Xu hướng 'Công dân toàn cầu' đặc biệt thể hiện trong các nền kinh tế mới nổi
Người ta đang có xu hướng tự xem mình là công dân toàn cầu hơn là công dân của một quốc gia, theo một cuộc thăm dò của BBC World Service.
Xu hướng này đặc biệt thể hiện trong các nền kinh tế mới nổi, nơi mà mọi người thấy mình có tư duy hướng ngoại và quốc tế.
Tuy nhiên, ở Đức hiện ít người nói rằng họ cảm thấy mình là công dân toàn cầu hơn so với năm 2001.
Tổ chức GlobeScan tiến hành thăm dò hơn 20.000 người ở 18 quốc gia.
Hơn một nửa số người được hỏi (56%) trong các nền kinh tế mới nổi tự xem mình là những công dân toàn cầu chứ hơn là công dân của một quốc gia.
Tại Nigeria (73%), Trung Quốc (71%), Peru (70%) và Ấn Độ (67%), dữ liệu cho hay.
‘Công dân toàn cầu’ là gì?Đây là một khái niệm khó định nghĩa và các cuộc thăm dò để mở khái niệm cho những người tham gia diễn giải.
Với một số người, đó có thể là sự kỳ vọng về sức mạnh kinh tế trên toàn thế giới. Với những người khác, đó có thể là sự thúc đẩy tính vị tha để giải quyết các vấn đề của thế giới trong tinh thần liên kết với nhau - dù đó là tình trạng biến đổi khí hậu hay bất bình đẳng tại các nước đang phát triển.
Công dân toàn cầu cũng có thể là nỗ lực giao tiếp trong thời đại kết nối toàn cầu và mọi người đều có thể có tiếng nói trên mạng xã hội.
Và với nhiều người, đó là vấn đề di cư và chuyển dịch. Chúng ta đang chứng kiến biến chuyển lớn nhất của loài người kể từ Thế chiến II.
Điều này không chỉ do chiến tranh và xung đột. Thế giới đang trở nên thịnh vượng hơn và du lịch hàng không có chi phí hợp lý hơn với tầng lớp trung lưu.
Tại những quốc gia phát triển, khái niệm công dân toàn cầu dường như đã bị ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ví dụ, tại Đức, chỉ 30% số người được hỏi xem mình là công dân toàn cầu.
Theo Lionel Bellier từ GlobeScan, đây là tỷ lệ thấp nhất thấy ở Đức từ khi cuộc thăm dò tiến hành cách đây 15 năm.
Trước câu hỏi về vấn đề hôn nhân giữa những người thuộc chủng tộc, sắc dân, hoặc nhóm tôn giáo khác nhau, 46% số dân Đức phân vân, hoặc tìm cách né tránh bằng cách trả lời còn tùy từng trường hợp cụ thể.
Tỷ lệ này tương phản mạnh so với tâm lý của người dân ở một số nước Âu châu khác. Chẳng hạn như ở Pháp, người ta ủng hộ mạnh mẽ những mối quan hệ hôn nhân đan xem giữa các nhóm sắc dân, tôn giáo khác nhau.
Nga là nước phản đối mạnh mẽ nhất vấn đề này, với 43% dân Nga thẳng thừng nói KHÔNG. Tỷ lệ này ở Tây Ban Nha chỉ là 5%.
Theo BBC