bà Tuyết thường xảy ra mâu thuẫn với bà Huỳnh (41 tuổi, ngụ cùng khu phố) do chồng có quan hệ tình cảm với bà này. Cơ quan chức năng địa phương đã hòa giải nhiều lần nhưng bất thành do đôi tình nhân không đồng ý cắt đứt quan hệ.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 16/4/2015, bà Huỳnh chạy xe đi làm thì bị con trai của bà Tuyết chặn lại, xô ngã. Bà Huỳnh tức giận cắn vào tay cậu thiếu niên nhưng bị cậu túm tóc, đánh vào mặt, xé rách áo sơ mi và cả áo lót bên trong.
Bà Lê Thị Tuyết ở trong nhà chạy ra, bảo con trai đừng thèm đánh tình địch mà chỉ “lột hết quần áo để nó mang nhục, khỏi dám lấy chồng người khác”. Sau đó hai mẹ con bà Tuyết dằn bà Huỳnh xuống đường, lột hết quần áo của nạn nhân rồi dùng điện thoại di động chụp cảnh bà Huỳnh không một mảnh vải che thân kể cả chỗ kín.
Toàn bộ chuyện “đánh ghen, lột đồ” đó lại được một bà hàng xóm làm cùng chỗ với bà Tuyết quay bằng smartphone nên rất rõ. Sau đó bà này đem vào công ty khoe với các bạn và được nhiều bà khác sao chép. Đoạn clip sau đó không hiểu được đưa lên trên mạng gây xôn xao dư luận. Nhất là giới trẻ của tỉnh Bình Dương, họ lấy làm khoái lắm vì được coi đã đời “thứ thiệt”, không phải thứ dỏm. Ngay lập tức công an TP Thủ Dầu Một vào cuộc, bắt khẩn cấp bà Lê Thị Tuyết. Nhưng khi CA điều tra cũng không biết ai đã phát tán đoạn clip. Do không có bằng chứng nên không xử lý kẻ đã phát tán clip đó được.
Trong phiên toà ngày 27/9/2015, bà Huỳnh đòi kẻ đánh ghen phải bồi thường cho bà 85 triệu đồng, trong đó 45 triệu đồng về tổn thất tinh thần, còn 40 triệu về những ngày công lao động, bởi vì: “Từ ngày xảy ra vụ việc tôi không dám đi làm, đồng thời phải chờ xét xử, tổng cộng hết khoảng 5 tháng. Vậy yêu cầu tòa bắt Lê Thị Tuyết phải bồi thương cho tôi 5 tháng lương, tương đương với mỗi tháng 8 triệu đồng cộng với 45 triệu đồng về tổn thất tinh thần”. Tuy nhiên yêu cầu của bà Huỳnh đã bị tòa bác bỏ vì không có căn cứ và tòa tuyên phạt bà Lê Thị Tuyết mức án 6 tháng tù về tội “làm nhục người khác”, buộc bà phải bồi thường cho bà Huỳnh 23 triệu đồng, trong có 11,5 triệu đồng bù đắp về tổn thất tinh thần và 11,5 triệu về công lao động, do những ngày bà Huỳnh xấu hổ không dám đi làm.
UserPostedImage
Sau khi nghe tòa tuyên án, bà Tuyết cười toe có vẻ hài lòng với phán quyết của tòa. Bà tuyên bố sẵn sàng nộp tiền bồi thường không thiếu một đồng, còn 6 tháng tù là… chuyện nhỏ, chẳng nhằm nhò gì. Thì ra, đối với phụ nữ ở cái xứ sở thiếu văn minh trong thời đại chết tiệt này, “chơi” được tình địch là chính, tù cũng chẳng sợ. Ở các nước khác chắc người ta không làm như vậy.


Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.164 giây.